Tiếng Đài Loan, Tiếng Trung Phổ Thông, Tiếng Quảng Đông Phân ...
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lãnh thổ rộng nhất Châu Á và đứng thứ 4 thế giới. Nên không có gì lại khi một đất nước rộng lớn như vậy có đa ngôn ngữ. Trung quốc có đến 5 phương ngôn đó là: Tiếng Đài Loan tiếng Trung phổ thông, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phúc Kiến, tiếng Hẹ. Chắc hẳn khi học tiếng Trung, có rất nhiều bạn thắc mắc tại sao lại có nhiều loại ngôn ngữ như vậy,sự khác biệt của những thứ tiếng ấy là gì, nên học loại phương ngữ nào đúng không nào? Đặc biệt giữa 3 ngôn ngữ lớn (có thể coi là chủ đạo tạo nên nền văn hóa ngôn ngữ độc đáo dân tộc Trung Hoa) là: tiếng Trung Quốc đại lục (Madarin), tiếng Đài Loan và tiếng Hồng Kông (Cantonese)
Cùng tiengtrung.com giải đáp một số câu hỏi nhé!
1. Tiếng Trung Quốc đại lục là gì? Tiếng Đài Loan là gì? Tiếng Hồng Kông là gì?
– Tiếng Trung Quốc đại lục (Mandarin): còn được gọi là tiếng Trung phổ thông hay tiếng Quan thoại là một dạng tiếng Trung được chuẩn hóa và được chấp nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan ( cũng giống như Việt Nam có nhiều dân tộc, nhưng tiếng phổ thông là tiếng của người Kinh vậy). Đây cũng là một trong bốn ngôn ngữ chính thức tại Singapore và là một trong các ngôn ngữ chính thức tại Malaysia. Học tiếng Trung Quốc chuẩn và dùng được ở nhiều nơi thì phải học tiếng phổ thông (quan thoại).
– Tiếng Đài Loan (tiếng Phúc Kiến hay Tiếng Mân Nam) là phương ngữ được 70% dân cư Đài Loan sử dụng.
– Tiếng Hồng Kông (Cantonese): chủ yếu sử dụng tiếng Quảng Đông có khoảng 88% người dân sử dụng phương ngữ này .
2. Sự khác nhau giữa 3 ngôn ngữ này là gì?
Cách phát âm của 3 ngôn ngữ kia rất khác nhau nhưng lại sử dụng cùng một hệ chữ viết đó là chữ Hán. Nhưng sau Cách mạng văn hóa, Đài Loan và Hồng Kông vẫn còn dùng chữ phồn thể còn Trung Quốc ngày nay dùng chữ giản thể. Chữ giản thể thì dễ viết và dễ nhớ hơn nhiều so với chữ phồn thể vì đã được tỉnh lược nhiều nét. Tuy nhiên đa phần mọi người vẫn thích chữ phồn thể hơn chữ giản thể. Vì từng chữ, từng nét trong chữ phổn thể đều mang một ý nghĩa nhất định. Do tính chất địa lý nên ở Trung Quốc nhiều khi cùng một chữ, cùng một cách viết nhưng lại có cách phát âm hoàn toàn khác nhau. Vì sự khác biệt vùng miền nên trong quá trình giao tiếp, thậm chí chính giữa những người Trung Quốc với nhau họ còn gặp nhiều khó khăn . Vì vậy họ thường chọn cách viết chữ ra nếu gặp phải bất đồng ngôn ngữ.
3. Đi du học Trung Quốc thì nên học thứ tiếng nào?
Tiengtrung.com nhận được rất nhiều câu hỏi như: Em muốn sang Trung Quốc du học thì nên học tiếng nào ? Em sang Đài Loan thì giữa tiếng Đài Loan và Tiếng Trung phổ thông? Em muốn học tiếng Quảng Đông thì học như thế nào? Nên học chữ giản thể hay phồn thể ? …. rất rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng phân tích để lựa chọn thứ tiếng phù hợp nhất và có lợi nhất cho người học.
Về căn bản, phát âm của tiếng Đài giống với tiếng phổ thông ( người Đài có xu hướng phát âm nhẹ hơn với những thanh 4 và âm uốn lưỡi ). Vì vậy, nếu bạn học tiếng Phổ thông hoàn toàn có thể giao tiếp với người Đài mà không cần lo lắng.
Về mặt chữ viết, người Đài Loan sử dụng chữ phồn thế, phức tạp hơn chữ giản thế. Vì vậy, nếu ngay từ đầu bạn đã học chữ phồn thể thì sẽ rất khó nhớ. Thâm chí là mệt mỏi và bỏ cuộc. Cách khắc phục chính là làm quen với chữ giản thể trước, khi đã có kiến thức cơ bản, sau đó bạn có thể bổ sung thêm chữ phồn thể thường sử dụng sau.
Vậy còn tiếng Quảng Châu thì sao ? Về mặt phát âm, tiếng quảng Châu có xu hướng khác biệt lớn nhất. Tuy nhiên, hiện nay, với chính sách xóa bỏ khoảng cách dân tộc, Chinh phủ đã và đang khuyến khích mọi người dân sử dụng tiếng Phổ thông. Vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể tự tin dùng tiếng phổ thông để giao tiếp với người Quảng Châu và dĩ nhiên họ cũng sẽ sử dụng tiếng phổ thông để giao tiếp với bạn.
Có thể nói tính địa phương và tính dân tộc ở mỗi quốc gia đều có, cũng giống như ở Việt Nam có đến 3 phương ngữ của 3 vùng miền: Bắc – Trung – Nam. . Đến mỗi vùng, mỗi miền của mảnh đất rộng lớn này sẽ nhận thấy những điểm khác biệt trong cách sống, sinh hoạt và giọng nói. Với tư cách là người nước ngoài học tiếng Trung là ngôn ngữ thứ hai bạn nên học tiếng Phổ thông để có thể giao tiếp với bất kì ai, bất kì nơi nào .
Khi đã thành thạo tiếng phổ thông, bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu thêm tiếng các vùng miền, ghi chép lại những điểm khác nhau và từ đó linh hoạt khi giao tiếp với người địa phương. Chắc chắn, sẽ không ai trách cứ bạn nếu bạn phát âm tiếng địa phương chưa chuẩn.
Đối với những bạn yêu thích tiếng Trung, việc tìm hiểu về ngôn ngữ địa phương cũng chính là tìm hiểu về văn hóa của quốc gia đó. Chính vì vậy, tiengtrung.com mong muốn những chia sẻ ngày hôm nay sẽ giúp các bạn bổ sung những kiến thức căn bản về hệ thống ngôn ngữ đã được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc hiện nay.
tiengtrung.com chúc các bạn học tiếng Trung thành công.
Từ khóa » Tiếng Trung Phổ Thông Là Gì
-
Tiếng Trung Với Tiếng Phổ Thông ? Sự Thật Là Gì?
-
Tiếng Phổ Thông, Tiếng Quảng Đông Và Tiếng Đài Loan Khác Nhau ...
-
Phổ Thông Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Tiếng Quảng Đông Vs Tiếng Trung Phổ Thông: Cách Phân Biệt
-
Tiếng Phổ Thông Trung Quốc Là Gì
-
Cách Nhận Biết Tiếng Quảng Đông Và Tiếng Trung Phổ Thông đơn Giản
-
Học Tiếng Hoa Phổ Thông Có đơn Giản Không
-
Tìm Hiểu Về Tiếng Quan Thoại Và Tiếng Phổ Thông Trung Quốc
-
Tiếng Trung Phồn Thể Và Giản Thể Là Gì? | Sự Khác Nhau Ra Sao?
-
Tiếng Phổ Thông Là Gì
-
Tiếng Phổ Thông Là Gì - Issf
-
Cách Phân Biệt Tiếng Tiếng Trung Phổ Thông Với Tiếng Quảng Đông
-
Học Tiếng Trung Mỗi Ngày - MANDARIN VS ... - Facebook