Tiếng Khóc Của Em Bé Báo Hiệu Cho Bố Mẹ điều Gì? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Phản xạ khóc ở trẻ khi mới sinh ra
- Thói quen khóc của trẻ trong những tháng năm đầu đời
- Những lí do thường gặp khi trẻ khóc
- Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
- Bạn cần làm gì khi bé quấy khóc?
Trong những năm tháng đầu đời, mọi đứa trẻ đều trải qua giai đoạn quấy khóc. Đây chính là một trong những hiện tượng làm đau đầu rất nhiều bậc phụ huynh. Ẩn sau tiếng khóc của em bé là gì? Cha mẹ và người chăm sóc có thể làm gì cho con? Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Phản xạ khóc ở trẻ khi mới sinh ra
Khóc là một trong những phản xạ đầu tiên của trẻ khi mới chào đời. Tiếng khóc của em bé khi vừa ra khỏi bụng mẹ giúp kích thích phổi bắt đầu làm việc. Điều này báo hiệu rằng trẻ có thể tự thở được. Ngoài ra nó còn giúp tống sạch nước ối còn sót lại trong đường hô hấp của trẻ.
Thói quen khóc của trẻ trong những tháng năm đầu đời
Tất cả các em bé đều có thói quen khóc. Thông thường, bé khóc từ lúc chúng được sinh ra và kéo dài một thời gian sau. Đó là một phần tất yếu trong quá trình phát triển bình thường của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng khóc nhiều hơn vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối. Các bé có xu hướng khóc nhiều nhất vào lúc 6 đến 8 tuần và giảm từ 3 đến 4 tháng tuổi. Đến 4 đến 5 tháng, hầu hết các bé trở nên ổn định hơn mặc dù một số có thể tiếp tục khóc lâu hơn.
Những lí do thường gặp khi trẻ khóc
Ngoài ý nghĩa báo hiệu sức khỏe khi vừa chào đời, tiếng khóc của em bé còn là phương tiện giao tiếp đầu tiên của trẻ. Giải mã được tiếng khóc của con sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Thông thường, trẻ khóc vì những lí do sau:
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Năm đầu đời, tải ngay ứng dụng YouMed.
1. Con đang đói bụng
Tiếng khóc của em bé có thể báo hiệu là trẻ đang đói hoặc khát. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tiếng khóc là dấu hiệu muộn, cho thấy trẻ đã đói hoặc khát khá lâu. Nếu bé thường xuyên khóc và nín sau khi được cho bú, cha mẹ nên xem xét lại các cữ bú cho bé đã hợp lí chưa. Một số dấu hiệu đi kèm gợi ý trẻ đang cần bạn cho bú thêm là các cử động miệng và bập môi vào nhau.
2. Con đang muốn mút cái gì đó
Đối với một số trẻ, mút là một phản xạ có tính an ủi, tạo cảm giác thoải mái. Đặc biệt nếu trẻ vừa khóc vừa mút ngón tay. Nếu trẻ không đói, bạn có thể cho trẻ mút chiếc núm vú giả đã được tiệt trùng.
3. Con đang cảm thấy cô đơn hoặc sợ hãi
Một số trẻ khóc khi chúng cảm thấy không có ai bên cạnh, thiếu an toàn. Những lúc này bạn hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng, áp má bé vào ngực để bé cảm nhận được hơi ấm. Động tác vỗ lưng nhẹ nhàng cũng có thể làm dịu cơn khóc của trẻ.
4. Con đang mệt và cần được nghỉ ngơi
Quấy khóc cũng có thể là một cách bé “phản kháng” rằng con đang rất mệt. Trẻ sơ sinh dành rất nhiều thời gian trong những tháng đầu đời để ngủ. Ngủ không đủ có thể là nguyên nhân của tình trạng này. Trẻ sơ sinh thường dành 16 tiếng trong ngày để ngủ hoặc nhiều hơn.
5. Con đang bị đau
Thường tiếng khóc khi trẻ đau có xu hướng dữ dội, khóc thét lên đột ngột. Phụ huynh cần kiểm tra xem có nguyên nhân nào đang làm đau trẻ (côn trùng cắn, chèn ép,..) hay không.
Một dạng đặc biệt của trường hợp này là cơn khóc co thắt ở trẻ.
6. Tã của con đã ướt rồi
Một chiếc tã ẩm ướt sẽ khiến bé thấy khó chịu và khóc lên. Hãy thường xuyên kiểm tra và giữ cho tã luôn khô ráo và sạch sẽ. Điều này còn giúp cho trẻ tránh bị rôm sẩy do hâm, ẩm ướt quá lâu.
Xem thêm: Chọn tã cho trẻ: Nên dùng tã giấy hay tã vải?
7. Con đang rất lạnh hoặc rất nóng
Cha mẹ nên chú ý thời tiết bên ngoài để giữ ấm hoặc giúp trẻ thoáng mát. Lưu ý, không nên cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, hoặc quấn cơ thể trẻ quá kín. Nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Thường xuyên mặc nhiều lớp áo khiến trẻ dễ bị rôm sảy. Người thân cũng sẽ khó phát hiện những tình trạng bệnh lí làm thay đổi màu sắc da của trẻ.
8. Con muốn được chuyển đến nơi khác
Một không gian nhiều tiếng ồn hoặc quá nhiều kích thích thị giác sẽ khiến một số trẻ cảm thấy khó chịu. Bạn có thể thử đưa bé đến một căn phòng yên tĩnh hơn, ánh sáng êm dịu.
Đôi khi cho trẻ đi dạo một vòng cũng sẽ làm dịu đi cơn khóc.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Có những lúc bé sẽ quấy khóc vì bị bệnh. Hãy liên hệ bác sĩ cho bé nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau đây:
- Bé lừ đừ, ít bú hoặc bỏ bú.
- Tiếng khóc của em bé thay đổi khác so với tiếng khóc hằng ngày khi đói, khi mệt.
- Có thêm các triệu chứng khác như phát ban, nôn ói, tiêu chảy, đặc biệt là sốt. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, cần đi khám ngay nếu trẻ sốt vì đây có thể là biểu hiện duy nhất của một tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.
Bạn cần làm gì khi bé quấy khóc?
Đôi khi bé quấy khóc rất nhiều và khó dỗ. Tình trạng này xảy ra nhiều lần có thể khiến cha mẹ và người chăm sóc trẻ cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên, hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Khi tâm trạng quá kích động, bạn có thể không kiềm chế được dẫn đến những hành động như ôm bé lên và lắc mạnh, đe dọa bé. Đây là một động tác rất nguy hiểm.
Hệ cơ xương và hộp sọ non nớt của bé có thể gặp tổn thương khi bạn lắc bé. Hậu quả có thể là xuất huyết não thậm chí tử vong. Khi cảm thấy bản thân khó giữ được bình tĩnh, hãy để bé khóc trong nôi và đi ra nơi yên tĩnh trong khoảng 5 phút, hít thở sâu cho đến khi bình tĩnh lại.
Tiếng khóc của em bé là phương tiện giao tiếp đầu đời của trẻ sơ sinh với cha mẹ và người thân. Giải mã tiếng khóc là điều mà cha mẹ hoàn toàn có thể làm được nếu theo dõi kỹ và kiên trì với trẻ. Hãy luôn giữ bình tĩnh để tìm cách làm dịu cơn khóc của con một cách an toàn nhé!
Từ khóa » Khóc To
-
Em Bé Khóc Thật đáng Yêu (Bị Ba Chọc) - YouTube
-
Đoán ý Trẻ Qua Tiếng Khóc Của Trẻ | Vinmec
-
12 Lý Do Tại Sao Khiến Bé Khóc Và Làm Thế Nào để Làm Dịu Chúng?
-
Cách Dỗ Trẻ Khóc đêm: 7 Tuyệt Chiêu Xoa Dịu Cơn Quấy Khóc Của Bé
-
Trẻ Quấy Khóc: Áp Dụng Ngay 16 Bí Kíp "xua Tan" Cơn Quấy Khóc Của Bé
-
Càng Dỗ, Càng Khóc To - Tuổi Trẻ Online
-
Tìm Hiểu Hội Chứng Quấy Khóc ở Trẻ Sơ Sinh
-
Em Bé Khóc To Khi Bác Sĩ Vuốt Má - VnExpress
-
Khóc To. - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Trẻ Khóc đêm: Nguyên Nhân, Cách Dỗ Và Dấu Hiệu Bất Thường
-
Music Tracks, Songs, Playlists Tagged Khóc On SoundCloud
-
Vì Sao Trẻ Mới Sinh Thường Hay Khóc? Nếu Trẻ Không Khóc Thì Sao?
-
Khóc – Wikipedia Tiếng Việt