Tiếng Hét Câm Lặng Của Sóc - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Khoa học
  • Khoa học
Thứ năm, 29/7/2004, 09:04 (GMT+7) Tiếng hét câm lặng của sóc

Sóc đất có thể tạo ra những tiếng kêu báo động chói tai đến nỗi chúng ta không thể nghe thấy. Các nhà khoa học đã tìm thấy tiếng ré siêu âm đó là để cảnh báo đồng loại về sự xuất hiện của kẻ thù.

Sóc đất.

Dơi và cá voi đã được biết đến là sử dụng siêu âm để định vị, nhưng chưa ai biết nhiều đến sự giao tiếp bằng siêu âm ở những loài vật khác. Một số loài gặm nhấm như chuột đồng và chuột trũi cũng sử dụng tiếng kêu siêu thanh, nhưng người ta vẫn chưa rõ nó có ý nghĩa gì.

David Wilson và James Hare tại Đại học Manitoba ở Winnipeg, Canada, đã nghiên cứu những con sóc đất Richardson, một loài gặm nhấm thường bới chui xuống đất khi con người tiến tới.

Thông thường, loài vật này tạo ra những kêu báo động có thể nghe thấy được, bằng cách mở rộng miệng và vươn người về phía trước. Nhưng đôi khi, con sóc vẫn làm vậy mà không tạo ra tiếng kêu, miệng nó mở rộng chỉ để tạo ra những tiếng thì thầm câm lặng trong gió.

Khi Wilson và Hare thu lại tiếng thầm thì này bằng máy phát hiện dơi và phân tích tần số, họ nhận thấy tiếng kêu gồm toàn những nốt siêu âm với tần số là 48 kilohertz - quá cao để con người có thể nghe thấy. Và khi họ phát đi những âm thanh ở tần số đó cho sóc đất nghe, thì các con vật liền coi đó là dấu hiệu cảnh báo. Chúng trở nên cảnh giác hơn bình thường, nghiêng đầu để lắng nghe và ngó nghiêng xung quanh.

Tiếng báo động siêu âm này có lợi ở chỗ những con săn mồi ở xa sẽ không thể nghe thấy. "Nó có thể được sử dụng để bí mật báo cho đồng loại mà không đánh thức những tên săn mồi ở xa hơn", Wilson nhận định.

Minh Thi (theo Newscientist)

Trở lại Khoa họcTrở lại Khoa học Copy link thành công ×

Từ khóa » Tiếng Sóc Rừng Kêu