Tiếng Việt Lớp 5 Lập Dàn ý Tả Cảnh Hay Và Chi Tiết - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Lý do nên lập dàn ý trước khi viết một bài văn?
Chúng ta đều đã biết là để có thể viết được một bài văn hoàn hảo thì luôn cần có một bài dàn ý đầu tư kỹ lượng. Vậy thì đây là lý do mà ta nên lập dàn ý tả cảnh trước khi viết văn? Hãy cùng tìm hiểu qua các lý do sau đây nhé.
Dàn ý giúp bài văn đi đúng trọng tâm, tránh bị lan man
Khi học trên lớp, lúc nào đến tiết Tập làm văn thì giáo viên đều sẽ yêu cầu học sinh lập một dàn ý chi tiết dựa trên dàn ý của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. Dù đó là bài văn nghị luận xã hội hay là bài văn nghị luận văn học thì đều cần có dàn ý và đồng thời yêu cầu các bé ghi ra những ý tưởng, những nội dung mà mình bật ra trong lúc đọc đề bài vào một bên của dàn ý. Bởi vì khi trẻ ghi ra tờ giấy một cách có bố cục đàng hoàng, trẻ sẽ dễ dàng trông thấy từng ý chính phụ, từng nội dung quan trọng và sắp xếp chúng vào vị trí chính xác.
Và nhờ đó trẻ có thể xây dựng được một bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc và có tính logic cao khi viết thành văn, bài viết đó cũng tránh được vấn đề viết lan man do phải vừa suy nghĩ vừa viết. Ngoài ra sau khi lập dàn ý tả cảnh lớp 5 thì việc viết bài văn sẽ trở nên vô cùng dễ dàng và nhanh chóng, giúp cho các học sinh có thể giảm thiểu thời gian suy nghĩ khi viết thành văn. Hơn nữa là việc có một chiếc dàn ý chỉn chu về bố cục sẽ giúp cho người chấm bài cảm thấy thoải mái và dễ dàng nắm được trọng tâm của bài viết, qua đó thì cũng sẽ vui lòng để tặng cho bé một con điểm cao hơn.
Giúp học sinh chuẩn bị đầy đủ ý và tránh trường hợp bí ý tưởng
Ngoài việc giúp cho bài viết có được bố cục rõ ràng, tạo nên sự mạch lạc thì một bài dàn ý còn giúp cho bài văn có đầy đủ ý tứ, giúp trẻ viết bài tránh bị sót ý. Nhờ vào lúc viết dàn ý ra giấy, trẻ sẽ có thời gian tập hợp những ý cần có, sắp xếp chúng theo một trình tự phù hợp, sau đó là liệt kê thêm các nội dung và dẫn chứng mà trẻ muốn thêm vào để tô điểm cho bài viết thêm đặc sắc. Và sau khi viết xong bài dàn ý, tất cả các nội dung, trình tự và ý tưởng đều đã được gói gọn trên giấy, trẻ có thể nhìn chúng một cách bao quát và dễ dàng ghi nhớ trong đầu.
Đến khi kiểm tra hay thi cử thì trẻ chỉ việc học thuộc dàn ý hoặc là đọc nhiều lần để ghi nhớ các ý cùng với đọc các bài văn mẫu là có thể viết bài viết một cách đầy đủ nội dung. Và tất nhiên việc học thuộc một dàn ý chi tiết sẽ luôn dễ dàng hơn là việc học thuộc cả một bài văn mẫu đúng không nào? Hơn nữa thì dàn ý cũng sẽ cho trẻ khả năng tư duy, ghi nhớ các ý tưởng một cách đầy đủ và nhanh chóng hơn, trẻ có thể dễ dàng ghi ra từng ý một mà tránh được vấn đề bí ý tưởng do chưa chuẩn bị hoặc là học bài văn mẫu quá dài nên không thể nhớ kỹ.
Các bước viết một bài dàn ý chi tiết dành cho học sinh lớp 5
Tuy nhiên, để lập dàn ý tả cảnh lớp 5 đúng và đủ thì không phải là điều dễ dàng. Các bé nên làm theo từng bước từ việc tìm hiểu đề bài, tìm các ý quan trọng sau đó mới là viết lên dàn ý. Cần phải theo sát các bước ấy để có thể tạo ra một dàn ý chi tiết hay nhé các em.
Bước 1: Cách lập dàn ý lớp 5 - Tìm hiểu kỹ đề bài
Để đi sâu vào bước đầu tiên trong quá trình lập dàn ý nói chung và lập dàn ý tả cảnh lớp 5 nói riêng thì ta sẽ bắt đầu phân tích hai điều chính sau đây:
-
Lý do phải tìm hiểu kỹ đề bài: Lý do nằm ở việc đề bài chính là thứ quyết định hoàn toàn đến chủ đề, nội dung mà ta cần phải viết trên giấy thi. Vì thế mà bé cần phải đọc thật kỹ, nghiền ngẫm thật kỹ trước khi viết để có thể hướng bài văn của chính mình đến nội dung liên quan, phù hợp và đúng trọng tâm của đề bài yêu cầu. Bởi vì chỉ cần bài viết đi sai lệch với đề bài một phần cũng sẽ dễ làm cho con điểm của các bé sẽ giảm đi phân nữa luôn đấy, do đó mà hãy đọc đề thật kỹ trước khi viết bài nhé.
-
Đi sâu tìm hiểu đề: Để có thể tìm hiểu đề thật kỹ và hiểu đủ các yêu cầu thì học sinh cần tìm hiểu đề dựa trên ba câu hỏi: “Loại văn của đề bài là gì?”, “Miêu tả về ai, cái gì?”, “Yêu cầu tả đồ vật thế nào theo đề bài?”. Ví dụ đề cho “Các em hãy miêu tả một con thú cưng mà em yêu quý”. Vậy thì dựa trên ba câu hỏi ấy, ta sẽ trả lời được rằng đề bài thuộc loại văn miêu tả, yêu cầu bé tả một con vật và con vật được bé yêu thích nhất.
Như vậy, cứ mỗi khi phân tích đề bài, các bé hãy trả lời đủ ba câu hỏi trên thì sẽ có thể tìm ra trọng tâm yêu cầu của bài tập làm văn. Nhờ đó các bé có thể nắm được trọng tâm của bài viết và có thể tránh bị lạc đề nhé.
Bước 2: Tìm kiếm các ý cho bài văn
Sau khi đã hiểu được yêu cầu từ đề bài thì việc quan trọng tiếp theo đó là tìm kiếm các ý cần phải có trong bài văn của chúng ta. Các nội dung thông thường đều đã được giáo viên hướng dẫn cách tìm và dẫn chứng trong suốt quá trình học trên lớp rồi. Vì vậy các bạn học sinh lớp 5 chúng ta đừng nên lơ là trong lúc giáo viên giảng bài đó nha.
Vậy thì cụ thể việc tìm ý cho bài văn làm như thế nào? Đối với một bài viết miêu tả sự vật, con người thì ta nên học cách quan sát thật kỹ bề ngoài của sự vật, hiện tượng đó. Quan sát cả về hành động thường ngày, về các tính chất của hiện tượng ấy, thêm nữa là sở thích hay tính cách của đối tượng mà ta đang hướng đến. Ngoài ra còn có thể quan sát thêm về những sự biến đổi của đối tượng khi thời tiết thay đổi hoặc mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, đồng thời còn có thêm những điểm nổi trội, đặc biệt của đối tượng, sự vật, sự việc đó.
Nhờ bước lập các ý cần thiết này mà khi ta tiến hành viết bài văn thì quá trình viết sẽ trở nên rất nhanh chóng. Hơn nữa là tránh được tình trạng thiếu sót các ý hay do chưa chuẩn bị từ sớm và khi chuẩn bị trước thì các bé cũng sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc tìm hiểu về đối tượng cần miêu tả, từ đó có thể khai thác được nhiều ý sâu sắc hơn.
Bước 3: Tiến hành lập dàn ý
Đây là bước cuối cùng của quy trình viết thành một dàn ý hoàn chỉnh, đó là sắp xếp và tổng hợp các ý đã soạn ra theo một trình tự, bố cục chuẩn một bài văn. Từ các phần mà ta đã chuẩn bị khi nãy, gồm các ý mình đã soạn và dựa vào trình tự và bố cục theo yêu cầu của giáo viên đã dạy cho ta. Sau đó các em hãy đưa các ý đã soạn vào đúng bố cục đó bao gồm cả mở bài, thân bài và kết bài.
Mở bài thông thường sẽ có phần giới thiệu về chủ đề sau đó là lý do mà mình chọn chủ đề ấy hoặc là một ít thông tin về vấn đề hay sự vật, sự việc đó. Chẳng hạn như mình tả một chú cún thì ta có thể bắt đầu bằng việc giới thiệu đây là chú cún yêu thích nhất và được tặng vào một dịp đặc biệt nào đó.
Ngoài ra trong quá trình lập dàn ý thì các bé cũng nên học cách thường xuyên đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề mà mình đang ta. Và liên tục trả lời câu hỏi ấy để có thể giúp cho dàn ý trở nên chi tiết và sâu sắc hơn, nhờ vậy mà bài văn cũng sẽ trở nên đầy đủ các ý và miêu tả một cách chặt chẽ hơn các sự việc, hiện tượng.
Để lập dàn ý tả cảnh lớp 5 cũng như viết bài văn tả cảnh hay, con cần có vốn từ tiếng Việt phong phú, khả năng diễn đạt linh hoạt, trí tưởng tượng tư duy logic. VMonkey - Ứng dụng xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ Mầm non và Tiểu học theo Chương trình GDPT Mới sẽ giúp con rèn luyện những kỹ năng này thông qua hệ thống bài học đồ sộ, bài bản với kho truyện tranh tương tác, sách nói khổng lồ. VMonkey có gì thú vị mà lại được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con? CLICK xem video bên dưới hoặc TRUY CẬP NGAY: TẠI ĐÂY ba mẹ nhé!
Các bài viết không thể bỏ lỡ
VMonkey - Xây dựng nền tảng ngôn ngữ tiếng Việt cho con
Học tiếng Việt lớp 5 lập dàn ý tả cơn mưa: Các bước thực hiện và một số mẫu dàn ý “CHUẨN”
Tính từ tiếng Việt lớp 5 là gì? Phân loại, chức năng và kinh nghiệm học hiệu quả
Một số bài mẫu trong tiếng Việt lớp 5 lập dàn ý tả cảnh
Và sau đâu Monkey xin gửi đến các bé học sinh lớp 5 những mẫu dàn ý tả cảnh mà thường xuyên được giáo viên cho vào đề kiểm tra và đề thi. Vì vậy hãy lấy giấy bút ghi lại để dành ôn luyện và đạt điểm thật cao nhé các bé.
Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh lớp 5 - Tả cảnh hoàng hôn quê em
-
Mở bài dàn ý bài văn tả cảnh lớp 5 : Giới thiệu về thời gian có hoàng hôn và địa điểm của vùng quê em (Ánh chiều vàng báo hiệu cho thời khắc chuyển giao giữa buổi trưa nắng gắt sang khí hậu êm dịu của cảnh hoàng hôn…). Có thể vận dụng các bài thơ hay vào bài.
-
Thân bài lập dàn ý bài văn tả cảnh hoàng hôn:
a. Tả cảnh một cách bao quát:
-
Cảnh sắc xung quanh có màu như thế nào? (Màu hồng của nắng ánh lên những tia sáng vàng còn vương lại của giấc trưa…)
-
Thời tiết lúc bấy giờ ra sao? ( Thời tiết nóng gắt dần trở nên dịu nhẹ…)
-
Em thấy nó đẹp như thế nào?
b. Tả cảnh hoàng hôn chi tiết:
-
Tả những cảnh sắc đặc trưng nơi quê hương em trông như thế nào khi có hoàng hôn. (Mặt biển ánh lên màu hồng thật tuyệt đẹp, những cánh đồng lúa màu vàng tươi giờ đây như trở thành màu sắc không thể thiếu dưới bầu trời được bao phủ một màu hồng ấm áp,...)
-
Miêu tả hành động của người dân quê hương em khi trời ngả màu hoàng hôn.
-
Ở quê em thường có những loài vật nào và chúng thường làm gì vào lúc hoàng hôn?
-
Em cảm thấy yêu thích nhất là điều gì trong cảnh hoàng hôn ở quê hương em?
-
Lập dàn ý bài văn tả cảnh hoàng hôn - Kết bài: Ở phần lập dàn ý tả cảnh lớp 5 này em hãy nêu cảm nghĩ và mong muốn của mình về cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp ở quê hương.
Lập dàn ý tả cảnh lớp 5 - Dàn ý miêu tả cảnh một cơn mưa rào
-
Mở bài: Giới thiệu bao quát về khung cảnh trước cơn mưa rào:
-
Trời nắng và không khí ngột ngạt, cây cối khô cằn như đang thầm xin một ít giọt nước từ ông trời.
-
Dần có mây đen kéo đến, gió lần lượt thổi mạnh từng cơn mát rượi.
-
Chuồn chuồn bay là gần mặt đất như đang báo hiệu một trận mưa rào to sắp kéo đến.
-
Thân bài: Tả cảnh theo trình tự của thời gian
a. Khi trời sắp mưa:
-
Mây đen trải dài khắp một khoảng trời rộng…
-
Gió thổi lên cuồn cuộn vừa mát vừa cho ta thấy được sức mạnh của thiên nhiên…
-
Cây cối cũng nghiêng ngả theo chiều gió thổi.
-
Bụi, cát, những chiếc lá vốn nằm yên trên mặt đất giờ cũng bay lên mù mịt,...
b. Khi trời bắt đầu mưa:
-
Mưa trút xuống như tuôn hối hả, thể hiện sức mạnh hùng vĩ của thiên nhiên.
-
Cây cối xung quanh như được đắm mình trong cơn mưa mát mẻ, trút bỏ đi sự nóng bức thường ngày.
-
Người người xung quanh vội vàng đi tìm nơi trú, có những đứa trẻ con cởi trần nô đùa dưới cơn mưa rào.
-
Nước chảy trên mặt đất tạo thành dòng cuồn cuộn rửa trôi những đất cát, bụi bẩn,...
-
Những con vật như chú trâu, chú bò cũng vội vã ẩn mình trong bụi rơm, nhà chòi để tránh mưa.
-
Sau những cơn nắng làm thời tiết oi ả nóng bức thì giờ đây cơn mưa mát lạnh đã làm dịu đi tất cả, ai nấy cũng thấy thoải mái dễ chịu.
c. Lúc trời mưa tạnh:
-
Đám mây đen dần tan biến, các hạt mưa thưa dần rồi biến mất.
-
Bầu trời trở nên trong xanh và mát mẻ hơn hẳn so với trời khi đang mưa.
-
Mọi người cũng dần trở lại tiếp tục với công việc còn dang dở.
-
Cây cối được gội rửa trở nên tươi xanh và lung linh dưới bầu trời xanh ngớt.
-
Đàn trâu, bò cũng rời khỏi nơi trú của mình.
-
Kết bài: Nêu cảm nhận của em về cơn mưa rào hôm ấy, em có thích trời mưa hay không?
Xem thêm: Học tiếng Việt lớp 5 quan hệ từ - Cách sử dụng và những kiến thức quan trọng
Cách lập dàn ý tả cảnh lớp 5 - Quang cảnh trường em trước buổi học
-
Mở bài: Giới thiệu một cách bao quát về quang cảnh trường em trước giờ học. (Có thể dẫn chứng các bài thơ về tuổi học trò).
-
Thân bài: Miêu tả quang cảnh trường học em trước giờ vào học
a. Cảnh trường em trước giờ học 15 phút
-
Nhiều bạn học sinh có mặt từ sớm để tham gia trực nhật, ngoài ra thì sân trường rất vắng.
-
Các chủ bảo vệ cũng đã đến trường và chuẩn bị trống cho tiết học sớm.
-
Những cây xanh trên sân trường như đang vươn mình lên đón nắng sớm mai.
-
Những chú chim và bướm bay lượn ríu rít trên những tán cây.
-
Một ít phút sau các bạn học sinh khác cũng đã vào lớp, mọi người nô đùa cười giỡn với nhau thật vui vẻ.
b. Quang cảnh trường em vào 15 phút đầu giờ tiết học
-
Sau tiếng trống trường vang vọng thì các bạn học sinh cũng đã tập trung đầy đủ vào lớp học.
-
Có bạn thì còn đùa giỡn, có bạn thì đã bắt đầu lấy bài môn đầu tiên ra để ôn tập.
-
Thầy cô cũng dần tiến vào lớp học và chuẩn bị bài giảng cho một buổi học mới.
-
Các chú chim vẫn còn líu lo hát vang trên tán cây.
-
Cùng với đó thì mặt trời dần tỏa sáng hơn với những áng mây trắng xóa.
-
Kết bài: Hãy nêu cảm xúc của em vào thời khắc ngôi trường trước giờ vào học.
Tiếng Việt lớp 5 lập dàn ý tả cảnh - Phong cảnh công viên vào những buổi sáng
-
Mở bài lập dàn ý tả cảnh công viên lớp 5: Giới thiệu bao quát về công viên mà bạn muốn tả, nêu tên mọi người thường gọi công viên đó.
-
Thân bài:
a. Tả cảnh một cách bao quát
-
Vị trí của công viên, xa hay gần với nhà em?
-
Kích thước của công viên như thế nào?
-
Quang cảnh, không gian như cỏ cây, hàng ghế đá vẫn đang dần tỉnh giấc để đón một buổi sáng đầy ánh nắng và sức sống tươi sáng,...
b. Tả chi tiết quang cảnh công vên
-
Ông mặt trời đang dần vươn cao phía sau những cô mây, không gian dần ngập tràn ánh sáng ấm áp, xoa dịu cái lạnh của buổi đêm,...
-
Cây cối, chim chóc trở tắm mình trong ánh nắng buổi sớm,...
-
Mọi người cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, có người tập thể dục, có người thì ngồi ăn sáng để chuẩn bị bắt đầu công việc,...
-
Con đường xung quanh, xe cộ như thế nào?
-
Kết bài: Nêu cảm nghĩ và cảm xúc của em vào buổi sáng tại công viên ấy.
Lập dàn ý tả cảnh lớp 5 - Miêu tả cảnh chợ hoa ngày Tết ở quê em
-
Mở bài: Giới thiệu bao quát về phiên chợ hoa ngày Tết trên quê hương em
-
Thân bài:
a. Miêu tả bao quát về quang cảnh chợ hoa ngày Tết
-
Thời gian mà mọi người bắt đầu phiên chợ hoa ngày Tết là ngày nào?
-
Nơi diễn ra phiên chợ hoa của quê em thường tổ chức ở đâu?
-
Miêu tả không khí của phiên chợ ấy? (Vô cùng nhộn nhịp, mọi người nói chuyện rôm rả với nhau, những bông hoa tạo nên sắc màu nổi bật và xinh đẹp).
b. Miêu tả chi tiết cảnh phiên chợ náo nhiệt vào dịp Tết quê em
-
Mặt trời tỏa sáng làm cho cảnh vật của phiên chợ hoa trở nên lung linh hơn bao giờ hết.
-
Không khí mát lạnh, se se khi thời điểm đã cận kề những ngày Tết…
-
Những chú chim, cô bướm ríu rít như đã bị hấp dẫn bởi sắc đẹp của các nàng hoa khoe sắc,...
-
Mọi người xung quanh ai cũng tấp nập chen chúc nhau để có thể được những bông hoa đẹp nhất về chưng ngày Tết.
c. Tả những bông hoa trong phiên chợ ngày Tết
-
Mỗi một gian hàng đều trưng bày rất nhiều hoa tươi, chúng đua nhau khoe sắc như quyến rũ mọi người đến xem.
-
Hoa nào cũng đều tươi và đặc sắc, nhìn vào ta có thể thấy được công sức lớn lao của người trồng hoa, từ lúc ươm mầm đến khi hoa nở rộ,...
d. Tả con người ở trong phiên chợ hoa vào dịp Tết quê em
-
Những ngày cận kề ngày Tết, mọi người đến mua hoa rất nhiều.
-
Họ không chỉ đến sớm để mua những bông hoa xinh đẹp nhất mà dường như đang bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của ngàn bông hoa đang khoe sắc…
-
Kết bài: Nêu cảm xúc của em về phiên chợ Hoa ngày Tết trên quê hương em.
Và đó là những thông tin và các bước mà các bé cần biết khi học môn tiếng Việt lớp 5 lập dàn ý tả cảnh. Các bé hãy nhớ lấy giấy bút ghi lại thật kỹ càng để dành cho những khi cần thiết đó nhé. Chúc các em sẽ dành được điểm thật tốt trong quá trình học lập dàn ý tả cảnh lớp 5 và nhiều bài học khác.
Từ khóa » Viết Dàn ý Bài Văn Tả Người Lớp 5
-
Lập Dàn ý Cho Các Bài Văn Tả Người Lớp 5
-
Lập Dàn ý Bài Văn Tả Người Thân Trong Gia đình Em Lớp 5
-
Top 10 Dàn ý Bài Văn Tả Người Cho Học Sinh Lớp 5 Chi Tiết Nhất
-
Lập Dàn ý Bài Văn Tả Người Trong Gia đình Em (9 Mẫu)
-
Dàn Ý Bài Văn Tả Người Lớp 5 ❤️️ 15 Mẫu Ngắn Hay Nhất
-
7 Mẫu Lập Dàn Bài Tả Một Người Thân Trong Gia đình Em - Thủ Thuật
-
Dàn ý Bài Văn Tả Người Lớp 5 - Hỏi Đáp
-
Lập Dàn ý Bài Văn Tả Người Bà Yêu Quý Của Em Lớp 5
-
Lập Dàn ý Chi Tiết Cho Bài Văn Tả Một Người Trong Gia đình Em
-
Lập Dàn ý Bài Văn Tả Người Bạn Thân - Văn Mẫu Lớp 5 - Ôn Thi HSG
-
Dàn ý Bài Văn Tả Người Bố Của Em Lớp 5 Hay Nhất (4 Mẫu)
-
Tải Lập Dàn ý Cho Các Bài Văn Tả Người Lớp 5 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tập Làm Văn Lớp 5: Dàn ý Tả Mẹ (5 Mẫu) - Chiase24
-
Lập Dàn ý Chi Tiết Cho Bài Văn Tả Một Người Trong Gia đình Em