Tiếng Còi Xe: Có Thể Bớt ồn ào Không?
Có thể bạn quan tâm
Sáng mồng 7 tết, do có việc nên tôi chạy xe máy khỏi nhà, hòa vào dòng người tất bật trong giờ cao điểm. Trên con đường quen thuộc, người ngược lên khu công nghiệp, kẻ xuôi về trung tâm vào các trường học, ngân hàng, trụ sở...
Không khí mát mẻ, dòng xe chạy vội vã nhưng trật tự, trong lòng cảm thấy bình yên… Thình lình tiếng còi xe rít lên, tôi giật tay lái vào trong, liếc nhìn kính chiếu hậu. Một chiếc xe 7 chỗ phía sau cách tôi gần 50m. Đường đông, nhiều xe xuôi và ngược chiều, xe 7 chỗ không vượt nhanh lên được, tài xế cứ bóp còi liên tục. Nhiều lần giảm ga tấp vào trong mà chẳng thấy xe vượt qua, tôi mặc kệ, cứ thẳng tay lái mà đi. Tình trạng đó kéo dài hơn 10 phút. Đến ngã tư, tôi không chịu nỗi tiếng còi nên quẹo, chọn hướng đi khác.
Tôi nhớ cách đây hơn 20 năm, trên đường từ Sài Gòn về Mỹ Tho đến đoạn gần Long An. Tài xế xe tôi ngồi, bóp kèn để chiếc xe Honda đang chạy trên làn đường của mình nép vào lề, nhưng do xe sau xin vượt nên tài xế giảm ga không vượt nữa, nhường cho xe sau. Anh lái xe bóp còi hai ba lần như vậy và cũng không qua được chiếc xe Honda phía trước. Đến lần tiếp theo anh bóp còi, người lái xe Honda lại lấy tay lái ra làm anh tài xế phải giảm ga. Cứ như vậy mỗi lần xe muốn vượt qua, người chạy Honda phía trước cứ bướng bỉnh che trước xe. Tôi hình dung tiếng còi xe làm anh bực mình, thậm chí gây sốc nên anh bày tỏ thái độ chống đối như vậy. Anh tài xế cuối cùng phải chờ vắng xe đi sát dãy phân cách mới có thể qua mặt chiếc xe Honda liều lĩnh đó.
Tôi không muốn đổ dầu vào lửa nên làm thinh khi nghe anh tài xế càu nhàu, chửi bới. Rõ ràng ngay đầu tiên anh muốn giành phần hơn khi bấm còi buộc chiếc Honda đang đi trên phần đường của mình phải nép vào lề.
Có dịp ra nước ngoài tôi nhận thấy trên đường phố xe chạy như mắc cửi, nhưng chẳng hề có tiếng còi. Mấy người bạn sống ở nước ngoài cũng hay nói khi bấm còi có nghĩa là có tình trạng khẩn cấp khi ai đó suýt gây ra tai nạn. Nếu nhìn kỹ tai nạn không xảy ra thì cũng có người ra dấu xin lỗi.
Ở Việt Nam, thường các loại xe chạy chung trên đường nên người lái xe rất hay nhấn còi để buộc xe phía trước chú ý nhường đường cho an toàn. Nhấn còi như vậy gây ồn ào, làm người đi đường stress, có khi giật mình gây tai nạn. Chưa nói đến tiếng còi phải ngày càng lớn mới gây được sự chú ý. Đó là văn hóa giao thông bất cập của chúng ta.
Viết đến đây tôi lại nhớ lúc học lái xe khi tập lái trên đường, ông thầy ngồi bên cứ thường xuyên nhắc nhở “tuýt còi, tuýt còi”. Tôi không muốn bấm còi thường xuyên, ông lại bực bội lớn tiếng: “Biểu tuýt còi cho nó chú ý nhường đường. Nó thình lình bẻ lái ra, làm sao tránh kịp”. Vậy đó, khi dạy lái xe người ta chỉ dạy kỹ năng, kỹ xảo thậm chí là tiểu xảo để vượt qua kỳ thi, chứ chẳng hề quan tâm đến văn hóa giao thông nên đường sá vang tiếng còi xe là phải.
Nếu được góp ý, tôi chỉ xin góp ý các thầy dạy lái xe nên dạy (và làm gương) dùng tín hiệu đèn thay cho kèn. Và chương trình lái xe nên bổ sung các hành vi tài xế nên tránh khi lái xe trên đường, trong đó nên hạn chế dùng còi. Được vậy khi ra đường chúng ta sẽ thấy bớt ồn ào và yên bình hơn.
Nguyễn Huỳnh Đạt
Từ khóa » Tiếng Tuýt Còi
-
Tiếng Thổi Còi
-
Tiếng Thổi Còi Nhắc Nhở
-
Tiếng Còi Báo Động - Đang Cập Nhật | Cuongdola_tieutiennhudaigia
-
Tiếng Thổi Còi | Hiệu ứng Âm Thanh MP3 Tải Xuống Miễn Phí - Pikbest
-
Cảnh Sát âm Thanh Tiếng Còi Báo động - YouTube
-
Nghĩa Của Từ Tuýt - Từ điển Việt
-
Còi Báo Thức Trong Quân đội - Kèn - Zing MP3
-
Tuýt - TỪ ĐIỂN HÀN VIỆT
-
Đặt Câu Với Từ "còi" - Dictionary ()
-
Thổi Còi«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
Nghĩa Của Từ Còi Bằng Tiếng Anh - Dictionary ()
-
Tin Tức Mới Nhất Về Còi
-
Còi Tiếng Anh Là Gì
-
Tuýt Còi - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại | Kết Quả Trang 1