TIẾP NHẬN 500.000 LIỀU VẮC-XIN VERO CELL CỦA SINOPHARM
Có thể bạn quan tâm
Vero-Cell là vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và được Chương trình COVAX mua để giúp các nước tiếp cận với vắc xin một cách công bằng.
Vắc xin Vero-cell đã được cung cấp tới hơn 70 quốc gia, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, PhIlippines, Singapore và Thái Lan.
Hơn 450 triệu liều vắc xin Vero-Cell đã được sản xuất, trong đó 100 triệu liều đã được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp.
Hai bên đã trao biên bản bàn giao hàng viện trợ của Chính phủ và nhân dân CHND Trung Hoa cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Ảnh Trần Minh
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long đại diện Việt Nam nhận bàn giao hàng viện trợ. Ảnh Trần Minh
Dự kiến, 500.000 liều vắc xin Vero-Cell mà Việt Nam tiếp nhận hôm nay sẽ được tiêm cho 3 nhóm đối tượng: Công dân nước CHND Trung Hoa làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại nước CHND Trung Hoa; người dân có nhu cầu sử dụng vắc xin này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với nước CHND Trung Hoa.
Chuyến hàng 500.000 liều vắc xin tại sân bay quốc tế Nội bài. Ảnh Trần MinhViệt Nam nhận bàn giao hàng viện trợ là vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Ảnh Trần Minh
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bắt tay cảm ơn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHND Trung Hoa tại Việt NamTheo Bộ Y tế, Trung Quốc là một trong số ít các nước đã nghiên cứu thành công, đưa vào thử nghiệm và tiến hành tiêm chủng vắc xin COVID-19 sớm nhất. Đến nay, Trung Quốc đã phê duyệt 7 loại vắc xin COVID-19 sản xuất và tiêm chủng trong nước cũng như viện trợ, xuất khẩu cho các nước. Trong đó, có 2 loại vắc xin của Sinopharm và Sinovac đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Ngày 7/5/2021, vắc xin Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%, trở thành vắc xin thử 6 trên thế giới được xét vào danh sách này. Đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO.
Ngày 31/5/2021, Sinopharm đã bắt đầu cung cấp vắc xin cho chương trình COVAX, giúp các nước có thể tiếp cận với vắc xin một cách công bằng. Ngày 3/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V. Tới nay, Sinopharm đã sản xuất hơn 450 triệu liều vắc xin, trong đó 100 triệu liều được cung cấp thông qua hình thức viện trợ Chính phủ và bán thương mại cho các doanh nghiệp. Vắc xin Sinopharm đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Hiện tại đã có hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vắc xin của Sinopharm. Vắc xin Sinopharm được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vắc xin này. Sinopharm là đơn vị sản xuất vắc xin lớn nhất tại Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, Sinopharm đang tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vắc xin COVID-19, mục tiêu trở thành nhà cung cấp vắc xin COVID-19 lớn nhất thế giới, để vắc xin này được phổ cập rộng rãi hơn tới người tiêu dùng.Từ khóa » Thuốc Sinopharm Của Nước Nào Sản Xuất
-
Thông Tin Cần Biết Về Vắc-xin Phòng COVID-19 Vero Cell Của ...
-
Vaccine Sinopharm: Nguồn Gốc, Mức độ Hiệu Quả Và Tác Dụng Phụ ...
-
Vaccine Sinopharm: Vaccine Covid-19 Của Trung Quốc được Phê ...
-
Vắc Xin Sinopharm: 1 Trong 6 Vaccine Phòng Covid-19 được Cấp ...
-
6 Loại Vaccine Phòng COVID-19 đã được Cấp Phép Tại Việt Nam
-
Vaccine Vero Cell Của Sinopharm đang được Tiêm Cho Ai ở Việt Nam?
-
4 Ca Tử Vong Sau Tiêm Vaccine Vero Cell - Nguyên Nhân Vì đâu? - BBC
-
Vaccine Vero Cell Của Sinopharm: Những Thông Tin Cần Nắm
-
Những điều Cần Biết Về Vắc Xin Phòng COVID-19 Của Sinopharm
-
Covid-19: Vaccine Vero Cell Của Nước Nào? | Vinmec
-
Thông Tin Về Vắc Xin Covid-19 (Vero Cell) Bất Hoạt Của Sinopharm
-
8 Loại Vắc-xin Phòng COVID-19 đã được Cấp Phép Tại Việt Nam
-
Bộ Y Tế: Tiêm Mũi 1 Vaccine Moderna Có Thể Tiêm Mũi 2 Pfizer - HCDC