Tiếp Cận Thiếu Máu ở Trẻ Em - Thầy Thuốc Việt Nam

Theo tổ chức y tế thế giới thiếu máu là tình trạng xét nghiệm có nồng độ hemoglobin máu thấp hơn so với mức quy định,  < 140g/L đối với sơ sinh, từ 6 tháng đến 6 tuổi <110g/ L, từ 6 đến 14 tuổi < 120g/ L.

Dựa và chỉ số Hb máu, thiếu máu được phân loại thành 3 mức nhẹ, vừa và nặng.

Thiếu máu là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Thường gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng (sắt, acid folic,  vitamin B12, protein,..), ngoài ra còn có một số nguyên nhân như tan máu do các bệnh thiếu men G6PD, hồng cầu liềm, thalassemia,..; mất máu do nhiễm giun móc, xuất huyết tiêu hóa,… hoặc do các nguyên nhân suy tủy, thâm nhiễm tủy xương,…

Trẻ bị thiếu máu thường da xanh xao, niêm mạc nhợt nhat, mệt mỏi, ít hoạt động. Nếu nguyên nhân thiếu máu xảy ra đột ngột như mất máu cấp, tan máu, trẻ có thể tụt huyết áp, tim đập nhanh, ngất,.. Tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu, có thể có các triệu chứng khác kèm theo như vàng da trong bệnh cảnh tan máu, lách to trong bệnh thalassemia,…Nếu thiếu máu nặng kéo dài làm cho tim to, khó thở khi gắng sức, tim có tiếng thổi tâm thu. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, lượng hemoglobin và xét nghiệm tìm nguyên nhân thiếu máu. Điều trị thiếu máu tùy theo nguyên nhân. Vì vậy, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ để điều trị hiệu quả. Để phòng tránh thiếu máu ở trẻ em, cần có chế độ chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng tối ưu cho trẻ và điều trị kịp thời các tình trạng bệnh lý ở trẻ em.

Ths. Bs. Nguyễn Hoàng Nam

Nguồn: Nội khoa Việt Nam

Lượt xem: 7.569

Từ khóa » Chẩn đoán Thiếu Máu ở Trẻ Em