Tiếng Việt Lớp 1 Cánh Buồm - Ngữ âm Tiếng Việt - Cách Ghi Và Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Theo quan điểm của nhóm Cánh Buồm, bậc Tiểu học là bậc học phương pháp học. Phương pháp học Cánh Buồm là TỰ HỌC – tức là người học tự tiến hành các hoạt động để tạo ra kiến thức cho chính bản thân mình.
Do đó, người thầy (giáo viên, phụ huynh…) là người tổ chức cho trẻ làm lại một cách chọn lọc các thao tác của người đi trước (ở môn Tiếng Việt là các nhà ngôn ngữ học, ở môn Văn là người nghệ sĩ), giúp các em hiểu về một sản phẩm bằng cách tự LÀM RA nó.
Chương trình học được tổ chức theo một hệ thống để trẻ tìm hiểu một cách tập trung, có chủ đích vào từng vấn đề : Lớp 1 – Ngữ âm; Lớp 2 – Từ vựng; Lớp 3 – Cú pháp; Lớp 4 – Văn bản; Lớp 5 – Các dạng hoạt động ngôn ngữ.
Ở lớp Một, về ngữ âm Tiếng Việt, nhiệm vụ của các em là biết cách ghi và đọc tiếng Việt một cách thành thạo. Nhiệm vụ đó được tiến hành qua các bài học được thiết kế một cách hệ thống theo đặc điểm ngữ âm tiếng Việt từ trừu tượng đến cụ thể giúp người học có tư duy logic, chặt chẽ và nắm được bản chất vấn đề. Các bài học trong quy trình thực hiện nhiệm vụ lớp 1 môn Tiếng Việt bao gồm:
Bài 1: CÁC THAO TÁC HỌC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Với bài học đầu tiên, học sinh tự mình tiến hành các thao tác học ngữ âm tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của giáo viên, gồm có thao tác PHÁT ÂM – PHÂN TÍCH – GHI LẠI (VÀ ĐỌC LẠI).
Với hoạt động này, học sinh làm các bước để có các kỹ năng như sau:
- Phát âm – một thao tác nghiên cứu ngữ âm, đưa từng tiếng nói của mình thành đối tượng để phân tích, khác với nói một lời nói thông thường; có các cấp độ phát âm to (để kiểm soát được độ chính xác của âm vừa phát ra), phát âm khẽ (chuyển dần), phát âm thầm (chuyển vào trong tâm lý) và phát âm to lại lần nữa (kiểm soát cái đã nhập vào bên trong ấy có chính xác không).
- Phân tích – tách được lời nói ra thành từng tiếng rời, mỗi lần tách ra một tiếng trẻ sẽ dùng hai tay vỗ vào nhau tạo thành tiếng, hành động cơ thể và âm thanh nghe được dẫn vào tâm lý trẻ về một đặc điểm tiếng Việt có thể tách ra từng tiếng riêng rẽ, khác với tiếng Anh.
- Ghi lại – ghi lại bằng nhiều cách, từ các vật thật, đến mô hình (và cuối cùng mới là ghi lại bằng con chữ).
Điều đó giúp người học hiểu rằng việc ghi lại là mang tính quy ước, ghi lại cái âm mà mình phát ra, đồng thời người học cũng nắm được cách ghi đúng (từ trái sang, trên cùng một dòng, khoảng cách đều nhau giữa các tiếng được ghi lại). Sau khi ghi lại trẻ tiến hành đọc lại chính cái mình vừa ghi, quá trình đọc lại đồng thời có thể tự kiểm tra được mình ghi lại đúng hay sai và tự điều chỉnh.
Với các thao tác này, bài học đầu tiên trẻ nhận được là có thể TÁCH LỜI THÀNH TIẾNG.
Bài 2: TIẾNG KHÁC THANH
Từ một chuỗi lời nói, trẻ đã tách được thành từng tiếng rời. Đến đây trẻ tiếp tục dùng ba thao tác ngữ âm để phân tích tiếp từng tiếng rời ra thêm một cấp nữa, tự mình nhận ra tiếng Việt có dấu thanh: ca – cà, ca – cá, ca – cả, ca – cã, ca – cạ. Việc nắm được các TIẾNG KHÁC THANH là một bài học quan trọng cho trẻ về ngữ âm tiếng Việt.
Cách dùng các cử chỉ điệu bộ cơ thể để phân biệt các dấu thanh giúp trẻ hứng thú và ghi nhớ một cách nhanh chóng. Khi trẻ đã nắm được bộ dấu thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) rồi thì có thể luyện tập với bất kỳ tiếng nào trẻ cũng có thể phát âm lại – phân tích dấu thanh – ghi lại bằng mô hình/đọc lại được trên mô hình vừa ghi.
Bài 3: TÁCH TIẾNG LÀM HAI PHẦN
3.1. Lấy một tiếng thanh ngang làm tiếng mẫu, cho trẻ thực hiện tuần tự các thao tác Phát âm – Phân tích – Ghi lại và đọc lại.
Ví dụ: cho tiếng mẫu /ba/
– Phát âm /ba/ – phát âm to – nhỏ – thầm – to. Ghi lại bằng một mô hình tiếng nguyên .
– Phân tích (bằng tay):
+ Tách tiếng /ba/ thành hai phần – /ba/ (vỗ tay) – /b/ (đưa tay trái sang trái) – /a/ (đưa tay phải sang phải) – /ba/ (chập hai tay vỗ lại). Thực hành nhiều lần với các tiếng thanh ngang khác (xuân, thanh, nghiêng, tuân, mai,..). Với thao tác này, trẻ sẽ nhận ra một tiếng trong tiếng Việt có thể TÁCH LÀM HAI PHẦN.
Tách tiếng trên mô hình, lấy ngón tay trỏ phải chỉ tay vào mô hình, phân tích trên mô hình:
Với mô hình này, trẻ sẽ được hữu hình hóa một tiếng trong tiếng Việt có thể tách được làm hai phần và trẻ nắm khái niệm: phần đầu và phần vần (cho trẻ nhắc lại nhiều lần). 3.2 Phân biệt nguyên âm, phụ âm:
– Dùng tiếng mẫu /ba/
– Trẻ phát âm /ba/ (phát âm to – nhỏ – thầm – to). Ghi lại tiếng /ba/ bằng một mô hình tiếng nguyên.
– Trẻ phân tích (bằng tay): /ba/ – /b/ – /a/ – /ba/. Phân tích trên mô hình. Chỉ ra phần đầu của tiếng /ba/ là âm gì, phần vần của tiếng /ba/ là âm gì.
– Trẻ nghiên cứu phần vần của tiếng /ba/ – âm /a/. Phân tích âm /a/ – tự mình tiến hành phân tích bằng cách há miệng phát âm, ngậm miệng để thấy không thể phát âm, có thể phát âm kéo dài. Trẻ khái quát được đặc điểm của âm /a/ và đặt tên cho âm /a/, thống nhất tên gọi là nguyên âm a. Trẻ học cách ghi lại nguyên âm a bằng chữ a (viết thường, in thường) và nhận diện chữ a viết hoa.
– Trẻ làm tương tự với các âm o ô ơ e ê i u ư và nhận ra tiếng Việt có 9 nguyên âm.
– Tiếp tục phân tích phần đầu của tiếng /ba/ – âm /b/ – mím môi bật hơi mới phát ra được, há miệng không bật hơi thì không phát âm được, âm bật ra là tắt ngay không kéo dài được (nếu kéo dài là kéo âm ờ ờ ờ ờ – không phải âm /b/). Trẻ tự mình làm lại nhiều lần và nhận ra các đặc điểm của âm /b/, đặt tên cho âm /b/ là phụ âm. Học cách ghi âm /b/ bằng chữ b viết thường, in thường.
– Trẻ làm tương tự để có các âm c, ch, d, đ, g, h, kh, l, m, n, p, ph, nh, ng, r, s, t, th, tr, v, x.
Hết bài học này, trẻ nắm được các NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM TRONG TIẾNG VIỆT, tất nhiên bằng cách làm ra chúng..
Bài 4: VẦN CHỈ CÓ ÂM CHÍNH (Tiếng mẫu: [BA])
- Với tiếng mẫu /ba/, trẻ tiến hành phát âm to – nhỏ – thầm. Ghi lại bằng mô hình tiếng nguyên.
- Phân tích (bằng tay) tách tiếng /ba/ ra làm hai phần. Tách mô hình làm hai phần, phân tích trên mô hình.
- Lật bảng viết chính tả: ba
- Luyện tập với tất cả các tiếng có vần là nguyên âm a, thay đổi các phụ âm.
- Mở rộng ra các tiếng có các nguyên âm, phụ âm khác.
- Luyện đọc các bài đọc vần chỉ có âm chính
- Học phân biệt luật chính tả ngữ âm:
+ Viết đúng như các âm đã nói ra hoặc nghe được. Ví dụ: bá, về, nhà, lá, mẹ, cho…
+ Luật chính tả bắt buộc âm /cờ/ đứng trước e, ê, i phải ghi bằng chữ k
+ Luật chính tả theo nghĩa r; d; gi. Ví dụ: “da thịt” thì phải dùng “d”; “gia đình” thì phải dùng “gi”
+ Luật viết chữ hoa;
+ Luật ghi âm “i” bằng chữ i hoặc y.
Bài 5: Tiếng có VẦN chứa ÂM ĐỆM – ÂM CHÍNH (Tiếng mẫu: [LOA])
Quy trình phát âm – phân tích – ghi lại, đọc lại của các loại vần dưới đây đều giống như khi học vần chỉ có âm chính.
- Phân tích tiếng mẫu [LOA] gồm âm đầu – âm đệm – âm chính.
- Mở rộng vần [OA] sang vần cùng mẫu [oe], [uê], [uy], [ươ]…
- Luật âm “cờ” đứng trước âm đệm [oa], [oe], [uy], [ươ]; qua, que, quê, quy, quơ…
Bài 6: Tiếng có VẦN chứa ÂM CHÍNH – ÂM CUỐI (Tiếng mẫu: [LAN])
- Phân tích tiếng mẫu [LAN] gồm âm đầu –âm chính – âm cuối.
- Học thêm bán nguyên âm [ă] và [â] à an, ăn, ân, am, ăm, âm, ai, ay, ây…
Bài 7: Tiếng có VẦN chứa đầy đủ ÂM ĐỆM – ÂM CHÍNH – ÂM CUỐI (Tiếng mẫu: [LOAN])
- Phân tích mẫu [LOAN] gồm âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối.
- Mở rộng [oan], [oăn], [uân], [oang], [oăng]…
- Mở rộng luật âm “cờ” đứng trước âm đệm: quang, quanh, quăng, quân, quay…
- Học luật chính tả ghi nguyên âm đôi [ia], [ua], [ưa]
Thanh Hải tóm tắt quy trình học ngữ âm tiếng Việt.
Hà Nội, ngày 15/11/2017.
Từ khóa » Cách đọc ăm Và âm
-
Bài 40: Học Đánh Vần Am Ăm Âm Chuẩn, Dạy Bé Học Tiếng Việt ...
-
Bài 34: Am ăm âm - Tiếng Việt Lớp 1 [OLM.VN] - YouTube
-
Đề Tài 1: Cách Phát âm Và đánh Vần.
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt 2022
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng âm Vần Mới
-
Luyện Phát âm Phần Vần Am ăm âm Om ôm ơm Em êm Im Um | Lớp 1
-
Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Vần ăm- âm (Tiết 1)
-
Nguyên âm Và Phụ âm Trong Tiếng Anh | 4Life English Center
-
Tổng Hợp Quy Tắc đánh Dấu Trọng âm Cơ Bản Trong Tiếng Anh Giao Tiếp
-
Bảng âm Vần Theo Chương Trình GDCN Và VNEN
-
Âm Vị Học Tiếng Việt - Wikipedia
-
[PDF] 28 BÀI ĐỌC VÀ CÁCH ĐÁNH VẦN DÀNH CHO HỌC SINH CHUẨN ...
-
Cách Phát âm ED, S, ES Chuẩn Theo Phương Pháp Người Bản Xứ