Tiếng đàn Ta Lư Là Sáng Tác Của Nhạc Sĩ Nào - Hàng Hiệu

Tiếng đàn Ta Lư là bài hát đầu tiên nhạc sĩ Huy Thục chính thức dùng tên thật của mình sau hàng loạt những sáng tác ký tên Lê Anh Chiến: Cô gái Pa Kô, Chào đường 9 anh hùng, Tiếng hát trên đường quê hương.

Hồi đó, sau những chiến công lừng lẫy của quân dân Quảng Trị, nhân dân khắp hai miền Nam - Bắc được nghe những ca khúc vừa trữ tình vừa hùng tráng, mang đậm dấu ấn miền Trung, người ta nghĩ Lê Anh Chiến là một thanh niên Quảng Trị sáng tác ca ngợi quê hương mình.

Nhiều người đặt câu hỏi: “Lê Anh Chiến là ai? Có phải một tài năng mới xuất hiện”? Nhưng rồi họ được biết Lê Anh Chiến là tên một cháu bé mới mấy tháng tuổi đang sống với mẹ là chị Nguyễn Thúy Nga ở Trường Nghệ thuật quân đội. Bố Lê Anh Chiến là nhạc sĩ Huy Thục lúc bấy giờ là một chiến sĩ quân giải phóng Quảng Trị. Huy Thục lấy bút danh tên con trong những ca khúc mới sáng tác của mình cũng như nhạc sĩ Hoàng Vân đổi tên là Y Na, nhạc sĩ Trọng Loan mang tên Hương Lan.

Đội xung kích Đoàn ca múa Tổng Cục chính trị, trong đó có Huy Thục, Minh Tiến, Loan Trinh, Bích Nguyệt, Vân Anh, đang biểu diễn phục vụ quân dân miền Tây Hướng Hóa thì một tin chiến thắng vang tới: Mười pháo thủ do Bùi Ngọc Đủ chỉ huy đã mưu trí đánh bại một cuộc tập kích của 200 lính thủy đánh bộ Mỹ vào khu vực trận địa và kho đạn của một trung đoàn pháo mặt trận Quảng Trị.

Sau 15 đợt xung kích thất bại, đơn vị lính Mỹ đã phải đưa hàng chục thương binh rút lui về căn cứ ở cao điểm 241 phía tây Cam Lộ. Bùi Ngọc Đủ cùng cả tập thể 10 pháo thủ của đơn vị đều được thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, được khắp hai miền Nam - Bắc nhắc đến với cái tên “1 thắng 20”.

Huy Thục cùng một số anh em văn công và một đoàn nhà báo lên tận “cao điểm không tên” nơi đơn vị Bùi Ngọc Đủ vừa chiến đấu. Huy Thục hỏi Bùi Ngọc Đủ: “Trên mảnh đất khô cằn xa hậu cứ này các anh sống ra sao?”. Bùi Ngọc Đủ trả lời: “Ăn thì rau lá trên rừng, uống thì xuống suối La La chân đồi”.

Trong khi các sĩ quan, phóng viên phỏng vấn các dũng sĩ “1 thắng 20” về diễn biến trận đánh thì Huy Thục xuống bên con suối La La sáng tác bài hát: Ơi dòng suối La La với những lời ca bay bổng: “Ai qua suối La La, nghe dòng suối reo ca: chiến công 10 dũng sĩ, xông lên như thác đổ...". Sau đó ít lâu đội văn công nhận lệnh ra Bắc.

Cuối tháng 9/1969, sau ngày Bác Hồ mất, Huy Thục xin trở lại Bắc Quảng Trị. Những đêm ra mặt trận trên con đường mang tên Bác, anh gặp từng đoàn, từng đoàn thanh niên Nam tiến. Họ là những công nhân Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, Duyên Hải; là những nông dân trên cánh đồng quê hương “5 tấn”; là những thanh niên mới tốt nghiệp đại học và cả một số giáo viên các Trường đại học Tổng hợp, Sư phạm, Bách khoa… ở nhiều địa phương, địa bàn hoạt động khác nhau nhưng ai nấy đều chung một khí thế hào hùng “Nhớ Bác Hồ, biến đau thương thành sức mạnh”. Thế là bài Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục hình thành với những câu đầu tiên:

Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trậnTrùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổĐiện Biên năm nào vọng lời Bác giữa chiến hào.

Tiếp đến mùa xuân đại thắng năm 1975, các bạn văn công của Huy Thục lại có mặt trong giải phóng Huế (25/3/1975), giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975) và rồi đến 30/4/1975, các anh chị đã có mặt ở Sài Gòn vừa giải phóng. Ở đâu Huy Thục cũng có những sáng tác đầy ấn tượng.

Mấy chục năm sau trên Tây Nguyên, Huy Thục gặp lại Bùi Ngọc Đủ. Tại Kon Tầng, Măng Giang (Gia Lai), cháu Hải con anh Đủ chuyện trò với chúng tôi: “Bố cháu vừa đi sản xuất trên nương cà phê, hồ tiêu về gặp bác Huy Thục. Thế là hai người ôm lấy nhau. Bố cháu khóc, bác Huy Thục cũng khóc khi cảm động nhớ đến các bạn, kể chuyện lần bác gặp bố cháu trên ngọn đồi “Không tên”, bên dòng suối La La nơi bác sáng tác bài Ơi dòng suối La La…”

Sau khi gặp Bùi Ngọc Đủ ở Tây Nguyên ít lâu, Huy Thục có dịp trở lại Hướng Hóa, Đắk Krông với những người bạn Pa Kô, Vân Kiều năm xưa, vẫn những người bạn cũ đã để lại ở Huy Thục bao ấn tượng sâu đậm.

Một đồng chí bí thư chi bộ mời Huy Thục uống rượu. Vì dạ dày bị đau nặng, Huy Thục khéo léo khước từ. Anh bạn Vân Kiều nói: “Huy Thục ngày nay khác xưa rồi. Trước đây trong bom đạn Trường Sơn, Huy Thục vẫn uống rượu, ăn thịt rừng với người Vân Kiều. Nay về Thủ đô sung sướng Huy Thục không uống với mình nữa. Thế là không tốt đâu”.

“Huy Thục ngày nay vẫn như trước đây thôi, vẫn yêu quý người Vân Kiều, yêu quý quê hương Đắk Krông, không bao giờ quên những ngày tháng gian khổ ác liệt trong kháng chiến đâu. Huy Thục không uống được rượu vì cái dạ dày bị đau vừa phải cắt hơn một nửa rồi. Bác sĩ không cho được uống rượu đâu”. Huy Thục nói xong, liền vén cao áo để lộ một vết sẹo dài trên ổ bụng.

Anh bạn vừa trách Thục tiến lên phía trước gục đầu vào vai Thục khóc nói: “Mình xin lỗi Thục. Mình đã hiểu Thục rồi”.

Sự cảm động thể hiện trên ánh mắt mọi người. Tất cả cùng reo vang. Mấy cô gái Vân Kiều rực rỡ trong chiếc váy dân tộc nhiều màu sắc, với chiếc đàn Ta Lư nhỏ xinh hát vang bài Cô gái Pa Kô với lời hát đã được dịch sang tiếng Pa Kô.

Những tiếng hát Tiếng đàn Ta Lư, Bác đang cùng chúng cháu hành quân vang khắp khu rừng Đắk Krông .

Tháng 9/2001, nhạc sĩ Huy Thục được Chủ tịch nước tặng giải thưởng cấp Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật với những bài hát Tiếng đàn Ta Lư, Ơi dòng suối La La, Bác đang cùng chúng cháu hành quân và một số sáng tác khác của anh.

Năm 2004, nhiều sáng tác kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 50 năm Giải phóng Thủ đô, 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam của Huy Thục đã được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và nhiều ca khúc của nhạc sĩ đã trở thành “Những bài ca không thể nào quên”, “Những bài ca đi cùng năm tháng"

Đỗ Sâm

Đồng bào Bru Vân Kiều hiện còn lưu giữ nhiều lễ hội độc đáo

Đi Sim - tục cũ, ý nghĩa mới

Chị Hồ Thị Sáu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Đakrông (Quảng Trị) đón chúng tôi bằng nụ cười hồn hậu: Bây giờ đường sá đi lại thuận tiện, chỉ vài tiếng đồng hồ là có thể từ thị xã Đông Hà lên đến Đakrông. Còn ngày xưa “của chị” thì phải mất cả ngày đường. “Ngày xưa” của chị Sáu đã là quá khứ, từ thuở đồng bào Pa Cô (nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi),Bru Vân Kiềucòn sinh sống tách biệt trong rừng sâu, còn tính tuổi theo mùa rẫy, lấy lá rừng làm khố, làm chăn…

Đakrông nay đã đổi thay, huyện có 13 xã, thị trấn với hơn 34.000 dân, trong đó người Pa Kô và Bru Vân Kiều chiếm phần lớn, sinh sống trên diện tích hơn 1.233km2, gần như bao bọc cả một dải Tây Nam của tỉnh Quảng Trị. Chị Sáu giới thiệu, người Pa Kô và Bru Vân Kiều theo tô tem giáo - một thứ tôn giáo còn nguyên thủy với niềm tin rằng mỗi con người hay mỗi dòng họ có một mối liên kết tâm linh chặt chẽ với các vật thể khác như cây cối, động vật. Chính vì thế trong cách đặt họ của người Pa Kô và Bru Vân Kiều hay gắn với những cái tên như: Arâl, Târnau, Kê, Pata, Plo, Prung… theo hệ ngôn ngữ Môn - Khmer.

Giữa đại ngàn Trường Sơn, đời sống vật chất của người Pa Kô, Bru Vân Kiều đã được nâng lên rõ rệt, giao lưu với bên ngoài cởi mở, nhưng bà con vẫn gìn giữ được những giá trị văn hóa đặc trưng. Người Pa Kô, Bru Vân Kiều vốn có nền văn hóa, văn nghệ dân gian rất phong phú với nhiều làn điệu dân ca mang bản sắc riêng và nhiều lễ hội độc đáo. Một năm, người Pa Kô, Bru Vân Kiều ở Đakrông có đến 7 lễ hội chính: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội A riêu Ping (lễ cải táng cho người chết), lễ hội AdaPựt (tết cổ truyền của người Pa Kô), lễ hội uống rượu thề…

Người Bru Vân Kiều ở Đakrông vẫn lưu truyền một phong tục cũ, gọi là đi Sim. Tục rằng, thanh niên nam nữ khi đến tuổi cập kê thường chọn mùa trăng để hẹn hò bên những bờ sông, con suối, trao cho nhau những điệu Xà Nớt ngọt ngào. Khi đã phải lòng thì cất lên tiếng hát Tà Oải đầy tình tứ. Gia vị tình yêu trong những lần hò hẹn ấy chính là những khúc hát giao duyên. Những đêm Sim lãng mạn, trữ tình, giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Bru Vân Kiều.

Ngày nay đi Sim không còn giới hạn trong đời sống hôn nhân, hò hẹn của riêng từng đôi trai gái, mà đi Sim còn để giao lưu, hát múa, gặp gỡ bạn bè, để cùng xích lại gần nhau, xây dựng cộng đồng bền chặt, xây dựng quê hương đẹp giàu…

Anh Hồ Văn Việt đệm đàn Ta lư cho bài “Tiếng đàn Ta lư”

Rừng xanh vang tiếng Ta lư

Chúng tôi về xã Tà Rụt, một xã nằm phía Nam của huyện Đakrông, cách trung tâm huyện hơn 40 cây số. Ông Kray Sức, Nghệ nhân Ưu tú, kiêm cán bộ văn hóa của xã Tà Rụt, đúng là một pho sách sống về đặc trưng văn hóa của người Pa Kô, Bru Vân Kiều. Ông Sức là người Pa Kô, nhưng rất hiểu và phân biệt rạch ròi giọng nói, những nét văn hóa của người Pa Cô so với Bru Vân Kiều. 15 năm nay, Nghệ nhân Ưu tú Kray Sức đã sưu tầm, ghi chép, biên soạn được 25 kịch bản múa cồng chiêng, nghi thức lễ hội, phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca của người Pa Kô. Ông còn cải biên, viết lời mới cho các làn điệu dân ca, phản ánh những đổi thay trong cuộc sống của người Pa Kô. Cùng với các nghệ nhân khác ở địa phương, ông còn truyền dạy cho hơn 40 người, chủ yếu là thanh niên, học sinh trong xã và các xã lân cận đánh cồng chiêng, đánh đàn, thổi kèn và tập các làn điệu dân ca… Ông nói: Chỉ mong truyền thống của ông cha không bị mai một.

Ở Đakrông, thông thường mỗi khi có dịp lễ hội, tất cả mọi người từ già, trẻ, gái, trai đều cùng tham gia múa hát trên nền nhạc của tất cả các loại nhạc cụ như trống, chiêng, sáo và đặc biệt không thể thiếu đàn Ta lư - loại nhạc cụ riêng có của người Pa Kô, Bru Vân Kiều. Đàn Ta lư có 2 dây, dành riêng cho nam giới, có tiết âm thanh vừa da diết vừa sôi nổi, có thể kết hợp hài hòa với các loại nhạc cụ khác.

Anh Hồ Văn Việt, một tay chơi Ta lư có tiếng, cho biết: Đàn Ta lư có từ hàng trăm năm trước, gắn bó với cuộc sống tinh thần của người Pa Kô và Bru Vân Kiều. Đàn nhỏ gọn nên mỗi khi lên rẫy bà con thường bỏ gùi mang đi. Hai nhạc sĩ Huy Thục và Phương Nam đã không cầm lòng được trước tiếng Ta lư mà viết nên “Tiếng đàn Ta lư” và “Rừng xanh vang tiếng Ta lư”, những ca khúc vượt thời gian.

Ta lư bây giờ được cải tiến to hơn, đẹp hơn, làm bằng gỗ thay thế cho tre, nứa, nhưng âm thanh của nó thì vẫn cứ mê ly. “Làm ra một cây đàn Ta lư mất khá nhiều thời gian, phải tỷ mẩn từng đường nét, đặc biệt là tiếng đàn, phải là tiếng “của ngày xưa”. Mỗi tháng chăm lắm cũng chỉ làm được khoảng 3 - 4 cây. Tôi làm đàn không phải để bán, mà làm vì sự lo lắng, sợ lớp trẻ nhạt phai mất tiếng của ông cha. Tiếng đàn Ta lư là hồn thiêng của người xưa vọng lại, tiếng của người Pa Kô, Bru Vân Kiều, nó phải mãi vọng vang”, anh Việt tâm sự.

Chúng tôi rời Đakrông trong lòng cứ mãi điệp khúc: “Đàn em reo ca ơi đàn Ta lư. Rừng núi quê ta tưng bừng reo ca…”.

Tiếng đàn đá bên suối Đăk Kar

Từ khóa » Dạy Nhảy 9 Bước Tiếng đàn Ta Lư