Tiếp Giáp P-N - Giáo Trình Kỹ Thuật điện Tử

Phương pháp tạo tiếp giáp P-N

Nếu trên một miếng bán dẫn đơn tinh thể (bán dẫn nguyên tính), bằng các phương pháp công nghệ, ta tạo ra hai vùng có bản chất dẫn điện khác nhau: một vùng là bán dẫn tạp loại P và một vùng kia là bán dẫn tạp loại N. Như vậy, tại ranh giới tiếp xúc giữa hai vùng bán dẫn P và N này sẽ xuất hiện một lớp có đặc tính vật lý khác hẳn với hai vùng bán dẫn P và N, được gọi là lớp tiếp xúc P-N. Trong lớp tiếp xúc P-N chỉ bao gồm hai khối điện tích trái dấu là các ion âm bên phía bán dẫn P và ion dương bên phía bán dẫn N. Đây là các ion cố định,không dẫn điện, do vậy, lớp tiếp xúc P-N còn gọi là vùng điện tích không gian hay vùng nghèo hạt dẫn.

Độ dày của lớp này khoảng 10-4 cm = 10-6m = micron.

Hình 3.9 mô tả các tính chất điện của tiếp xúc P-N. Trong lớp tiếp xúc tồn tại một điện trường tiếp xúc hay điện trường khuếch tán (Hình 3.9 c) có cường độ là E được tính là tích phân của mật độ điện tích ρ (trong hình 3.9 b). Điện trường tiếp xúc này có chiều tác dụng từ bán dẫn N sang bán dẫn P.

Sự thay đổi của điện thế tĩnh ở vùng điện tích không gian được chỉ ra ở hình (3.9 d). Đó chính là hàng rào thế năng ngăn cản sự khuếch tán tiếp theo của các lỗ trống qua lớp tiếp xúc.

Hình dạng hàng rào thế năng, hình (3.9 e), ngăn cản sự khuếch tán của các điện tử từ bán dẫn N qua lớp tiếp xúc.

Đồ thị của tiếp xúc P-N gồm: a- cấu trúc tiếp P-N ; b- mật độ điện tích, c- cường độ điện trường, d, e- hàng rào thế năng ở tiếp xúc P-N

Tiếp giáp P-N không có điện áp ngoài

Khi dòng điện do các hạt dẫn chuyển động khuếch tán và các hạt dẫn chuyển động trôi qua tiếp xúc P-N có giá trị bằng nhau thì ta nói tiếp xúc P-N ở trạng thái cân bằng động,. Do các dòng điện này ngược chiều nhau nên chúng triệt tiêu lẫn nhau và dòng điện tổng qua lớp tiếp xúc P-N bằng không. Lúc này lớp tiếp xúc có bề dày ký hiệu là d, điện trở lớp tiếp xúc ký hiệu là RP/N, cường độ điện trường tiếp xúc ký hiệu là E0 (hay còn gọi là hàng rào thế năng) và tương ứng với nó có hiệu điện thế tiếp xúc ký hiệu là V0. Các đại lượng này ta sẽ tính được qua các công thức dưới đây. Do lớp tiếp xúc P-N là vùng nghèo hạt dẫn nên điện trở của nó lớn hơn nhiều điện trở của hai vùng bán dẫn P và N (RP/N >>RN và RP).

Điều kiện cân bằng này giúp ta tính được độ cao của hàng rào thế năng V0 phụ thuộc vào nồng độ tạp chất cho và tạp chất nhận. Giá trị của V0khoảng từ vài phần mười vôn. Theo hình 3.10 ta thấy mức năng lượng Fecmi của cả hai phần bán dẫn P và N nằm trên một đường thẳng. Mức năng lượng E0- thế năng của điện tử hay hàng rào thế năng của điện tử ở tiếp xúc P-N khi nó ở trạng thái cân bằng là:

E0= ECP– ECn= EVp- EVn

Đồ thị vùng năng lượng của tiếp xúc P-N khi hở mạch (trạng thái cân bằng)

E0= KTlnNDNA/n2i

Trong đó E0đo bằng [eV], và V0đo bằng [V] .

Ngoài ra, hiệu điện thế tiếp xúc E còn được tính theo công thức sau: E0= KTlnPP0/Pn0= KTln(nn0/nP0)

Chỉ số 0 trong công thức trên để biểu thị rằng các nồng độ hạt dẫn này được tính ở điều kiện cân bằng nhiệt động.

Tiếp giáp P-N phân cực thuận

Tiếp xúc P-N được phân cực thuận khi ta đặt một nguồn điện áp bên ngoài lên lớp tiếp xúc P-N có chiều cực dương được nối vào bán dẫn loại P và cực âm nối vào bán dẫn N.

Tiếp xúc P – N phân cực thuận và đồ thị dải năng lượng của nó

Điện trường trong lớp tiếp xúc giảm xuống, hàng rào thế năng giảm xuống một lượng bằng điện trường ngoài:

ET.X.= E0- Engoài

Do đó phần lớn các hạt dẫn đa số dễ dàng khuếch tán qua tiếp xúc P-N, kết quả là dòng điện qua tiếp xúc P-N tăng lên. Dòng điện chạy qua chạy qua tiếp xúc P-N khi nó phân cực thuận gọi là dòng điện thuận Ith.

Khi tăng điện áp thuận lên, tiếp xúc P-N được phân cực thuận càng mạnh, hiệu điện thế tiếp xúc càng giảm, hàng rào thế năng càng thấp xuống, đồng thời điện trở lớp tiếp xúc giảm, bề dày của lớp tiếp xúc cũng giảm, các hạt dẫn đa số khuếch tán qua tiếp xúc P-N càng nhiều nên dòng điện thuận càng tăng và nó tăng theo qui luật hàm số mũ với điện áp ngoài.

Khi điện áp thuận có giá trị xấp xỉ với V0, dòng điện chạy qua tiếp xúc P-N thực sẽ được khống chế bởi điện trở thuận của tiếp xúc kim loại và điện trở khối tinh thể. Do vậy đặc tuyến Vôn-Ampe gần giống một đường thẳng.

Tiếp giáp P-N phân cực ngược

Lớp tiếp xúc P-N được phân cực ngược khi ta đặt một nguồn điện áp ngoài sao cho cực dương của nó nối với phần bán dẫn N, còn cực âm nối với phần bán dẫn P. Khi đó điện áp ngoài sẽ tạo ra một điện trường cùng chiều với điện trường tiếp xúc E0, làm cho điện trường trong lớp tiếp xúc tăng lên:

ET.X.=E0+Engoài

Tức là hàng rào thế năng càng cao hơn. Các hạt dẫn đa số khó khuếch tán qua vùng điện tích không gian, làm cho dòng điện khuếch tán qua tiếp xúc P-N giảm xuống so với trạng thái cân bằng.

Đồng thời, do điện trường của lớp tiếp xúc tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình chuyển động trôi của các hạt dẫn thiểu số và tạo nên dòng điện trôi có chiều từ bán dẫn N sang bán dẫn P và được gọi là dòng điện ngược Ingược.

Nếu ta tăng điện áp ngược lên, hiệu điện thế tiếp xúc càng tăng lên làm cho dòng điện ngược tăng lên. Nhưng do nồng độ các hạt dẫn thiểu số có rất ít nên dòng điện ngược nhanh chóng đạt giá trị bão hòa và được gọi là dòng điện ngược bão hòa I0 có giá trị rất nhỏ khoảng từ vài nA đến vài chục µA.

Dòng điện qua tiếp xúc P-N: Dòng điện thuận:

Khi tiếp xúc P-N phân cực thuận, qua nó có dòng điện thuận. Đó là dòng điện do các hạt dẫn đa số khuếch tán qua tiếp xúc P-N. Ta có:

Nồng độ lỗ trống trong bán dẫn N khi tiếp xúc P-N phân cực thuận (Pn(0) >> Pno

+ Dòng điện lỗ trống I (0) đi qua tiếp xúc P-N về phía bán dẫn N là (khi x = 0). IPn(0) = S.q.DpPn0(eV/VT-1)

Trong đó: IPn(0) - là dòng điện do các lỗ trống khuếch tán qua tiếp xúc P-N. S - là diện tích mặt tiếp xúc.

q - điện tích của điện tử.

DP - Hệ số khuếch tán của lỗ trống. LP - Độ dài khuếch tán của lỗ trống.

Pno - Nồng độ hạt dẫn lỗ trống bên bán dẫn N. V - Điện áp phân cực thuận.

(VT= KT/q = T/11600) e - số tự nhiên (= 2,73)

Ở đó Pn0(eV/VT-1) = Pn0gọi là mật độ lỗ trống "phun" vào phía bán dẫn N. + Dòng điện điện tử Inp(0) khuếch tán qua tiếp xúc P-N vào phía bán dẫn P là: Inp(0) = S.q.DpPn0(eV/VT-1)/Ln

Dòng điện qua tiếp xúc P-N là tổng của 2 thành phần dòng điện IPn(0) và Inp(0), vậy ta có:

I=IPn(0) + Inp(0) = I0(eV/VT-1)/

Trong đó I0 gọi là dòng điện ngược bão hòa và có biểu thức: I0= S.q.DpPn0/LP+ S.q.DpPP0/Ln

b. Dòng điện ngược bão hòa:

Thay các giá trị Pno= Pnvà npo= npta có công thức tính dòng điện I0: I0= S.q.( DP/LPND+ Dn/LnNA).ni2

Trong đó:

ni2= A0T3eEG0/KT= A0T3e-VG0/VT

Ở đây có VGolà điện áp có cùng đại lượng với EGo (năng lượng vùng cấm ở 00K). Do đó sự phụ thuộc vào nhiệt độ của dòng I0là:

I0= K1T2e-VG0/VT

trong đó K là hệ số phụ thuộc vào nhiệt độ, và dòng điện tổng được tính gần đúng là: I=I0(eV/VT-1)

Từ khóa » Dòng điện Thuận Qua Lớp Tiếp Xúc P-n Khi