Tiếng Hebrew – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tiếng Hebrew | |
---|---|
עברית, Ivrit | |
Một phần của cuộn sách Temple, một trong những cuộn dài nhất của Biển Chết được phát hiện tại Qumran | |
Phát âm | [(ʔ)ivˈʁit] - [(ʔ)ivˈɾit][note 1] |
Sử dụng tại | Israel |
Khu vực | Vùng đất Israel |
Mất hết người bản ngữ vào | Tiếng Hebrew cổ đại tuyệt chủng khoảng năm 400 CN, tồn tại như một ngôn ngữ phụng vụ trong Do Thái giáo[1][2] |
Phục hồi | 9,0 triệu người nói tiếng Hebrew hiện đại trong đó 5 triệu ở Israel. (2016)[3] |
Dân tộc | Người Israel cổ đại; người Do Thái & người Samaria |
Phân loại | Phi-Á
|
Ngôn ngữ tiền thân | Tiếng Hebrew Kinh Thánh
|
Dạng chuẩn | Tiếng Hebrew hiện đại |
Hệ chữ viết | Chữ Hebrew |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Israel (dưới dạng tiếng Hebrew hiện đại) |
Quy định bởi | Viện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrewהאקדמיה ללשון העברית (HaAkademia LaLashon HaʿIvrit) |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | he |
ISO 639-2 | heb |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:heb – Tiếng Hebrew hiện đạihbo – Tiếng Hebrew cổ điển (phụng vụ)smp – Tiếng Hebrew Samaria (phụng vụ)none – Ammon (tuyệt chủng)obm – Moab (tuyệt chủng)xdm – Edom (tuyệt chủng) |
Glottolog | hebr1246[4] |
Linguasphere | 12-AAB-a |
Vùng nói tiếng Hebrew: vùng nơi tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính (Israel) vùng nơi tiếng Hebrew là ngôn ngữ thiểu số đáng kể (Bờ Tây và Cao nguyên Golan) | |
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA. |
Tiếng Hebrew (עִבְרִית) (Ivrit), phiên âm: Híp-ri,Hy-bá-lai, Hê-bơ-rơ, Hê-brơ, Hi-bru), cũng được gọi một cách đại khái là "tiếng Do Thái", là một ngôn ngữ bản địa tại Israel, được sử dụng bởi hơn 9 triệu người trên toàn cầu, trong đó 5 triệu ở Israel.[3][5] Về mặt lịch sử, đây là ngôn ngữ của người Israel cổ đại và tổ tiên họ, dù nó không được gọi là "Hebrew" trong Tanakh.[note 2] Những mẫu viết chữ Cổ Hebrew cổ nhất có niên đại từ thế kỷ 10 Trước Công Nguyên.[7] Tiếng Hebrew thuộc về nhánh Semit của ngữ hệ Phi-Á. Tiếng Hebrew được viết và đọc từ phải sang trái, giống tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư.
Tiếng Hebrew biến mất như một ngôn ngữ nói hàng ngày từ khoảng năm 200 đến 400, do hậu quả của khởi nghĩa Bar Kokhba.[1][2][note 3] Tiếng Aram và (ở mức độ thấp hơn) tiếng Hy Lạp lúc đó được sử dụng như lingua franca, đặc biệt trong giới thượng lưu và dân nhập cư.[9] Nó tồn tại qua thời kỳ trung cổ như ngôn ngữ dùng trong phụng vụ Do Thái giáo và văn học giáo đoàn. Sau đó, vào thế kỷ 19, nó được hồi sinh như một ngôn ngữ nói và viết, và, theo Ethnologue, trở thành ngôn ngữ của 5 triệu người toàn cầu vào năm 1998. Sau Israel, Hoa Kỳ có số người nói tiếng Hebrew đông thứ nhì, với 220.000 người nói thành thạo,[10] đa số đến từ Israel.
Tiếng Hebrew hiện đại là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Nhà nước Israel (ngôn ngữ còn lại là tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại), còn tiếng Hebrew tiền hiện đại được dùng khi cầu nguyện và nghiên cứu trong các cộng đồng người Do Thái hiện nay. Tiếng Hebrew cổ đại cũng là ngôn ngữ phụng vụ của người Samaria. Như một ngoại ngữ, nó được đa phần người Do Thái và các nghiên cứu sinh Do Thái giáo và Israel, các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học chuyên về Trung Đông và các nền văn minh của nó, học và nghiên cứu.
Ngũ Thư (Torah) và hầu hết phần còn lại của Kinh Thánh Hebrew (Tanakh) được viết bằng tiếng Hebrew Cổ điển (hay tiếng Hebrew Kinh Thánh). Vì lý do này, từ thời cổ đại tiếng Hebrew đã được người Do Thái gọi là Leshon HaKodesh, "Thánh ngữ".
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ hiện đại "Hebrew" bắt nguồn từ chữ "Ibri" (số nhiều "Ibrim"), một trong những tên gọi người Israel cổ đại. Nó thường được hiểu là một tính từ dựa vào tên của tổ tiên của Abraham, Eber ("Ebr" עבר trong tiếng Hebrew), được đề cập đến trong Sáng thế ký 10:21. Tên này có thể dựa trên gốc từ "ʕ-b-r" (עבר) có nghĩa là "vượt qua". Cách giải thích của thuật ngữ "ʕibrim" liên kết nó với động từ này; vượt qua và hoặc những người vượt qua sông Euphrates.[11]
Trong Kinh Thánh, tiếng Hebrew còn được gọi là Yәhudit (יהודית) vì Judah (Yәhuda) là vương quốc còn tồn tại tại thời điểm nhắc đến (cuối thế kỷ thứ 8 TCN (Is 36, 2 Kings 18)). Trong Ê-sai 19:18, nó còn được gọi là "Ngôn ngữ của Canaan" (שפת כנען).
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Sephard [ʕivˈɾit]; Iraq [ʕibˈriːθ]; Yemen [ʕivˈriːθ]; Ashkenaz [iv'ʀis] hoặc [iv'ris]
- ^ Trong Tanakh (Kinh Thánh Do Thái), tiếng Hebrew được gọi là Yehudit "ngôn ngữ của Judah" hay səpaṯ kəna'an "ngôn ngữ của Canaan".[1][6] Sau đó Josephus và Phúc Âm Gioan dùng thuật ngữ Hebraisti để chỉ cả tiếng Hebrew và tiếng Aram.[1]
- ^ Sáenz-Badillos, Ángel and John Elwolde: "There is general agreement that two main periods of RH (Rabbinical Hebrew) can be distinguished. The first, which lasted until the close of the Tannaitic era (around 200 CE), is characterized by RH as a spoken language gradually developing into a literary medium in which the Mishnah, Tosefta, baraitot and Tannaitic midrashim would be composed. The second stage begins with the Amoraim and sees RH being replaced by Aramaic as the spoken vernacular, surviving only as a literary language. Then it continued to be used in later rabbinic writings until the tenth century in, for example, the Hebrew portions of the two Talmuds and in midrashic and haggadic literature."[8]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d “A History of the Hebrew Language”. google.co.uk.
- ^ a b "Hebrew" in The Oxford Dictionary of the Christian Church, edit. F.L. Cross, first edition (Oxford, 1958), 3rd edition (Oxford 1997). The Oxford Dictionary of the Christian Church which once said, in 1958 in its first edition, that Hebrew "ceased to be a spoken language around the fourth century BCE", now says, in its 1997 (third) edition, that Hebrew "continued to be used as a spoken and written language in the New Testament period".
- ^ a b About World Languages - Hebrew
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Hebrewic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Nachman Gur, Behadrey Haredim. “Kometz Aleph – Au• How many Hebrew speakers are there in the world?”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Rick Aschmann, “Hebrew” in Genesis
- ^ “Most ancient Hebrew biblical inscription deciphered”. Physorg.com. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013.
- ^ Sáenz-Badillos, Ángel and John Elwolde. 1996. A history of the Hebrew language. P.170-171
- ^ "If you couldn't speak Greek by say the time of early Christianity you couldn't get a job. You wouldn't get a good job. a professional job. You had to know Greek in addition to your own language. And so you were getting to a point where Jews...the Jewish community in say Egypt and large cities like Alexandria didn't know Hebrew anymore they only knew Greek. And so you need a Greek version in the synagogue." -- Josheph Blankinsopp, Professor of Biblical Studies University of Notre Dame in A&E's Who Wrote the Bible
- ^ “Table 53. Languages Spoken At Home by Language: 2009”, The 2012 Statistical Abstract, U.S. Census Bureau, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011
- ^ “הספריה של מט"ח”. Lib.cet.ac.il. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013.
Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Hoffman, Joel M, 2006. In the Beginning: A Short History of the Hebrew Language. New York: NYU Press. ISBN 0-8147-3654-8.
- Izre'el, Shlomo, 2001. "The emergence of Spoken Israeli Hebrew", in: Benjamin Hary (ed.), The Corpus of Spoken Israeli Hebrew (CoSIH): Working Papers I.
- Kuzar, Ron, 2001. Hebrew and Zionism: A Discourse Analytic Cultural Study. Berlin & New York: Mouton de Gruyter. ISBN 3-11-016993-2 / ISBN 3-11-016992-4.
- Laufer, Asher, 1999. "Hebrew", in: Handbook of the International Phonetic Association. Cambridge University Press. ISBN 0-521-65236-7, ISBN 0-521-63751-1.
- Sáenz-Badillos, Angel, 1993. A History of the Hebrew Language (trans. John Elwolde). Cambridge, England: Cambridge University Press. ISBN 0-521-55634-1
- Zuckermann, Ghil'ad, 2003. Language Contact and Lexical Enrichment in Israeli Hebrew. Palgrave Macmillan. ISBN 9781403917232 / ISBN 9781403938695.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiếng Hebrew. General- History of the Ancient and Modern Hebrew Language by David Steinberg
- Short History of the Hebrew Language by Chaim Menachem Rabin
- Fully Transliterated Modern Hebrew Course Lưu trữ 2021-08-21 tại Wayback Machine (with listing of verb roots and derived verbs)
- Modern Hebrew for Beginners at the University of Texas at Austin College of Liberal Arts
- Morfix online dictionary
- USA Foreign Service Institute (FSI) Hebrew basic course
- Hebrew language, alphabet and pronunciation
- Early Hebrew Newspapers Lưu trữ 2011-05-18 tại Wayback Machine, thousands of pages of mid- to late-19th-century and early 20th-century Hebrew newspapers.
- Categorized Hebrew language study resources
- Biblical Hebrew Poetry and Word Play – Reconstructing the Original Oral, Aural and Visual Experience
- Hebrew Pronunciation, Rabbi Gil Student about how Hebrew should be pronounced in prayer, in accordance with Halakha và Poskim
- Hebrew fonts Lưu trữ 2015-09-06 tại Wayback Machine
- Jewish Story Writing Resource for Jewish writers.
- Tiếng Hebrew trên DMOZ
- Hebrew Phrases with Audio
- Viện hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew Lưu trữ 2010-07-19 tại Wayback Machine
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Từ khóa » Tự Học Tiếng Israel
-
Tự Học Tiếng Do Thái Hebrew - 1 Giới Thiệu Ngôn Ngữ Và Giáo Trình
-
Tự Học Tiếng Do Thái - Giới Thiệu Và Bảng Chữ Cái - O₂ Education
-
Học Tiếng Hebrew (tiếng Do Thái) - Đơn Giản, Thú Vị Và Dễ Dàng Sử ...
-
Phương Pháp Tự Học Tiếng Do Thái - Tinhte
-
Các Bài Học Tiếng Do Thái: Gặp Người Mới - LingoHut
-
Học Tiếng Do Thái – Bài 1 | Tôi Cô đơn Giữa Một Biển Người
-
Những Cách Tốt Nhất để Học Tiếng Do Thái Vào Năm 2021 - Kiiky
-
13 Bí Mật Học Ngoại Ngữ Của Người Do Thái - VietNamNet
-
Học Tiếng Do Thái Giao Tiếp Cơ Bản 4+ - App Store
-
Học Tiếng Israel | Tự Học Tiếng Hebrew (Do Thái) Bài 1 - Điểm Tốt
-
Khóa Học Tiếng Ba Tư (tiếng Farsi) Trung Cấp Tại Israel
-
Trường Học Tiếng Ba Tư (tiếng Farsi) Tại Israel | Language International
-
11 Điều Bạn Chưa Biết Về Ngôn Ngữ Hebrew