Tiếng Kêu Của động Vật Trong Tiếng Nhật Khác Việt Nam Như Thế Nào?

Tuỳ từng quốc gia mà cách biểu thị tiếng kêu của động vật có sự thay đổi. Đơn cử giữa Nhật Bản và Việt Nam cũng có cách khác nhau để biểu thị tiếng kêu của động vật.

Bạn biết không, thực chất tiếng kêu của động vật đều như nhau trên toàn thế giới nhưng trong từng ngôn ngữ người ta lại phiên âm theo cách riêng. Ngôn ngữ của mỗi quốc gia có đặc trưng về phát âm để tạo nên tiếng kêu cho trẻ em dễ nói theo bởi trẻ em thường nhận biết động vật qua tiếng kêu của chúng.

Chó = wanwan, kyankyan

Trong tiếng Việt là “gâu gâu” nè!

Bò = momo

Hình như là “ựm ò” thì phải?

Ngựa = hihin

Gần giống “hí hí” của Việt Nam nhỉ?

Sư tử =  gao

Giống với Việt Nam!

Voi = paon

Cái này thì giống nhau nè “pao pao”!

Cáo = konkon

Trong tiếng Việt mình là gì nhỉ? “kao kao”?

Mèo = nya nya

Luật Quản lí bảo vệ động vật sửa đổi: bắt buộc gắn chip cho chó mèo

“meo meo” giống hơn nhỉ, lại còn dễ nhớ :))

Chuột = chu chu

Ở Việt Nam sẽ là “chút chít”

Lợn = bu bu

Cái này thì khác quá trời, Việt Nam là “éc éc” đúng không ta?

Dê = me me

Gần giống với tiếng Việt mình là “be be” nhỉ?

Ếch = kero kero, gero gero

Thế giới động vật làm từ bong bóng dài

Trong tiếng Việt sẽ là “ếch ộp”

Bạn đã nhận ra sự khác nhau giữa tiếng động vật của Nhật Bản và Việt Nam chưa? Người Nhật thường sử dụng từ tượng thanh để thể hiện tiếng kêu của động vật, chim hay côn trùng cũng như âm thanh của dòng sông, cơn mưa… Mặc dù sẽ hơi nhiều và khó nhớ nhưng chúng rất thú vị nên nếu có thời gian hãy thử tìm hiểu nhé!

Đơn vị đếm của người Nhật – Chủ đề Động vật

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Từ khóa » Sư Tử Kêu Như Thế Nào