Tiếng Việt Lớp 5 Câu Ghép Và 4 Bí Quyết Giúp Bé Chinh Phục Bài Tập ...
Có thể bạn quan tâm
Câu ghép là gì tiếng Việt lớp 5?
Theo định nghĩa của Wikipedia, câu ghép là loại câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau, thường từ 2 vế trở lên và mỗi vế sẽ có cấu tạo giống như một câu đơn với đầy đủ chủ vị ngữ. Đồng thời, chúng sẽ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với câu khác, cũng như bắt buộc có từ 2 cụm chủ vị trở lên tương ứng ở mỗi câu.
Còn theo khái niệm khi học tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu câu ghép được định nghĩa khá đơn giản, câu ghép chính là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này trong câu sẽ được gọi là vế câu.
Ví dụ về câu ghép lớp 5:
Đám mây đen/ đang kéo về, không gian/ càng trở nên xám xịt
CN VN CN VN
Các loại câu ghép lớp 5
Không chỉ về mặt định nghĩa, các bé khi học tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu về câu ghép cũng cảm thấy khá phức tạp vì chúng có nhiều loại như sau:
Câu ghép chính phụ
Đây là những câu có mệnh đề chính và phụ, chúng sẽ chịu sự phụ thuộc vào nhau để bổ sung ý nghĩa cho câu. Thông thường,mệnh đề chính phụ được kết nối với nhau thông qua những từ nối hay các quan hệ từ.
Bên cạnh đó, loại câu ghép này cũng sẽ bao hàm nhiều ý nghĩa như chỉ mục đích, nguyên nhân – kết quả, điều kiện…
Ví dụ:
Vì/ Hoàng Anh luôn cố gắng trong học tập/nên/ cậu ấy đã đạt được bằng khen học sinh giỏi lớp 5
=> Cấu trúc: từ nối - mệnh đề - từ nối - mệnh đề.
Cô ấy đẹp lên mỗi ngày/ vì / cô ấy đã tìm được bí quyết dưỡng và chăm sóc da đúng cách cho mình.
=> Cấu trúc: Mệnh đề - từ nối - mệnh đề.
Thời tiết ngày càng nóng bức, tâm lý ngày càng khó chịu
=> Cấu trúc: Chủ ngữ - phó từ - vị ngữ, chủ ngữ - phó từ - vị ngữ.
Câu ghép đẳng lập
Trong phần luyện từ và câu câu ghép lớp 5, đây là loại câu ghép sẽ có mệnh đề độc lập về nghĩa, có ý nghĩa và vai trò tương đương nhau trong một câu. Chúng thường được dùng để nói về mối quan hệ liệt kê, tương đồng hoặc lựa chọn.
Ví dụ:
Xuân đến, hè về.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ - vị ngữ, chủ ngữ - vị ngữ.
Tôi đang làm việc nhà, mẹ tôi đang nấu ăn còn em trai tôi đang chơi đá bóng.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ - vị ngữ, chủ ngữ - phó từ - vị ngữ, phó từ - chủ ngữ - vị ngữ.
Câu ghép hỗn hợp
Đây sẽ là loại câu ghép do câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ tạo nên.
Ví dụ:
Cô ấy đạt thành tích tốt trong học tập, cả nhà ai cũng vui mừng vì đây chính là kết quả xứng đáng để cô ấy cố gắng hơn trong tương lai.
Trong đó, có 2 mệnh đề của câu ghép đẳng lập chính là “cô ấy đạt thành tích tốt trong học tập” và “cả nhà ai cũng vui mừng vì đây chính là kết quả xứng đáng để cô ấy cố gắng hơn trong tương lai”
=> Hai mệnh đề trong câu ghép chính phụ là “cả nhà ai cũng vui mừng”, từ nối “vì” và mệnh đề 2 là “đây chính là kết quả xứng đáng để cô ấy cố gắng hơn trong tương lai".
Ứng Dụng VMonkey Dạy Trẻ Học Đánh Vần, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt Cho Trẻ Theo Chương Trình GDPT Mới. |
Tác dụng của câu ghép trong câu văn như thế nào?
Trong ngôn ngữ tiếng Việt nói chung, các bé khi học tiếng Việt lớp 5 nói riêng thì câu ghép được sử dụng với nhiều tác dụng khác nhau. Có thể kể đến như:
- Kết nối 2 câu đơn bổ sung ý nghĩa cho nhau: Câu ghép dùng để kết nối những vấn đề ở 2 câu đơn với nhau về nghĩa, thay vì sử dụng nhiều câu đơn thì khi ghép lại sẽ tăng hiệu quả nghe hiểu.
- Tránh bị hụt ý: Nếu sử dụng câu ghép sẽ tránh tình trạng bị hụt ý khi nói, viết câu đơn. Đồng thời chúng sẽ bổ sung ý nghĩa và nêu rõ ràng vấn đề cần diễn đạt.
- Cô đọng tinh tế câu văn: Trong quá trình viết hay nói đôi khi sẽ có nhiều ý dài, nếu dùng câu đơn để diễn tả thì nội dung sẽ dễ bị dàn trải, không cô đọng và hiểu nghĩa tốt hơn như câu ghép.
==> Tóm lại, việc sử dụng câu ghép trong văn nói và viết sẽ giúp bạn nói gọn gàng, rõ ràng vấn đề. Nhất là những vấn đề có sự liên quan đến nhau về mặt ý nghĩa. Để từ đó giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn.
Cách nối các về câu trong câu ghép trong tiếng Việt lớp 5
Một trong những yếu tố quan trọng trong chương tiếng Việt lớp 5 câu ghép các em cần phải nắm rõ, chính là cách nối các vế câu trong loại câu ghép. Bởi vì nếu nối 2 câu đơn với nhau không hợp lý sẽ khiến đoạn văn trông rườm rà, khó hiểu nghĩa hơn.
Vậy nên, dưới đây là những cách nối các vế câu đơn với nhau để thành câu ghép hoàn chỉnh:
Cách nối trực tiếp
Với cách nối này thì trong câu ghép sẽ không có sử dụng các cặp từ hô ứng hay từ đối. Thay vào đó chúng thường dùng dấu “,” để tách hai vế.
Ví dụ:
Trời sáng, nhiều bạn trẻ dậy chạy thể dục
Hôm nay mẹ tôi được nghỉ, tôi ở nhà phụ mẹ dọn nhà
Cách nối bằng cặp từ hô ứng
Trong những mệnh đề của câu ghép, thường chúng còn được nối với nhau bằng những cặp từ hô ứng như “bao nhiêu…bấy nhiêu”, “càng …càng”, “vừa…vừa”, “vừa…đã”, “đâu…đấy”, “ai…nấy”…
Ví dụ:
Bạn càng chăm chỉ, bạn càng đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Bạn cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu.
Trời vừa tối, hoàng hôn đã buông xuống thật đẹp.
Cách nối bằng các quan hệ từ
Trong câu ghép còn có cách nối là sử dụng các cặp quan hệ từ phổ biến như: “chẳng những…mà còn”, “nếu…thì”, “tuy…nhưng”, “vì…nên”… hay những quan hệ từ như “và, hoặc, rồi, thì, nhưng, hay…”
Ví dụ:
Chẳng những cô ấy xinh đẹp mà cố ấy còn thân thiện, tốt bụng.
Vì Quân dậy trễ nên anh ấy đã bị muộn học.
Tuy cô ấy không được giấy khen nhưng cô ấy đã cố gắng chăm chỉ trong học tập.
Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
Trong chương trình tiếng Việt lớp 5, các bé sẽ biết được mối quan hệ cụ thể trong những vế của câu ghép, điển hình như:
Quan hệ nguyên nhân-kết quả
Đây chính là câu ghép nói về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, thường sẽ đi kèm với những cặp quan hệ từ như “do…nên”, “vì…nên”, “bởi vì…cho nên”.
Ví dụ:
Bởi vì Hoàng không chăm chỉ học tập nên bạn ấy đã bị điểm kém trong bài kiểm tra.
Do thời tiết xấu nên mọi người hoãn chuyến đi du lịch đã lên kế hoạch.
Quan hệ điều kiện-kết quả
Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện – kết quả thường sẽ nói về những sự việc chỉ có thể xảy ra khi có sự việc khác xảy ra hay hành động khác xuất hiện. Với mối quan hệ này thường sẽ sử dụng một số cụm từ nối như “nếu…thì”, “hễ như…thì”, “hễ…giá”, “giá như…thì”….
Ví dụ:
Nếu mẹ tôi không ở nhà thì tôi cũng sẽ đi chơi.
Nếu trời nắng to thì tôi sẽ không ra đường.
Hễ mà anh ấy đi trễ thì tôi sẽ bị trễ xe buýt.
Giá như tôi chăm học thì tôi đã đạt giấy khen.
Quan hệ tương phản
Trong tiếng Việt lớp 5 câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản thường sẽ có hai mệnh đề nói về hai vấn đề trái ngược nhau, chúng thường sử dụng những mệnh đề quan hệ như “mặc dù…nhưng”, “tuy…nhưng”.
Ví dụ:
Tuy bị đau bụng nhưng anh ấy vẫn cố gắng đi học đầy đủ.
Tuy anh rất tốt nhưng em rất tiếc
Mặc dù rất cố gắng đi sớm nhưng tôi vẫn bị trễ học.
Quan hệ tăng tiến
Câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các mệnh đề trong câu thường sẽ thông qua một số cặp quan hệ từ như “không chỉ…mà còn”, “không những…mà còn”.
Ví dụ:
Mai không chỉ biết hát mà cô ấy còn biết đàn.
Không những mẹ tôi nấu ăn rất ngon mà bà ấy còn là người rất tốt bụng.
Quan hệ mục đích
Quan hệ mục đích giữa những mệnh đề của câu ghép thường sẽ được thể hiện thông qua một số quan hệ từ như “thì, để…”
Ví dụ:
Tôi mua rất nhiều trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Để đạt kết quả mong muốn thì tôi phải cố gắng chăm chỉ hơn mỗi ngày.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Ứng Dụng Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt Hiện Đại Ở Mầm Non Và Tiểu Học
Tiếng Việt lớp 5 từ đồng âm: Các kiến thức cần nhớ và một số lưu ý khi sử dụng
Tính từ tiếng Việt lớp 5 là gì? Phân loại, chức năng và kinh nghiệm học hiệu quả
Hướng dẫn cách đặt câu khi học tiếng Việt lớp 5 câu ghép
Dựa vào những kiến thức trên về câu ghép, để có thể đặt câu được với loại câu này thì các bé có thể áp dụng một số cách sau đây:
Đặt câu ghép bằng việc sử dụng từ nối hay là cặp từ liên kết
Dựa vào những loại câu ghép trên, mọi người sẽ thấy có những loại câu ghép được kết nối với những từ liên kết có ý nghĩa. Vậy nên, nếu bạn đặt câu có quan hệ ngang bằng có thể dùng từ liên kết “và”, còn nếu các mệnh đề câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả thì dùng từ “vì…nên”.
Cũng tương tự như vậy, tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích đặt câu của người nói và viết để có thể sử dụng các từ liên kết của câu ghép phù hợp.
Đặt câu ghép theo mô hình mẫu
Dựa vào những mô hình đặt câu ghép chính phụ, sẽ giúp các bé hiểu rõ hơn về cách đặt câu theo mô hình mẫu. Cụ thể:
- Mô hình (Từ nối) C – V (Từ nối) C – V: Vì Nam chăm học nên bạn ấy đã đạt được 10 điểm văn
- Mô hình C – V (Từ nối) C – V: Mai đạt thành tích học tập xuất sắc vì cô ấy cố gắng và chăm chỉ.
- Mô hình C (Phó từ) V, C (Phó từ) V: Trời càng về đêm, bầu trời càng nhiều sao.
Một số lỗi bé thường gặp khi làm bài tập tiếng Việt lớp 5 câu ghép
Về cơ bản, câu ghép có nhiều loại và mối quan hệ. Chính vì vậy, trong quá trình làm bài tập thì các bé thường mắc một số lỗi như:
- Không xác định được thế nào là câu ghép: Vì có nhiều câu đơn cũng được phân tách bằng dấu phẩy nên các bé nghĩ rằng đó là câu từ ghép.
- Không xác định được chủ ngữ - vị ngữ của câu: Vì câu ghép thường có từ 2 mệnh đề trở lên và mỗi mệnh đề đều là cụm chủ vị, nên nhiều bé khi không xác định được chủ - vị ngữ cũng sẽ làm sai bài tập.
- Nhầm lẫn giữa câu ghép với câu đơn và câu phức: Vì câu ghép là sự kết hợp của nhiều câu đơn, thậm chí là câu phức nên các bé không phân biết được và dễ nhầm lẫn khi làm bài tập.
- Lỗi về cấu tạo ngữ pháp: Trong quá trình đặt câu ghép có thể thiếu chủ ngữ, vị ngữ hay thừa thành phần câu, các thành phần câu không rõ ràng… cũng khiến các bé làm bài tập sai.
- Lỗi về nghĩa: Khi đặt câu với những câu sai nghĩa, câu không rõ nghĩa của cả hai mệnh đề… cũng dẫn tới việc khi đặt câu cũng sẽ bị sai.
- Lỗi dấu câu – lỗi về hình thức: Trong khi đặt câu không có các dấu ngắt của hai mệnh đề, cầu dài dằng dặc không có ngắt nghỉ và thậm chí nhiều bé còn đặt dấu câu sai, nơi đặt dấu phẩy lại để dấu chấm….
Bí quyết giúp bé chinh phục bài tập tiếng Việt lớp 5 câu ghép hiệu quả
Chung quy, việc đặt câu ghép với các bé lớp 5 sẽ thường xuyên mắc phải các lỗi cơ bản. Nhưng để giúp bé học tốt kiến thức tiếng Việt này, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Học tiếng Việt lớp 5 hiệu quả cùng Vmonkey
Để giúp con tạo được nền tảng tiếng Việt một cách vững chắc từ các lớp dưới, bố mẹ có thể chọn Vmonkey để làm “người bạn đồng hành” với con.
Vmonkey được biết đến là ứng dụng dạy học tiếng Việt online dành cho các bé mầm non cho đến tiểu học, với nội dung dạy bám sát chương trình GDPT mới, nên các bé sẽ bớt áp lực hơn trong quá trình học tập.
Điểm đặc biệt của Vmonkey chính là dạy bé học thông qua sách nói, truyện tranh với đa dạng chủ đề gần gũi, quen thuộc với bé. Mỗi câu chuyện sẽ là những bài học tương ứng với các cấp độ phù hợp với độ tuổi của mỗi bé.
Đồng thời, với Vmonkey, các con còn được tham gia các trò chơi luyện tập, củng cố kiến thức mỗi ngày, để biến những giờ học thoải mái và hứng thú hơn.
Hiện tại, Vmonkey đang được hàng triệu phụ huynh tin dùng. Để con phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và tạo nền tảng tiếng Việt vững chắc khi học trên trường thì đây là công cụ đáng để đầu tư cho tương lai của con. Phụ huynh có thể đăng ký để được tư vấn miễn phí, hoặc tham khảo video sau để hiểu rõ hơn về Vmonkey nhé.
Giúp bé nắm vững kiến thức cơ bản về câu ghép
Không thể nào bắt tay vào thực hành khi lý thuyết chưa chắc chắn. Vậy nên, bố mẹ cần phải hướng dẫn, hỗ trợ giúp bé nắm vững và hiểu rõ về câu ghép, các loại câu ghép, mô hình đặt câu, mối quan hệ của chúng, cách xác định chủ ngữ, vị ngữ, xác định câu ghép với các loại câu khác….
Ban đầu, bố mẹ nên giải thích cho bé hiểu thực sự thế nào là câu ghép, sau đó đưa ra các ví dụ để bé dễ hình dung. Sau đó mới lần lượt hướng dẫn đến các kiến thức liên quan để bé hiểu từ từ nhưng sẽ thấm lâu hơn.
Ứng dụng câu ghép trong đời sống thực tiễn
Với các bé nhỏ, các ví dụ trong sách giáo khoa đôi lúc sẽ hơi mường tượng, khó hiểu. Vậy nên, để giúp còn hiểu rõ hơn về câu ghép, cách đặt câu ghép thì bố mẹ có thể lấy những ví dụ xung quanh, gần gũi với bé mỗi ngày.
Chẳng hạn như “nếu con học hành chăm chỉ thì con sẽ được bố mẹ thưởng một chuyến đi chơi”… tương tự như vậy con sẽ dễ dàng hình dung và áp dụng chúng trong học tập tốt hơn.
Học luôn đi đôi với hành
Nắm chắc lý thuyết là một phần, nếu bé không được thực hành thường xuyên thì con sẽ rất dễ nhanh quên kiến thức đó.
Vậy nên, bố mẹ nên cho bé thực hành nhiều bằng việc làm nhiều bài tập, cùng với con đặt câu mỗi ngày liên quan tới câu ghép. Đặc biệt, bạn nên tinh tế khi lồng ghép các câu hỏi trong cuộc giao tiếp hàng ngày với con để bé cảm thấy thoải mái mà không bị ép buộc nhé.
Các dạng bài tập về câu ghép lớp 5 cho bé tự luyện
Xem thêm: Tổng hợp 10+ cách dạy tiếng việt lớp 5 cho bé giúp bé học tốt, bố mẹ an tâm
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về kiến thức tiếng Việt lớp 5 câu ghép. Về cơ bản, kiến thức này cũng không quá khó, nếu như bố mẹ đồng hành, hỗ trợ và hướng dẫn con một cách dễ hiểu, đảm bảo bé sẽ chinh phục bài tập này hiệu quả.
Từ khóa » Các Quan Hệ Từ Trong Câu Ghép
-
Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ - Văn Mẫu Việt Nam
-
Các Cặp Quan Hệ Từ Trong Câu Ghép Lớp 5 - Hỏi Đáp
-
Câu Ghép
-
[CHUẨN NHẤT] Đặt Câu Ghép Có Quan Hệ Từ - TopLoigiai
-
Một Số Cặp Quan Hệ Từ Thường Gặp Và Các Dạng Bài Tập Về ... - HOCMAI
-
Các Cặp Quan Hệ Từ Trong Câu Ghép Lớp 5 - Hỏi Gì 247
-
Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ (trang 32) - Tiếng Việt 5 Tập 2
-
Tìm Ví Dụ Về Các Cặp Quan Hệ Từ Trong Câu Ghép - Nguyen Bao Anh
-
Câu Ghép Là Gì? Ví Dụ Về Câu Ghép - Luật Hoàng Phi
-
Luyện Từ Và Câu: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ
-
Ví Dụ Về Các Cặp Quan Hệ Từ Trong Câu Ghép - Hoc24
-
Các Cặp Quan Hệ Từ Trong Câu Ghép
-
Giải Bài Luyện Từ Và Câu: Nối Các Vế Câu Ghép Bằng Quan Hệ Từ
-
Soạn Bài: Câu Ghép