Tiếng Việt 4 Tuần 19: Bốn Anh Tài - SOANBAICHOCON
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
Tiếng Việt 4 tuần 19: Bốn anh tài
TIẾNG VIỆT 4: TẬP HAI
TUẦN 19: BỐN ANH TÀITập đọc : Bốn anh tàiNội dungCa ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.Câu chuyệnBốn anh tài Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ. Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh. Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường. Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.(còn nữa) TRUYỆN CỔ DÂN TỘC TÀYBài 1Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?Trả lời:Cẩu Khây là cậu bé có sức khỏe và tài năng khác thường: khi còn bé, cậu ăn một lúc hết chín chõ xôi; khi mười tuổi cậu đã khỏe bằng trai mười tám; khi mười lăm tuổi, cậu đã giỏi võ nghệ.Bài 2Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?Trả lời:Chuyện dữ đã xảy ra ở quê hương Cẩu Khây là đột nhiên có một con yêu tinh xuất hiện hại súc vật và giết hại cả dân làng. Nhiều nơi không còn ai sống sót.Bài 3Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh với ai?Trả lời:Cẩu Khây quyết đi tìm diệt yêu tinh cùng với Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.Bài 4Mỗi bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?Trả lời:Mỗi bạn của Cẩu Khây có một tài năng riêng:- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng nắm đấm của mình giáng cho cọc tre thụt sâu xuống đất.- Lấy Tai Tát Nước có thể dùng vành tai của mình tát nước suối từ dưới thấp lên rất cao.- Móng Tay Đục Máng có thể dùng móng tay của mình đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.Chính tả (Nghe - viết): Kim tự tháp Ai CậpBài 1Nghe - Viết:Kim tự tháp Ai Cập Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại. Đó là những công trình kiến trúc xây dựng toàn bằng đá tảng. Từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang tối và hẹp, đường càng đi càng nhằng nhịt dẫn tới những giếng sâu, phòng chứa quan tài, buồng để đồ,... Thăm kim tự tháp, người ta không khỏi ngạc nhiên: Người Ai Cập cổ không có những phương tiện chuyên chở vật liệu như hiện nay, làm thế nào mà họ đã vận chuyển được những tảng đá to như vậy lên cao?Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚIBài 2Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây: Con người là (sinh/xinh) vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ (biếc/biết) trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khai phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại đương, chinh phục khoảng không vũ trụ bao la. Họ còn (biếc/biết) làm thơ, vẽ tranh, (sáng/xáng) tác âm nhạc, tạo ra những công trình (tuyệc/tuyệt) mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người (sứng/xứng) đáng được gọi là "Hoa của đất”.Trả lời: Con người là sinh vật kì diệu nhất trên trái đất. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, khai phá những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chinh phục đại đương, chinh phục khoảng không vũ trụ bao la. Họ còn biết làm thơ, vẽ tranh, sáng tác âm nhạc, tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt mĩ,... Họ đã làm cho trái đất trở nên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Con người xứng đáng được gọi là "Hoa của đất”.Bài 3Xếp các từ ngữ sau thành 2 cột:a. sắp sếp, sáng sủa, sản sinh, tinh sảo, bổ xung, sinh độngb. thân thiếc, thời tiết, công việc, nhiệc tình, chiết cành, mải miếcTừ ngữ viết đúng chính tảTừ ngữ viết sai chính tảM: sáng sủa, thời tiếtM: sắp sếp, thân thiếcTrả lời:Từ ngữ viết đúng chính tảTừ ngữ viết sai chính tảa) sáng sủa, sản sinh, sinh độngb) thời tiết, công việc, chiết cànha) sắp sếp, tinh sảo, bổ sungb) thân thiếc, nhiệc tình, mải miếc.Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?I. Nhận xétĐọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi. Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.Theo TIẾNG VIỆT 2, 19881. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.Gợi ý:Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?Trả lời:Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.2. Xác định chủ ngữ trong các câu trên.Gợi ý:Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.Trả lời:Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.3. Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:Gợi ý:Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.Trả lời:Trong câu kể "Ai làm gì?" chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,...) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.4. Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?Gợi ý:Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được ở câu 2 để trả lời.Trả lời:- Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.+ Đại từ chỉ người: em.+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.II. GHI NHỚ1 . Trong câu kể Ai làm gì ?, chủ ngữ chỉ sự vật ( người , con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. 2 . Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.III. LUYỆN TẬP1. Đọc đoạn văn sau: Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.a) Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trên.Gợi ý:Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?Trả lời:Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên là:Trong rừng, chim chóc hót véo von.Thanh niên lên rẫy.Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.Em nhỏ đùa vui trước nhà sànCác cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.b) Xác định chủ ngữ của các câu trên.Gợi ý:Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.Trả lời:Các câu trên có các chủ ngữ là: Chim chóc, Thanh niên, Phụ nữ , Em nhỏ, Các cụ già2. Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữa) Các chú công nhânb) Mẹ emc) Chim sơn ca Trả lời:a) Đúng bảy giờ sáng, các chú công nhân bắt đầu làm việc trong nhà máy.b) Mẹ em ra dồng cấy lúa.c) Chim sơn ca hót véo von trên ngọn cây cao.3. Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh bên:Gợi ý:Quan sát tranh để xem các nhân vật đang làm gì để đặt câu.Trả lời:Các câu cần đặt:- Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên khỏi rặng tre làng.- Đàn sếu mải miết bay về phương Nam.- Các em nhỏ hớn hở tới trường.- Các chú công nhân lái máy cày ra đồng.- Những người phụ nữ nhanh tay gặt lúa.Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần1. Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo), em hãy thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh dưới đây bằng 1 hoặc 2 câu:Trả lờiCần phải nghe thầy, cô giáo kể rồi mới có thể kể lại đầy đủ. Ở đây chỉ gợi ý như sau:Tranh 1: Bác đánh cá ra biển kéo lưới bắt cá.Tranh 2: Trong một mẻ lưới bác đánh cá kéo lên được một cái bình đậy nút kín.Tranh 3: Tò mò, bác mở nút bình ra xem có gì đựng trong bình thì lão hung thần bị giam trong đó bay thoát ra ngoài và đe dọa bác.Tranh 4: Hết sức bình tĩnh, bác đánh cá tỏ ý không tin rằng hắn lại có thể ở trong một cái bình nhỏ xíu. Bác muốn hắn chui thử vào cho bác xem tận mắt, bác mới tin.Tranh 5: Tên hung thần ngu ngốc tự thu nhỏ mình lại và lại chui vào bình. Bác đánh cá nhanh tay đậy nút bình lại nhốt chặt hắn ở trong đó.2. Kể lại toàn bộ câu chuyệnTrả lời: Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới. Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng: “Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền”.Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệng bình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những gì. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngạc nhiên thì làn khói tụ lại, một gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa ấy. Gã hung thần ồm ồm nói: - Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay. Bác mắng gã hung thần:- Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt giết ta? Gã hung thần nói- Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biến sâu. Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí. Ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu. Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết. Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta. Vậy nên ngươi phải chết. Nghe gã hung thần láo xược như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói: - Thôi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Gã hung thần hỏi: - Điều gì? Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:- Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:- Ngươi không tin ư?Bác đánh cá lắc đầu, bảo:- Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình.Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngòm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi chui tọt vào bình. Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình. Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi. Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu. Thế là kẻ ác độc suốt đời phải nằm dưới đáy biển.3. Ý nghĩa câu chuyệnGợi ý:Từ việc bác đánh cá nhanh trí lừa gã hung thần độc ác bội bạc phải chui lại vào cái bình khiến con có suy nghĩ gì?Trả lờiCâu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm.Chuyện cổ tích về loài ngườiNội dungMọi vật có trên trái đất này là vì có con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.Bài thơChuyện cổ tích về loài người (trích)Trời sinh ra trước nhấtChỉ toàn là trẻ conTrên trái đất trụi trầnKhông dáng cây ngọn cỏ.Mắt trẻ con sáng lắmNhưng chưa thấy gì đâuMặt trời mới nhô caoCho trẻ con nhìn rõ.Nhưng còn cần cho trẻTình yêu và lời ruCho nên mẹ sinh raĐể bế bồng chăm sóc.Muốn cho trẻ hiểu biếtThế là bố sinh raBố bảo cho biết ngoanBố dạy cho biết nghĩ.Rộng lắm là mặt bểDài lắm con đường điNúi thì xanh và xaHình tròn là trái đất.Chữ bắt đầu có trướcRồi có ghế có bànRồi có lớp có trườngVà sinh ra thầy giáo.Cái bảng bằng cái chiếuCục phấn từ đá raThầy viết chữ thật to"Chuyện loài người" trước nhất.XUÂN QUỲNHBài 1Trong chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên?Trả lời:- Trong chuyện cổ tích này, trẻ con được sinh ra đầu tiên. Trẻ con được ông trời sinh ra đầu tiên trên trái đất này.Bài 2Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?Trả lời:- Sau khi trẻ sinh ra, trẻ cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng nên cần có ngay người mẹ.Bài 3Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì?Gợi ý:Đọc đoạn thơ thứ tư và thứ bảy.Trả lời:- Bố sinh ra để dạy cho trẻ ngoan và biết suy nghĩ đúng về mọi điều trong cuộc sống.- Thầy giáo sinh ra để giảng dạy cho trẻ em ngày càng có thêm nhiều kiến thức.Bài 4Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?Trả lời:Bài thơ này dùng cách nói ngược (trẻ sinh ra trước, bố mẹ và thầy giáo sinh ra sau) để nhấn mạnh điều này: trẻ em là nhân vật trung tâm của gia đình và xã hội vì thế các em cần được mọi người quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ.Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.Bài 1Dưới đây là một số đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách. Các đoạn ấy có gì giống nhau và có gì khác nhau?a. Vào ngày khai trường, bố mẹ mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹpb. Ai là học sinh mà chẳng có cặp sách! Thế mà suốt mấy năm nay em chỉ có một chiếc túi vải đơn sơ mang tới trường.c. Chủ nhật vừa qua mưa nặng hạt, em không đi thăm bà ngoại được, ba bảo em giúp ba sắp xếp lại cái tủ ở trong buồng. Giữa đống đồ đạc cũ ba dỡ từ trên nóc tủ xuống, chợt em gặp lại chiếc cặp nhỏ đã theo em đi học suốt hai năm lớp 1, lớp 2.Gợi ý:Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật cần tảMở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tảTrả lời:a) Đây là cách mở bài trực tiếp, đi ngay vào sự vật cần miêu tả.a) Đây là cách mở bài trực tiếp bằng cách nêu lên một hiện tượng trái lẽ thông thường. Nhưng còn phải viết thêm một câu nữa thì mới có thể dễ dàng chuyển sang phần thân bài là miêu tả cái cặp.b) Đây là cách mở bài gián tiếp. Từ một sự việc khác dẫn tới sự vật cần miêu tả.Bài 2Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.- Theo cách mở bài trực tiếp- Theo cách mở bài gián tiếpTrả lời:- Cách mở bài trực tiếp: Trong góc phòng ngủ của em có một bàn gỗ nhỏ. Đó là chiếc bàn học của em.- Cách mở bài gián tiếp: Xung quanh em, mọi vật dụng, mọi đồ dùng đều có ích. Chiếc đồng hồ tích tắc báo thức, tờ lịch treo tường lặng lẽ đếm tháng ngày, chiếc giá sách chứa đựng cho em nhiều nguồn tri thức, chiếc chăn bông mang đến cho em những giấc ngủ ấm êm. Còn chiếc bàn gỗ là nơi để em ngồi học tập. Chiếc bàn gỗ ấy gắn bó với em suốt bốn năm rồi.Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năngBài 1Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tàiTài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa, tài sảna) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thườngb) Tài có nghĩa là tiền củaTrả lời:Em phân loại như sau :a) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: Tài giỏi, tài nghệ tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.b) Tài có nghĩa là tiền của: Tài nguyên, tài trợ, tài sản.Bài 2Đặt câu với một trong các từ nói trênTrả lời:a) Trường em rất coi trọng chủ trương phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.b) Ông ngoại em đang công tác ở Sở Tài Nguyên Môi Trường.Bài 3Tìm trong các tục ngữ dưới đây những câu ca ngợi tài trí của ngườia) Người ta là hoa đấtb) Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏc) Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoanGợi ý:- Người ta là hoa đất: Con người là vốn quý, là tinh tuý của đất trời.- Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ: Người có tài phải có điều kiện thi thố, có thử thách mới bộc lộ được tài năng; muốn bộc lộ hết năng lực thì phải có sự động viên, thúc đẩy.- Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Không có điều kiện vật chất hỗ trợ mà làm nên việc lớn; chỉ bằng sự tài giỏi, bằng hai bàn tay trắng mới làm nên sự nghiệp mới là đáng khâm phục.Trả lời:Trong ba câu đã cho có hai câu a và c là những tục ngữ ca ngợi tài trí của con ngườiBài 4Em thích những tục ngữ nào ở bài tập (3)Gợi ý:- Người ta là hoa đất Con người là vốn quý, là tinh tuý của đất trời.- Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ Người có tài phải có điều kiện thi thố, có thử thách mới bộc lộ được tài năng; muốn bộc lộ hết năng lực thì phải có sự động viên, thúc đẩy.- Nước lã mà vã nên hồTay không mà nổi cơ đồ mới ngoan Không có điều kiện vật chất hỗ trợ mà làm nên việc lớn; chỉ bằng sự tài giỏi, bằng hai bàn tay trắng mới làm nên sự nghiệp mới là đáng khâm phục.Trả lời:Mỗi câu tục ngữ đều có những giá trị riêng của nó. Cả ba câu trên rất hay, nhưng em thích nhất câu:Nước lã mà vã lên hồTay không mà nổi cơ đồ mới ngoanVì câu tục ngữ đã ca ngợi những con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn bằng trí tuệ và nghị lực của chính mình.Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vậtBài 1Đọc bài văn: Cái nón Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng. Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm. Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.Theo Văn TrìnhTrả lời các câu hỏi:a. Xác định đoạn kết bàib. Theo em, đó là kết bài theo cách nàoGợi ý:Có hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật:- Kết bài không mở rộng: Chỉ kết lại ngắn gọn về đồ vật.- Kết bài mở rộng: Mở rộng nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.Trả lời:a) Xác định đoạn kết bài.- Đoạn kết bài là đoạn văn sau:Má bảo: "Có của thì phải biết giữ gìn mới được lâu bền". Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào?- Đó là kết bài theo cách mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.Bài 2Cho các đề:a) Tả cái thước kẻ của em.b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.c) Tả cái trống trường em.Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên:Gợi ý:- Kết bài mở rộng: Mở rộng nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.Trả lời:a) kết bài : tả cái thước kẻ của em.Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.b) kết bài : tả cái bàn học ở lớpTheo suốt thời gian ngồi dưới mái trường, cái bàn học cùng em bước vào tương lai rộng mở. Sau này, khi em tốt nghiệp Tiểu học, cái bàn sẽ được chuyển lại cho các em . Cái bàn ghi dấu ấn tất cả thành tích học tập của em. Em muốn nói với cái bàn: “Cậu đã giúp tớ học giỏi như hôm nay tớ cảm ơn cậu nhé !”.c) Kết bài : (tả cái trống trường): Em rất quý cái trống trường. Trống đã hàng ngày thúc giục chúng em nhanh chân tới lớp. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của em dưới mái trường mà em hằng yêu mến. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.Chúc các bạn học tập tốt.Bài đăng
Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều
Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) A. Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép,...), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...) của văn bản hồi kí hoặc du kí. - Nhận biết và vận dụng được từ ngữ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn trong đọc, viết, nói và nghe. - Viết và kể về một kỉ niệm của bản thân. - Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu; yêu thiên nhiên, thích khám phá,... B. KIẾN THỨC NGỮ VĂN 1. Kí - Định nghĩa : Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. - Tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện ... Chi tiết »Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện truyền thuyết, cổ tích - Cánh Diều
Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện (truyền thuyết, cổ tích) Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyện thuyết, cổ tích. - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết. - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài. Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức. 1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích - Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. Ví dụ : Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm ,... - Truyện cổ tích là loại... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức
Soạn bài Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) * Trước khi đọc Câu 1 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): - Những nơi em đã từng được đến tham quan: Cô Tô, Động Phong Nha, … Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): - Quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh, gồm hơn 50 đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long (thuộc Vịnh Bắc Bộ), … Chi tiết »Ngữ văn 6 – Bài 10: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 – Bài 10: Đọc: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro (Văn Quang, Văn Tuyên) I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả : Văn Quang, Văn Tuyên. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi , 2007. - Thể loại: Văn bản thông tin. * Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến …sung túc của gia chủ ): Trước khi cúng - Phần 2 (Tiếp theo đến …vũ trụ và con người ): Trong khi cúng - Phẩn 3 (Còn lại): Sau khi cúng xong. Tóm tắt tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm sau khi thu hoạch lúa. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt, gắn ông chim chèo bẻo, gắn lông gà. Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Buổi trưa, lễ cúng bắt đầu khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khẩn trình bày tấm lòng thành phù hộ mọi ... Chi tiết »Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa
Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ... Chi tiết »Ngữ Văn 6 Bài 3 Việt Nam quê hương ta - Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 6 Bài 3 Việt Nam quê hương ta I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) - Quê quán: Sinh ra ở Luông-phơ-ra-băng (Lào) nhưng quê gốc ở Hà Nội. - Là một nghệ sĩ đa tài. - Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương. 2. Tác phẩm - PTBĐ chính: Biểu cảm. - Thể thơ: Lục bát. II. Đọc hiểu văn bản 1. Thiên nhiên Việt Nam - Hình ảnh: + "biển lúa". + "cánh cò". + "mây mờ". + "núi Trường Sơn". + "hoa thơm quả ngọt". - Màu sắc: + màu xanh của lúa, núi non, nền trời. + màu trắng cánh cò, mây. + màu của hoa thơm quả ngọt. → Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam. 2. Con người Việt Nam - Chịu thương chịu khó: + "chịu nhiều thương đau". + "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam. + "nuôi những anh hùng". → Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống. - Bất khuất anh hùng: + "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 3: Đọc hiểu văn bản: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Cánh Diều
Soạn Bài 3: Đọc hiểu văn bản: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Văn Công Hùng (1958) - Quê quán : sinh ra tại Thanh Hóa, hiện đang sống ở Pleiku, Gia Lai và Thành phố Hồ Chí Minh. - Vị trí : + Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. + Nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai. + Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII. - Quan niệm văn chương : "Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết." Tác phẩm - Thể loại : Du kí. - Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Xuất xứ : Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011. - Bố cục : 6 phần như trong sá... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 4 Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước I. Tìm hiểu chung Ca dao: thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động. * Trước khi đọc Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): - Với em, ……….. là quê hương yêu dấu. (Em có thể điền địa chỉ nơi em sinh ra và lớn lên: thôn, xã, huyện, tỉnh của em vào chỗ trống). Ví dụ: Với em, Bắc Giang là quê hương yêu dấu. - Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta; là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường làng phủ đầy rơm rạ những ngày mùa, … Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành. Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 ): - Một số bài thơ viết về quê hương mà em yêu thích là: + Quê hương (Đỗ Trung Quân)... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 1 Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 Bài 1: Soạn bài Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân Câu 1 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu? Gợi ý : Đọc phần đầu văn bản, tìm ý để trả lời. Trả lời: - Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. - Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi. Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn 6 tập 1) Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi, em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam? Gợi ý: Chú ý các chi tiết về luật lệ thi và rút ra nhận xét của em. Trả lời: - Luật lệ của hội thổi cơm thi: + Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đ... Chi tiết »Thuyết Trình Về Gia Đình
Thuyết Trình Về Gia Đình Ngắn Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn... Chi tiết »Bài đăng phổ biến từ blog này
Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thạch Lam (1910 - 1942) - Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh. - Quê quán : Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. - Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. 2. Tác phẩm - Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. - Bố cục : 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến rơm rớm nước mắt ): Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa. + Phần 2 (Tiếp đến ấm áp vui vui ): Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên. + Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Sơn - Sơn là một đứa trẻ được yêu thương + Nhận được sự yêu thương từ chị Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị. Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mấ... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức
Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa ): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có ): Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt: Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng ... Chi tiết »Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa
Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ... Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức
Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến Vua chích chòe ): Sự kiêu căng của nàng công chúa. + Phần 2 (Tiếp đến giật tay lại ): Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn. + Phần 3 (Còn lại): Nàng công chúa được hạnh phúc. Chi tiết »Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức
Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không? Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung... Chi tiết »Mục lục
- 2024 6
- tháng 4 2
- tháng 1 4
- 2023 7
- tháng 2 6
- tháng 1 1
- 2022 122
- tháng 12 45
- tháng 11 11
- tháng 10 1
- tháng 6 2
- tháng 4 2
- tháng 3 37
- tháng 2 11
- tháng 1 13
- 2021 632
- tháng 12 117
- tháng 11 139
- tháng 10 111
- tháng 9 82
- tháng 8 44
- tháng 7 9
- tháng 6 2
- tháng 5 11
- tháng 4 18
- tháng 3 28
- tháng 2 34
- tháng 1 37
- 2020 202
- tháng 12 39
- tháng 11 15
- tháng 10 1
- tháng 6 6
- tháng 5 44
- tháng 4 41
- tháng 3 30
- tháng 2 19
- tháng 1 7
- 2019 40
- tháng 12 40
- Tiếng Việt 4 tuần 19: Bốn anh tài
- Tiếng Việt 5 tuần 18 ôn tập cuối học kì 1
- Tiếng Việt 5 tuần 19: Người công dân
- Dàn ý bài văn: Tả mẹ đang nấu cơm
- Viết thư cho một người bạn ở xa
- Tả anh trai, chị gái và em gái của mình
- Tả món đồ mà em yêu quý nhất
- Các bài tập làm văn lớp 3
- Em hãy tả gia đình thân yêu của em
- TẢ CÂY THƯỚC KẺ CỦA EM
- Tả em gái mà em yêu quý
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019 -...
- Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019 - 20...
- Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019 - 2020 the...
- ĐỀ THI HỌC KI 1 CÁC MÔN HỌC LỚP 5
- ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 5
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 4
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ LỚP 5
- Tả cái cặp sách của em
- Lập dàn ý một mùa trong năm
- Hãy tả hình ảnh của cây đào hoặc cây mai trong ngà...
- Lập dàn ý tả trường em vào buổi sáng mùa xuân sau ...
- Tả một đêm trăng em cho là đẹp nhất
- Tả mẹ của em bằng tiếng Anh
- Tả một phiên chợ Tết
- Tả con mèo nhà em
- Lịch sử lớp 5
- Tả người bạn thân của em
- Tả cây phượng trong sân trường
- Tả một loại cây ăn trái
- Hãy viết thư gửi một người bạn hoặc người thân của...
- Em hãy viết thư cho ông bà hỏi thăm sức khỏe ông bà
- Viết thư cho các chú chiến sĩ ở đảo xa
- Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đan...
- Tả cảnh bình minh trên quê hương em
- Tả mẹ chăm sóc em khi em bị ốm
- viết một đoạn văn nói về tình yêu biển đảo của em
- viết một đoạn văn nói về tình yêu biển đảo của em
- Tả người bố mà em yêu quý
- Tả người mẹ thân yêu của em
- tháng 12 40
Đăng ký theo dõi
- Trang chủ
- Soạn bài Ngữ văn 6 CTST
- Soạn bài Ngữ Văn 6 Cánh Diều
- Soạn bài Ngữ Văn 6 KNTT
- Toán 6 CTST
- Mỹ phẩm Innisfree
- Son Dior
Nhãn
- 5 điều Bác Hồ dạy
- Áo dài
- appsửavideo
- Bài phát biểu ra trường của học sinh lớp 12
- Bài văn viết về an toàn giao thông
- Biểu cảm
- Biểu cảm về cây tre
- Bình luận
- binhgiang
- Các bài tập làm văn lớp 3
- Cảm nghĩ về cha của em
- Cảm nghĩ về mẹ
- Cảm nghĩ về người thân trong gia đình em
- Cảm nhận về truyện Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri
- camnghi
- camnhan
- camxuc
- chungminh
- Chứng minh câu tục ngữ: “Ở hiền gặp lành”
- Có một lần
- Công thức toán lớp 5
- Daisuvanhoadoc
- Dàn ý bài văn: Tả mẹ đang nấu cơm
- Đề thi học kì 1 lớp 6
- Đề thi học kì 2 lớp 6
- đi thăm các bạn thiếu nhi vượt khó
- Em hãy đóng vai là mầm non kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên
- Em hãy miêu tả con gà trống nhà em
- Em hãy suy nghĩ về lòng dũng cảm
- Em hãy tả cây hoa mai đang khoe sắc vào dịp xuân về
- Em hãy tả gia đình thân yêu của em
- Em hãy tưởng tượng mình là cây lúa và kể về bản thân mình
- Em hãy viết bài văn nghị luận về nghị lực sống của con người.
- em phạm lỗi khiến mẹ rất buồn. Hãy tả lại hình ảnh của mẹ lúc ấy
- giaithich
- Hãy kể về cuộc gặp gỡ
- Hãy tả hình ảnh của cây đào hoặc cây mai trong ngày Tết đến xuân về
- Hãy viết thư gửi một người bạn hoặc người thân của em ở xa kể lại kết quả học tập
- Hướng dẫn chọn tuổi xông đất đầu năm 2021
- Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 50 năm 2021
- kechuyen
- Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật
- Kể lại một câu chuyện cười mà em đã gặp trong cuộc sống
- Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm
- Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
- Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ
- Kể lại tâm sự của một chú chó bị lạc chủ
- Kể một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết
- Kể về một anh hùng chống ngoại xâm
- Kể về một chuyến về thăm quê
- Kể về một người lao động trí óc. Kể về một vị bác sĩ
- Kể về một việc làm tốt của bạn em
- Kể về một việc tốt em đã làm
- Kể về những đổi mới ở quê hương em
- Lập dàn ý một mùa trong năm
- Lập dàn ý tả trường em vào buổi sáng mùa xuân sau kỳ nghỉ Tết
- Letet
- lichsu5
- Lời tâm sự của mầm non bị các học sinh cố tình giẫm đạp
- mieuta
- nêu cảm nghĩ của em về biển đảo
- Nghị luận về tình trạng nghiện chơi game của học sinh
- nghiluan
- Ngữ văn 6
- Ngữ Văn 6 Cánh Diều
- Ngữ văn 6 CTST
- Ngữ Văn 6 KNTT
- Ngữ văn 9
- Những lời chúc Tết khi xông nhà
- phantich
- Phân tích bài ca dao Khăn Thương Nhớ Ai
- Phân tích con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu Điếu
- Phân Tích Đoạn Trích Hai Cây Phong
- Quốc Lâm hoặc Vân
- rèn luyện của em trong học kì 1.
- Review
- Sơ đồ tư duy
- suynghi
- Tả bác tổ trưởng dân phố
- Tả ca sĩ đang biểu diễn mà em yêu thích
- tả cảnh bãi biển
- Tả cảnh bình minh trên quê hương em
- Tả cây ăn quả mà em thích
- Tả cây ăn trái mà em thích nhất. Tả cây vú sữa nhà em trồng
- Tả cây sầu riêng
- TẢ CÂY THƯỚC KẺ CỦA EM
- Tả cây xoài mà em biết
- Tả con mèo
- Tả hình ảnh chú công an
- Tả lại một cánh rừng nguyên sinh ở Việt Nam mà em từng đi tham quan
- Tả mẹ chăm sóc em khi em bị ốm
- Tả mẹ của em bằng tiếng Anh
- Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích.
- Tả một cây hoa mà em yêu thích – tả cây hoa hồng
- Tả một chú bộ đội về thăm nhà nhân dịp nghỉ phép
- Tả một con vật mà em yêu thích
- Tả một đêm trăng em cho là đẹp nhất
- Tả một đêm trăng ở làng quê em
- Tả một loại cây ăn trái
- Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích
- Tả một phiên chợ Tết
- Tả ngôi nhà của em
- Tả người bố mà em yêu quý
- Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 của em
- Tả trường em trước buổi học
- Tả vườn rau hoặc luống rau của gia đình em
- tacanh
- Tải sách
- Tải Sách Cánh Diều Lớp 6
- Thi giữa kì 1
- Thi giữa kì 2 lớp 6
- thuyetminh
- Thuyết minh về cái phích nước
- Thuyết minh về cây bút chì
- Thuyết minh về cây thước kẻ
- Thuyết minh về cây tre
- Thuyết minh về Lễ hội Đền Hùng
- Tiengviet3
- Tiengviet4
- Tiengviet5
- Tiếng việt 2 KNTT
- Toán 6 CTST
- Trong vai con ếch em hãy kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
- Truyện cổ tích
- tucngu
- Tưởng tượng
- upu
- van mau
- Vankhan
- Văn mẫu 10
- Văn mẫu 11
- văn mẫu 12
- văn mẫu 3
- văn mẫu 4
- Văn mẫu 5
- Văn mẫu 6
- văn mẫu 7
- văn mẫu 8
- văn mẫu 9
- vietthu
- Viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm.
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng nói về dịch covid
- Viết một đoạn văn nói lên ý nghĩa của cây đàn trong truyện Thạch Sanh
- viết một đoạn văn nói về tình yêu biển đảo của em
- Viết thư cho bố để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19
- Viết thư cho bố về đại dịch Covid-19
- Viết thư cho các chú chiến sĩ ở đảo xa
- Viết thư cho một người bạn ở xa
- xông đất
Từ khóa » Cẩu Khây
-
Cẩu Khây Theo Tiếng Của Dân Tộc Tày Có Nghĩa Là Gì? Xem Nội Dun
-
Tập đọc: Bốn Anh Tài - MonKa.Vn
-
Bốn Anh Tài - Truyện Chú Mèo Con
-
Kể Lại Truyện Bốn Anh Tài Theo Lời Cẩu Khây | Văn Mẫu Lớp 4
-
Kể Lại Câu Chuyện Bốn Anh Tài Theo Lời Cẩu Khây | Văn Mẫu Lớp 4
-
Truyện Cổ Tích Bốn Anh Tài [Kể Chuyện Lớp 4] - TheGioiCoTich.
-
Bốn Anh Em Cẩu Khây - Truyện Cổ Tích Online
-
Soạn Bài Bốn Anh Tài – Tiếng Việt Lớp 4
-
Soạn Bài Bốn Anh Tài Trang 4 - Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
-
Đọc Hiểu Bài Bốn Anh Tài Lớp 4 Ngắn Gọn, Hay Nhất - Toploigiai
-
Kể Lại Câu Chuyện Bốn Anh Tài Theo Lời Cẩu Khây, Tuy Nhỏ Người ...