Tiếng Lóng – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 7 năm 2024)

Tiếng lóng hay từ lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng phổ biến trong hội thoại bằng lời nói nhưng tránh dùng trong văn viết trang trọng.[1] Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, tiếng lóng mới cũng xuất hiện theo thời gian. Tuy nhiên, do tính chất chỉ sử dụng bởi một lượng cá nhân giới hạn nên khi một từ được phổ biến thì sẽ nhanh chóng bị loại bỏ hoặc thay thế bằng một từ lóng khác. Nó không giống như "Chí Phèo", "Thị Nở" (nhân vật của Nam Cao) hay "sư hổ mang" (chữ của Hồ Xuân Hương) là những từ do một cá nhân sáng tạo nhưng không bị đào thải theo thời gian. Nhiều từ có từ rất lâu đời. Một số từ mới bắt đầu xuất hiện trong vài chục năm trở lại, thậm chí chỉ vài năm. Những từ thay thế bộ phận trên cơ thể, biểu hiện hàng tháng trên cơ thể phụ nữ mang nghĩa tục tĩu được học sinh, sinh viên, dân chợ búa, nông thôn, xóm lao động nghèo dùng những từ lóng.

Một bộ phận không nhỏ tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông được xây dựng bởi phương thức vay mượn từ. Báo chí nói riêng, phương tiện truyền thông nói chung là phương tiện phản ánh thực tế, sinh động các bước chuyển mình trong ngôn ngữ sinh hoạt. Việc vay mượn từ vựng trên báo chí cũng là vấn đề vay mượn trong đời sống thực tại. Khác với việc vay mượn thông thường có tính chất khoa học là quá trình vay mượn có ý thức thì tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông ban đầu là hình thức khẩu ngữ, rồi đi vào báo chí hoặc các phương tiện khác. Một lý do khác khiến giới trẻ nói riêng và người Việt nói chung sử dụng từ lóng theo phương thức vay mượn là do tác động các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, tiếng lóng chỉ được sử dụng dưới dạng văn nói, chứ ít khi được sử dụng vào văn viết, đặc biệt là trong ngôn ngữ văn bản trang trọng thì thường người ta hạn chế dùng tiếng lóng. Trong văn học, tiếng lóng thường được dùng gián tiếp, để chỉ những câu dẫn của nhân vật, ví dụ trong tác phẩm Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. Tuy nhiên, tiếng lóng lại được dùng gián tiếp khá nhiều trong công tác tình báo, gián điệp và phản gián với đặc trưng che giấu ý nghĩa, chỉ cho những người đã biết quy định rồi mới đọc và hiểu được (xem thêm kỹ năng giải mật mã trong Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle).

Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng lóng thường đi liền với nhóm xã hội cụ thể. Nói cách khác, sự tồn tại và phát triển của tiếng lóng bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhóm xã hội đã sản sinh ra chúng, sử dụng chúng. Nói chung, mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin đã cố gắng tạo ra cho mình một thứ ngôn ngữ, đó là tiếng lóng. Nhờ đó, trong mỗi loại tiếng lóng đều chứa đựng đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của nhóm xã hội đó: Nhóm xã hội nào thì sử dụng thứ tiếng lóng đặc trưng văn hóa xã hội của nhóm xã hội đó. Cần chú ý rằng ngữ liệu khảo sát được là từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngôn ngữ khi xuất hiện ở kênh giao tiếp này tất thảy đều trải qua những quá trình biên tập, soạn thảo, câu văn có phần trau chuốt hơn, những từ ngữ quá thô tục cũng vì vậy mà được hạn chế.

Hơn nữa, đối tượng sử dụng và tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông chủ yếu là giới trẻ. Đó chính là lý do để từ lóng của giới học sinh – sinh viên phổ biến, chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trong kết quả khảo sát. Những từ lóng khảo sát được hầu như xoay quanh các chủ đề như: học hành, thi cử, kiểm tra; đánh giá về trí tuệ, tính tình; tình bạn, tình yêu lứa tuổi học trò…

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiếng lóng trong tiếng Việt
  • Ẩn dụ
  • Phương ngữ
  • Tiếng lóng Internet

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Slang definition. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Tra tiếng lóng hoặc từ lóng trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • Tư liệu liên quan tới Tiếng lóng tại Wikimedia Commons
  • Tiếng lóng tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Slang (linguistics) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4077490-9
  • LCCN: sh85123291
  • LNB: 000145600
  • NDL: 00574931
  • NKC: ph138993

Từ khóa » Cách Viết Tiếng Lóng