Tiếng Hát Ánh Tuyết - Kỳ 1: "Bé Mèo" Hát Văn Cao - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Ca sĩ Ánh Tuyết - Ảnh: NVCC |
Những năm gần đây, Ánh Tuyết ít xuất hiện trước công chúng trong những phần trình diễn trên sân khấu lẫn những sản phẩm âm nhạc như ca khúc mới hay album.
Chị cho biết mình “thấy chán nản và mệt mỏi”, vì thế hầu như không tiếp xúc với ai, chỉ tịnh tâm nhìn ngắm cuộc sống và suy ngẫm về cuộc đời trong góc nhỏ của riêng mình.
Nhưng Ánh Tuyết nhận lời hẹn gặp chúng tôi vào một ngày giữa tháng 7. Chị mở đầu câu chuyện bằng câu nói đùa: "Kéo được tôi ra khỏi nhà không phải dễ đâu".
Từ “bé Mèo” đến “người tri âm” của nhiều nhạc sĩ
Sinh ra và lớn lên trong một không gian tràn ngập âm nhạc với bố là thầy dạy nhạc, các anh em trai là nhạc công, “bé Mèo” (tên thân mật thuở bé của Ánh Tuyết) đến với lời ca, tiếng hát từ những ngày còn rất bé.
Năm 1978, Ánh Tuyết hoạt động tại Đoàn ca múa nhạc Quảng Nam - Đà Nẵng và sau đó một năm bắt đầu theo học tại trường Âm nhạc Huế, nay là Học viện Huế.
Tốt nghiệp năm 1984, bắt đầu từ đó Ánh Tuyết có thời gian dài khoảng 6 năm làm việc tại đoàn Hải Đăng của tỉnh Khánh Hòa.
Chuyển vào Sài Gòn sinh sống từ năm 1990 và làm việc tại Đoàn ca nhạc nhẹ tháng Tám nhưng cuối năm thì Ánh Tuyết tách ra riêng.
Ca sĩ Ánh Tuyết năm 25 tuổi |
Đến cuối tháng 7-1993, tên tuổi Ánh Tuyết được chú ý hơn khi chị tham gia trình diễn hai bài Buồn tàn thu và Thiên thai trong chương trình của cố nhạc sĩ Văn Cao.
Cố nhạc sĩ Văn Cao dành rất nhiều nhận xét trìu mến, cảm phục dành cho Ánh Tuyết và ví cô như người thấu hiểu những tác phẩm của ông và trình diễn nó theo cách mà ông hài lòng nhất.
Ánh Tuyết thành danh khi bước sang tuổi 32.
Những năm sau này, không chỉ có nhạc sĩ Văn Cao, nhiều nhạc sĩ gạo cội khác như Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Dương Thiệu Tước, Hoàng Giác, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn… cũng dành những lời ưu ái dành cho giọng ca Ánh Tuyết.
Ánh Tuyết và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh tư liệu |
Ca sĩ Ánh Tuyết trải qua nhiều giai đoạn ghi âm, thu hình từ những năm 1970 đến nay. Những cuốn băng đầu tiên của chị được thu và phát hành băng cassette, quay băng video, sau đó mới dần đến kiểu ghi đĩa CD, DVD hiện đại như ngày nay.
Chị thực hiện khá nhiều băng đĩa trong sự nghiệp của mình, như Cung đàn xưa, Bến cũ, Ca khúc Văn Cao, Suối mơ đến Thiên thai, Thằng cuội, Hát cho yêu thương, Thu quyến rũ, Bông hồng cài áo, Còn gì cho em, hai album Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn… và gần đây nhất là Duyên kiếp - Ánh Tuyết hát Bolero với hai phiên bản là giọng Bắc và giọng Quảng Nam.
Năm 2001, Ánh Tuyết có một quyết định táo bạo khi mở phòng trà và thành lập ban nhạc ATB, chuyên hát nhạc tiền chiến - một thể loại vốn kén khán giả và số lượng bài hát cũng chưa thật sự dồi dào vào thời điểm đó.
Đi qua nhiều thăng trầm, va vấp với những thực tế có phần gồ ghề, bất nhẫn với một người tâm huyết, Ánh Tuyết tạm đóng cửa phòng trà và ban nhạc cũng từ đó không còn hoạt động hằng tuần như trước.
“Ngày xưa chúng tôi ít nghĩ đến quyền lợi bản thân”
Cuộc trò chuyện của chúng tôi ngược về những năm tháng cũ, khi Ánh Tuyết còn ngày đêm miệt mài trong phòng tập cùng ban nhạc để chuẩn bị trình diễn một ca khúc mới.
Chị kể ngày xưa thời gian tập một tiết mục phải tính bằng đơn vị tháng. Một ngày có khi tập từ sáng đến tối, khi nào từ ca sĩ, ban nhạc và vũ công nhuần nhuyễn mọi thứ thì mới dám mang ra trình diễn cho khán giả nghe và xem.
“Lúc đó, người nghệ sĩ làm việc rất cật lực, chỉ nghĩ đến công việc chứ chẳng nghĩ gì đến quyền lợi to lớn của bản thân. Tôi không chỉ tập hát mà còn thuộc luôn phần của những người khác để còn giúp đỡ họ khi cần”, chị nhớ lại.
Ánh Tuyết và cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - Ảnh tư liệu |
Với Ánh Tuyết, việc nhớ luôn phần người khác không phải là sự ôm đồm, chỉ là chuyện nên làm và phải làm để thể hiện sự tôn trọng công việc và những người xung quanh.
'Chúng ta chỉ có quyền đánh bóng, gọt giũa ca khúc như thế nào để tôn nó lên chứ chúng ta không được quyền làm sai lệch" - ÁNH TUYẾT |
Điều đó tạo nên nề nếp, thói quen cẩn thận, chăm chút trong công việc, không chỉ là biết quan tâm đến tiết mục của mình mà còn biết quan tâm đến những người quanh mình, cùng chung tay gửi ca khúc đến người nghe.
Việc tập luyện một ca khúc, với chị là một quá trình dài cần có.
Người nhạc sĩ rất trân quý những tác phẩm của mình. Đó là quá trình “rút ruột” từng ca từ, từng giai điệu, từng câu chuyện trong cuộc đời thật của họ.
Do đó, người nghệ sĩ khi nhận tâm huyết của người khác thì chỉ có thể tôn tạo, làm cho nó hay hơn chứ không có quyền làm sai lệch câu chuyện mà tác giả muốn tâm tình.
“Trước khi thu một bài hát, nếu có cơ hội, tôi đều trò chuyện với nhạc sĩ để hiểu nội dung bài hát một cách sâu sắc hơn. Khi cảm thụ lời bài hát, phải có sự mường tượng để hiểu được câu chuyện một cách thấu đáo, có gì không hiểu thì phải tìm người nhạc sĩ để hỏi.
Đó là cách để mình hiểu mình đang làm gì và nên làm như thế nào để hoàn thành tốt vai trò là cầu nối giữa nhạc sĩ và người nghe”, Ánh Tuyết đúc kết.
>> Hình ảnh Ánh Tuyết khi mới vào nghề:
Cs sĩ Ánh Tuyết năm 1985. Bộ trang phục do chị tự may cho mình. |
Ánh Tuyết cho biết bức ảnh này được chụp khi chị về Đoàn Hải Đăng (Nha Trang) được hơn một năm |
Ánh Tuyết hát Hãy đàn lên tại Nhà hát lớn TP.Huế vào tháng 8-1986 |
Ánh Tuyết nền nã trong tà áo dài. Ảnh chụp thời gian gần đây. |
>> Nghe Ánh Tuyết hát Buồn tàn thu
Nguồn: Youtube
>> Nghe Ánh Tuyết hát Giọt mưa thu
Nguồn: TH Đồng Tháp
Từ khóa » Ca Sĩ ánh Tuyết Hát Nhạc Văn Cao
-
Ca Khúc Văn Cao - Ánh Tuyết - Zing MP3
-
Ca Khúc Văn Cao - Ánh Tuyết
-
Dư Âm | Những Ca Khúc Trữ Tình Xưa Hay Nhất - YouTube
-
Những Tình Khúc Ngọt Ngào Của Ánh Tuyết - YouTube
-
Thiên Thai - Ánh Tuyết ( Văn Cao ) - YouTube
-
Những Tình Khúc Bất Hủ Của Nhạc Sĩ Văn Cao - YouTube
-
Ca Khúc Văn Cao - Ánh Tuyết - NhacCuaTui
-
Ánh Tuyết – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ánh Tuyết Nức Nở Kể Chuyện Nhạc Sĩ Văn Cao - Báo Thanh Niên
-
Ánh Tuyết “rụng Rời” Khi Nghe Một Câu Nói Của Nhạc Sĩ Văn Cao
-
Ca Sĩ ÁNH TUYẾT Hát Nhạc VĂN CAO - Saigon Ocean
-
THIÊN THAI - CA SỸ : ÁNH TUYẾT | By Nhạc Sĩ Văn Cao | Facebook
-
Danh Ca Ánh Tuyết Tuổi 61 Sống Giàu Có Và đau Bệnh - Tiền Phong
-
Ánh Tuyết: “Tôi Yêu Quý Và Trân Trọng Văn Cao Vô Cùng” - Công An