Tiếng Nói Giáo Viên ở đâu Trong Quy Trình Bổ Nhiệm Hiệu Trưởng, Hiệu ...

Giáo dục 24h Tiếng nói giáo viên ở đâu trong quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó? 04/09/2021 07:23 Đỗ Hùng 0:00 / 0:00 0:00 Nam miền Bắc
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
GDVN- Chúng tôi đề xuất các cấp quản lý giáo dục khi xây dựng quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nên lưu ý một số vấn đề sau đây.

Tin liên quan

  • Thi tuyển hiệu trưởng sẽ hết tư tưởng “ông trời con”
  • Thi tuyển hiệu trưởng minh bạch, sẽ tránh được tệ nạn “con cháu các cụ cả”
  • Tôi nghĩ nhà giáo nào cũng có chung mong muốn hiệu trưởng phải thi tuyển

Cán bộ quản lý trường học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Người lãnh đạo trường học, ngoài các năng lực, phẩm chất của một nhà giáo, còn cần phải có tố chất của nhà lãnh đạo và nhà quản lý.

Thực tế đã chứng minh rằng phần lớn những nhà giáo giỏi, tâm huyết với nghề, quyết đoán nếu được bổ nhiệm làm nhiệm vụ quản lý trường học sẽ thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường đi lên, xây dựng được mối quan hệ hài hòa trong đơn vị.

Ngược lại, những người được bổ nhiệm không dựa vào năng lực bản thân mà nhờ vào các mối quan hệ thì rất khó thực hiện tốt vai trò của mình.

Một số địa phương đã tổ chức thi tuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường học. (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ, nguồn: Quangninh.gov.vn)

Một số địa phương đã tổ chức thi tuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường học. (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ, nguồn: Quangninh.gov.vn)

Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học

Để được bổ nhiệm vào làm cán bộ quản lý trường học, ở mỗi cấp học có các tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên thường thì phải đạt các tiêu chuẩn như:

- Về trình độ đào tạo: Những người được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cần phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học để đảm bảo về vấn đề chuyên môn trong công tác lãnh đạo, quản lý.

- Về thời gian công tác: Để được bổ nhiệm vào vị trí hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều phải là người đã tham gia dạy học ít nhất 5 năm hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn ở cấp học đó.

- Đáp ứng các tiêu chuẩn về chuẩn nghề nghiệp ban hành theo thông tư của từng cấp bậc học: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (đối với trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trung học cơ sở & trung học phổ thông) bổ nhiệm hoặc công nhận.

Nhiều giáo viên giỏi, uy tín với đồng nghiệp không được quan tâm

Hiện nay việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc do các cấp có thẩm quyền đề xuất.

Việc tổ chức thi tuyển được tiến hành công khai, minh bạch sẽ góp phần hạn chế được nạn chạy chức, song cũng phụ thuộc không nhỏ vào ý kiến chủ quan của người chủ trì cuộc thi tuyển.

Hình thức bổ nhiệm do các cấp có thẩm quyền đề xuất với quy trình tưởng như rất chặt chẽ nhưng trong quá trình thực hiện do có nhiều tác động từ nhiều phía nên không ít trường hợp nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn, sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp đã không được ghi nhận.

Thi tuyển hiệu trưởng minh bạch, sẽ tránh được tệ nạn “con cháu các cụ cả”

Thi tuyển hiệu trưởng minh bạch, sẽ tránh được tệ nạn “con cháu các cụ cả”

Thầy giáo Nguyễn Hải Nam (nhân vật đã đề nghị người viết đổi tên do tính "nhạy cảm" của vấn đề và không muốn gặp phiền phức) công tác tại 1 trường trung học cơ sở tâm sự rằng thầy cũng là một người từng được đơn vị đưa vào diện quy hoạch, sau đó được phòng giáo dục lấy phiếu tín nhiệm cùng với nhiều giáo viên khác trong đơn vị để bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng.

Sau khi lấy phiếu xong, phiếu không được công bố mà đưa về phòng giáo dục và vị trưởng phòng cũng tuyên bố phiếu này chỉ mang tính chất tham khảo.

Sau đó phòng giáo dục thông tin tất cả các ứng viên đều không đạt theo tỉ lệ quy định nhưng không nêu rõ từng người.

Cuối cùng, lãnh đạo ngành đã chọn một giáo viên mới chuyển về trường khoảng năm tháng là cháu ruột của ông trưởng phòng nội vụ để bổ sung quy hoạch và làm quy trình bổ nhiệm.

Năm học trước, trường tôi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh phó hiệu trưởng. Hai giáo viên được đề cử để lấy phiếu tín nhiệm là cô Trần Hồng L. (tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn) và thầy Vũ Như Ph. (giáo viên).

Sau hai lần bỏ phiếu, số phiếu cô L. luôn cao hơn thầy Ph. nhưng không hiểu vì lý do gì phòng giáo dục lại tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Điều này làm cho giáo viên, nhân viên nhà trường vô cùng mệt mỏi. Đến lần thứ tư, kết quả số phiếu của thầy Ph. cao hơn cô L. năm phiếu, lúc đó mới chính thức bổ nhiệm thầy Ph. làm phó hiệu trưởng.

Có không ít trường hợp cán bộ quản lý giáo dục được bổ nhiệm vượt bậc từ giáo viên lên hiệu trưởng hoặc từ phó hiệu trưởng lên phó phòng giáo dục… Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng có thể những người này có năng lực thực sự nên được lãnh đạo quan tâm. Chưa bàn đến năng lực nhưng nếu bổ nhiệm theo kiểu này thì chắc chắn sẽ có dư luận không tốt.

Vài kiến nghị trong công tác bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Những năm gần đây, một số địa phương như Đà Nẵng, Tuyên Quang đã tiến hành thi tuyển chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Qua thực tiễn cho thấy những người trúng tuyển đã phát huy được năng lực, sở trường trong công tác và mang lại kết quả cao cho đơn vị. Tuy nhiên hình thức này hiện vẫn còn mới, các địa phương chưa mạnh dạn triển khai.

Trong khi việc thi tuyển chưa được thực hiện đại trà, chúng tôi đề xuất các cấp quản lý giáo dục khi xây dựng quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần quan tâm đến những giáo viên có nhiều năm đăng ký và đạt các danh hiệu thi đua bậc cao. Danh hiệu thi đua hàng năm là một trong những minh chứng ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của cá nhân đối với quá trình công tác. Có thể công tác thi đua ở một đơn vị nào đó lâu nay chưa thực sự công bằng nhưng có thể khẳng định một giáo viên đạt nhiều danh hiệu thi đua trong công tác là người có năng lực, tâm huyết và sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm nên công khai trước toàn đơn vị. Việc này tránh tình trạng khuất tất trong công tác cán bộ. Những ai đạt được số phiếu từ 50% trở lên thì có thể bổ nhiệm. Tránh việc lấy phiếu tín nhiệm nhiều lần, gây tư tưởng không tốt đối với giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

Thứ ba, khi khuyết một chức danh thì chậm nhất trong vòng ba tháng các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức phải tiến hành hoàn thiện việc bổ nhiệm. Nếu việc bổ nhiệm chậm, không đúng thời gian nên truy cứu trách nhiệm của người có thẩm quyền bổ nhiệm. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp bổ nhiệm chậm trễ, dẫn đến những tiêu cực trong công tác bổ nhiệm.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Đỗ Hùng

Từ khóa:

  • #cán bộ quản lý trường học
  • #bổ nhiệm Hiệu trưởng
  • #tiêu cực trong giáo dục

Chủ đề: Góc nhìn Giáo dục

  • Nhiều giáo viên ở TPHCM có thể được nhận 4 khoản thu nhập vào dịp Tết
  • Không ít người vẫn nhầm lẫn kiểm tra học kỳ là “thi học kỳ”
  • Từ hiểu đúng chương trình Ngữ văn đến đề minh họa để chủ động dạy, học, ôn luyện
Độc đáo các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hoà Bình

Độc đáo các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hoà Bình

Nhiều giáo viên ở TPHCM có thể được nhận 4 khoản thu nhập vào dịp Tết

Nhiều giáo viên ở TPHCM có thể được nhận 4 khoản thu nhập vào dịp Tết

Lỗi mã đề tiếng Anh, HS lớp 12 THPT Trần Hữu Trang phải kiểm tra lại cuối kỳ

Lỗi mã đề tiếng Anh, HS lớp 12 THPT Trần Hữu Trang phải kiểm tra lại cuối kỳ

10 đội thi xuất sắc tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi Future Banker năm 2024

10 đội thi xuất sắc tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi Future Banker năm 2024

Học phí, điểm trúng tuyển ngành Trí tuệ nhân tạo có chênh lệch giữa các CSGDĐH

Học phí, điểm trúng tuyển ngành Trí tuệ nhân tạo có chênh lệch giữa các CSGDĐH

Chất lượng đào tạo hệ từ xa còn nhiều băn khoăn, ĐBQH nêu kiến nghị

Chất lượng đào tạo hệ từ xa còn nhiều băn khoăn, ĐBQH nêu kiến nghị

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Vô vàn thuận lợi khi Giám đốc Sở GDĐT cấp, thu hồi bằng trường chuẩn quốc gia

Vô vàn thuận lợi khi Giám đốc Sở GDĐT cấp, thu hồi bằng trường chuẩn quốc gia

Chung kết cuộc thi “Sinh viên ETU với Ý tưởng Khởi nghiệp” năm 2024 – mùa 2

Chung kết cuộc thi “Sinh viên ETU với Ý tưởng Khởi nghiệp” năm 2024 – mùa 2

Tin hiệp hội

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Giáo dục phổ thông mới

Giáo viên chia sẻ về đề Ngữ văn trong kỳ thi chọn HSG quốc gia năm học 2024-2025

Giáo viên chia sẻ về đề Ngữ văn trong kỳ thi chọn HSG quốc gia năm học 2024-2025

Hà Nội sẽ thanh tra thu chi tài chính, an toàn thực phẩm tại nhiều trường học

Hà Nội sẽ thanh tra thu chi tài chính, an toàn thực phẩm tại nhiều trường học

Giáo viên nói về thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kì cấp THCS, THPT

Giáo viên nói về thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kì cấp THCS, THPT

Môn Nội dung giáo dục địa phương vẫn đang tồn tại nhiều bất cập

Môn Nội dung giáo dục địa phương vẫn đang tồn tại nhiều bất cập

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được đưa vào CTGDPT mới đa dạng, sinh động

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được đưa vào CTGDPT mới đa dạng, sinh động

chủ đề nổi bật

  • Đổi mới giáo dục Đại học

    3,000
  • THI QUỐC GIA

    971
  • CẤM DẠY THÊM

    502
  • LẠM THU

    603
  • Gương sáng cô thầy

    843
  • Tuyển sinh đầu cấp

    1,446
  • THỜI ĐẠI 4.0

    390
  • KHỞI NGHIỆP

    108
  • Đọc nhiều
GV sẽ có chế độ tiền thưởng định kỳ hàng năm theo xếp loại hoàn thành nhiệm vụ 1 .

GV sẽ có chế độ tiền thưởng định kỳ hàng năm theo xếp loại hoàn thành nhiệm vụ

2 .

Hiệu trưởng thực hiện đúng Nghị định 73 thì giáo viên sẽ có thưởng Tết?

3 .

Nếu còn nhận văn bản dưới dạng PDF thì khi đó chuyển đổi số chưa thành công

4 .

Tiền thưởng của GV chia theo xếp loại đánh giá hàng năm như thế nào cho phù hợp?

5 .

Chi tiết đề xuất phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhân viên trường học

Đang tải tin...
Thông tin tòa soạn
© Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Giấy phép số 74/GP-BTTTT ngày 26/02/2020. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 50/GP-BTTTT ngày 05/03/2024. Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Bình. Tầng 3 Khu A, Phòng 3,4 số 141 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội Đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666 Email: toasoan@giaoduc.net.vn

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bổ Nhiệm Phó Hiệu Trưởng Thcs