Tiếng Tày – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Tiếng Tày | |
---|---|
Tiểng Tày | |
Sử dụng tại | Việt Nam |
Tổng số người nói | 3 triệu Việt Nam: 1.626.392 (2009)[1] |
Phân loại | Tai-Kadai
|
Hệ chữ viết | chữ La tinh (Chữ Quốc ngữ biến đổi), chữ Nôm Tày |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 | tai |
ISO 639-3 | tyz |
Glottolog | [2] tayy1238[2][3] |
Tiếng Tày (tiểng Tày) là tiếng nói của người Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Tày có quan hệ gần gũi với tiếng Nùng, tiếng Tráng ở mức trao đổi trực tiếp được, và giao tiếp được với người nói tiếng Lào, tiếng Thái.
Người Tày có vùng cư trú truyền thống là Bắc bộ Việt Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.
Tại Việt Nam người Tày có mặt ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lào Cai, Hòa Bình. Từ thế kỷ 20 đã di cư vào phía nam, cư trú nhiều ở Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Tại Trung Quốc người Tày được xếp chung trong mục người Tráng.
Trước đây tiếng Tày sử dụng chữ viết là chữ Nôm-Tày, dạng chữ này hiện giờ không còn được sử dụng và chỉ một số ít người còn biết viết loại chữ này
Ngày nay tại Việt Nam chữ quốc ngữ (chữ Latinh) được sử dụng viết tiếng Tày, và vấn đề phát âm của tiếng Tày theo chữ quốc ngữ không có sai là bao nhiêu. Ngày nay người Tày di cư vào Tây Nguyên, nhiều phần phát âm theo người Việt vẫn bị pha trộn ít nhiều.
Quan hệ giữa tiếng Tày và một số ngôn ngữ khác
[sửa | sửa mã nguồn]Tày | Phén | Giáy | Thái (Việt Nam) | Choang (Trung Quốc) | Xiêm (Thái Lan) | Lào | Nghĩa |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Pì noọng | Pì noọng | Pi nuống | Pi noọng | Pei nuộng | P'i noóng | Phí noọng | anh em |
Tha vằn | Tha vằn | Tang văn | Ta vèn | Ta ngổn | Tà văn | Ta vên | Mặt trời |
Bươn | Bươn | Đươn | bươn | Đưên | Đươn | Đươn | Tháng |
Vài | Vài | Vải | Khoai | Vài | Khoai | Khoai | Trâu |
Thây | Thấy | Xây | Thay | Xơi | Thẩy | Thay | Cái cày |
Mì | Mì | Mi | Mì, mi | Mì | Mi | Mi | Có |
Slam/tham | slam | slam | sam | sam | Xảm | Xám | 3 |
Hả | Hả | Há | Há, hạ | hả | hà | Hạ | 5 |
Phương ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Các phương ngữ tiếng Tày bao gồm:[4][5]
- Tiếng Tày Bảo Lạc được nói ở huyện Bảo Lạc, phía Tây tỉnh Cao Bằng.
- Tiếng Tày Trùng Khánh được nói ở huyện Trùng Khánh, đông bắc tỉnh Cao Bằng.
- Tiếng Tày Bình Liêu, được nói ở huyện Bình Liêu, đông bắc tỉnh Quảng Ninh.
- Tiếng Thu Lao, phương ngữ tiếng Tráng Đại có lẽ nên được coi là một ngôn ngữ khác.
Bộ chữ Tày Nùng 1961
[sửa | sửa mã nguồn]Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Phiên âm | Chữ | Thí dụ | Nghĩa |
---|---|---|---|
/ɓ/ | b | bẻ | dê |
/k/ | c | cáy | gà |
k | ki | còi | |
q | quai | khôn | |
/k/ | k | khay tu | mở cửa |
/z/ | d | dú | ở |
/ɗ/ | đ | đo | đủ |
/f/ | f | fạ | trời |
/h/ | h | hai | trăng |
/l/ | l | lăng | lưng |
/m/ | m | má | chó |
/n/ | n | ray | ruộng |
/r/ | r | rằng | ổ |
/p/ | p | pu | cua |
/s/ | x | xú | tai |
/t/ | t | tú | cửa |
/v/ | v | và | sải |
/ɲ/ | nh | nhả | cỏ |
/c/~/tɕ/ | ch | chả | mạ |
/ŋ/ | ng | ngà | vừng |
/tʰ/ | th | tha | mắt |
/kʰ/ | kh | kha | chân |
/pʰ/ | ph | phải | vải |
/ɬ/ | sl | slam | ba |
/ɓj/ | bj | bjoóc | hoa |
/mj/ | mj | mjạc | trơn |
/pj/ | pj | pja | cá |
/pʰj/ | phj | phja | núi đá |
những âm địa phương | |||
/t'/ | t' | t'ả | sông |
/w/ | w | wằn | ngày |
/j/ | j | ja | thuốc |
/ɣ/ | c | cần | người |
Những âm mượn tiếng Việt | |||
/ / | gi | giờ | |
/tʂ/ | tr | trường | |
/ʂ/ | s | (học) sinh |
Nguyên âm
[sửa | sửa mã nguồn]Phiên âm | Chữ | Thí dụ | Nghĩa |
---|---|---|---|
/a/ | a | ca | con quạ |
/ă/ | ă | mắn | vững chắc |
/ə/~/ɤ/ | ơ | tơ | tơ lụa |
/ə̆/~/ɤ̌/ | â | bân | bay |
/ɛ/ | e | bén | cái mẹt |
/e/ | ê | mên | thối, hôi |
/i/ | i | pi | năm (thời gian) |
/u/ | u | mu | lợn |
/ɨ/~/ɯ/ | ư | mử | mợ |
/ɔ/ | o | mỏ | nồi |
/o/ | ô | nồm | sữa |
/iə/ | iê, ia | 1.niêng; 2.mìa | 1.diều; 2.vợ |
/uə/ | uô, ua | 1.tuống; 2.tua | 1.dây quai; 2.con |
/ɨə/~/ɯɤ/ | ươ, ưa | 1.nưới; 2.mừa | 1.mệt; 2.đi |
- Các nguyên âm dài: i, u,ư...trong tiếng Tày Nùng sẽ được thể hiện bằng hai chữ cái, như: khiing (gừng), khuúp (đầy năm)
- Đánh dấu sắc (') các từ có kết cấu là âm tiết khép: hap (cách viết theo phương án không dấu) ---> háp (gánh)
Thanh điệu
[sửa | sửa mã nguồn]Tên | Dấu | Nét |
---|---|---|
Không dấu | ˧ | |
Dấu sắc | ↗ | ˧˥ |
Dấu huyền | ↘ | ˨˩ |
Dấu hỏi | ʔ | ˧˩˧ |
Dấu nặng | . | ˧˨ˀ |
Tiếng Tày không có thanh ngã, nên trong phương án chỉ dùng dấu ngã /~/ để ghi các từ mượn từ tiếng Việt. Trong phương án không có ký hiệu để ghi thanh lửng, những từ mang thanh lửng đều được thể hiện bằng thanh hỏi /?/.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 06/2010. Biểu 5, tr.134.
- ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Tay". Glottolog 3.0. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). [2] “Tay”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. ref stripmarker trong |chapter-url= tại ký tự số 51 (trợ giúp)
- ^ Edmondson, Jerold A., Solnit, David B. (eds). 1997. Comparative Kadai: the Tai branch. Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington Publications in Linguistics 124. Dallas: Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2020.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiếng Tày.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chính thức |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngôn ngữbản địa |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiếng lai |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngoại ngữ |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ký hiệu |
|
| |||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Kra | (Kra nguyên thủy) • La Ha • Cờ Lao • La Chí • Pa Ha • Bố Ương • Nùng Vẻn • Pu Péo | ||||||||||||||||||
Đồng-Thủy | Mục Lão • Động • Dương Quang • Mao Nam • Trà Động • Thủy • Mạc • Cẩm | ||||||||||||||||||
Hlai | (Hlai nguyên thủy) • Hlai • Gia Mậu | ||||||||||||||||||
Ông Bối | Ông Bối • Cát Triệu | ||||||||||||||||||
Thái |
| ||||||||||||||||||
Chưa phân loại |
|
Bài viết liên quan đến ngôn ngữ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Nói Anh Yêu Em Bằng Tiếng Tày
-
6 Cách Nói “ Anh Yêu Em - Em Yêu Anh '' Bằng Tiếng Dân Tộc
-
6 Cách Nói “ Anh Yêu Em - Em Yêu Anh '' Bằng Tiếng Dân Tộc
-
Muốn Nói " Anh Yêu Em " Bằng Tiếng Nùng... - Nguyễn Văn Hoàng
-
Đã Lâu Rồi Không đc Nói "Anh... - Yêu Dân Tộc Tày - Nùng | Facebook
-
Anh Yêu Em Tiếng Thái Lan
-
Anh Nhớ Em Tiếng Tày
-
Tiếng Dân Tộc Thái Anh Yêu Em | Https://
-
Level 19 - Cảm Xúc - Tiếng Tày - Memrise
-
“Phuối Rọi” - Loại Hình Văn Hóa Dân Gian độc đáo Của Người Tày-Nùng
-
Cô Gái Tày đăng Quang Hoa Hậu: Đạt Giỏi Văn Quốc Gia, được Tuyển ...
-
6 Cách Nói "anh Yêu Em" Bằng Tiếng Dân Tộc - HỌC SÁNG TẠO
-
Clip Chàng Trai độc Thân Tỏ Tình Bằng Tiếng Dân Tộc
-
Người Thổ (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt