Tiếp Nối Và Chuyển Giao Của Các Thế Hệ Dân Làng Xô Man
Có thể bạn quan tâm
A. ĐỀ BÀI
I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biên Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sống như đời người trên sôngEm yêu anh có yêu được như sông Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng Sông nhớ biên lao ghềnh vượt thácMang suối nguồn đi đến suối mênh môngĐã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông Em có theo anh lên núi về đông Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bênEm có cùng lũ lụt với mưa dôngĐời sống trôi như đời người trên sông Anh tin bên, tin bờ, tin sức mình đến bê Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa Tin mái chèo cày trên sóng cần laoAnh tin em khi đứng mũi chịu sào Anh chang sợ mọi đá ngầm sóng cả Anh yêu sông, yêu từ nguồn đến bê Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên
(Vũ Quần Phương - Tình yêu - dòng sông - NXB Văn học, 1988)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?Câu 2: Trong bài thơ, nhà thơ đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Theo nhà thơ, dòng sông và tình yêu có những điểm nào tương đồng?Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ:Đời sống trôi như đời người trên sông Anh tin bển, tin bờ, tin sức mình đến bể Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa Tin mái chèo cày trên sóng cần laoCâu 4: Thông điệp tình yêu ẩn chứa trong hai câu thơ cuối là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về bài học từ những dòng sông được nêu trong hai câu mở đầu của bài thơ phần Đọc - hiểu:Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc, lượn dòng mà đến biển.Câu 2 (5,0 điểm):Nhận định về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: “Một thành công của tác phẩm là tác giả đã có cái nhìn lịch sử - tiếp nối và chuyển giao của các thế hệ dân làng Xô man đứng lên đánh giặc ”,Từ hiểu biết của mình về truyện ngắn này, anh/chị hãy phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên.
B. HƯỚNG DẪN
Phần I: Đọc hiểuCâu 1 (0,5 điểm):Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm/ Phương thức biểu cảm.Câu 2 (1,0 điểm):Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, thể hiện khả năng hiểu biết của bản thân về văn bản nhưng cần đảm bảo logic, chặt chẽ. cần nêu được ít nhất hai nét tương đồng. Gợi ý:- Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; lũ, dòng, đá ngầm, vực xoáy: tình yêu nhiều thử thách, trắc trở, khó khăn.
- Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác; suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt, dạt dào, đòi hỏi sự hi sinh;- Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn trong tình yêu.Câu 3 (1,0 điểm):Tác dụng:- Tăng tính sinh động và gợi cảm cho câu thơ.“ Thể hiện hình ảnh của cuộc đời như một cuộc hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách và cũng nhiều niềm vui, hạnh phúc. Con người cần có can đảm đi qua khó khăn thì sẽ đạt đến thành công.Câu 4 (0,5 điểm):Có thể nêu thông điệp theo cách hiểu, quan điểm riêng của cá nhân, đảm bảo hợp lí, thuyết phục. Gợi ý:- Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.- Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.- Tình yêu cần trọn vẹn, yêu ai là yêu chính con người của họ. Đó là tình yêu đích thực, tình yêu từ những điều nhỏ nhất.
II, LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm)1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):Bài học về cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống3, Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được suy nghĩ về cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:- Giải thích:+ Chảy thẳng: đối đầu trực diện với khó khăn, đi xuyên qua một cách quyết liệt. Lượn khúc, lượn dòng đến biển: tìm ra con đường đi mới, đi vòng khéo léo tránh được khó khăn để đi đến đích+ Nội dung của hai câu thơ đã thể hiện hai quan niệm sống, hai cách ứng xử với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống: hoặc là đối đầu, xuyên qua khó khăn hoặc là linh hoạt, tìm con đường khác. Từ đó giúp cho mỗi người có được bài học cho riêng mình.- Bàn luận:+ Hai quan niệm, hai cách ứng xử trước khó khăn, thử thách có những giá trị riêng, ý nghĩa, vai trò riêng.+ Khi đi xuyên qua khó khăn là chấp nhận tổn thương, đau đớn, nguy hiểm; cần có ý chí vững vàng nhưng qua đó cũng tôi luyện được bản lĩnh con người, giúp con người trưởng thành, (dẫn chứng)+ Khi đi vòng đường khác, né tránh những khó khăn một cách linh hoạt tuy có xa hơn, chậm hơn để đến đích nhưng an toàn hơn. Tuy nhiên, chỉ biết né tránh cũng là lựa chọn của người yếu đuối, thể hiện sự thụt lùi, sự kém cỏi. (dẫn chứng) - Bài học nhận thức: Dựa vào hoàn cảnh thực tế để có ứng xử phù hợp.4. Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm);Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.5. Sáng tạo (0,25 điểm):Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.Câu 2 (5,0 điểm)1. Đảm bảo cẩu trúc bàỉ vãn nghị luận (0,25 điểm):Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):Sự tiếp nối các thế hệ trong tác phẩm “Rừng xà nu”.3. Triển khai vấn đề nghị luận:Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):- về tác giả: nhà văn của vùng đất Tây Nguyên, gắn bó xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ngòi bút mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn- về tác phẩm: sáng tác năm 1965 khi quân Mĩ ồ ạt tấn công vào miền Nam, tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mang đậm dấu ấn sử thi...b. Giải thích ý kiến (0,5 điểm):“ Cái nhìn lịch sử là nhìn bao quát, nhìn xuyên suốt thời gian dài; tiếp nối là có sự liên tục không ngừng nghỉ không đứt quàng; chuyển giao là sự giáo dục tuyên truyền, giao nhiệm vụ của thế hệ đi trước cho thế hệ sau, người ngã xuống, đi xa cho người sống còn lại, người già cho người trẻ...- Ý kiến khẳng định một phương diện thành công nổi bật của tác phẩm là cái nhìn lịch sử, sử thi đậm chất anh hùng cách mạng trong tác phẩm, là nêu cao tinh thần kế tiếp giữa các thế hệ trong cuộc kháng chiến trường kì.c. Phân tích làm rõ ý kiến trong tác phẩm (2,0 điểm):- Khái quát nội dung: Dưới sự giác ngộ cách mạng của anh Quyết, người dân làng Xôman, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà... đều i một lòng đi theo cách mạng. Suốt 5 năm liền không có một cán bộ nào bị bắt trong rừng. Cuộc chiến đi từ bị động đến chủ động từ tự phát đến tự giác, từ nô lệ đến đấu tranh vũ trang độc lập.Mỗi người dân làng Xô man là một chiến sĩ góp phần tạo nên cuộc kháng chiến trường kì toàn dân toàn diện tạo, luôn luôn tiếp nối chuyển giao, hình thành nên dòng chảy truyền thống chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ trong kháng chiến mà còn trong lịch sử dân tộc.- Thế hệ bà Nhan, anh Xút, cụ Mết- những người mở đường tiên phong đầy đau thương kiên dũng.+ Bà Nhan, anh Xút bất chấp sự uy hiếp tàn bạo của Mĩ-Diệm, cùng với dân làng Xô man vẫn thay nhau vào rừng tiếp tế, nuôi giấu bảo vệ cán bộ Đảng. Họ bị địch bắt và giết để uy hiếp tinh thần cách mạng người dân nhưng dân làng Xô man vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cách mạng.+ Cụ Mết, một già làng, thủ lĩnh tinh thần của dân làng, đứng đầu chỉ huy phát động đấu tranh với chân lí “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cụ là cầu nối giữa Đảng và cách mạng, người truyền ngọn lửa cách mạng truyền thống, truyền sử cho các thế hệ sau. Cụ Mết đã giáo dục Tnú, giáo dục thế hệ sau Tnú kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cuộc vùng dậy đấu tranh của dân làng khi Tnú khi vượt ngục về làng...- Thế hệ Tnú và Mai — thế hệ tiếp nối, nâng lên tầm cao mới nhiệm vụ cách mạng, chuyển giao truyền lửa mạnh mẽ sứ mệnh cho thế hệ sau.+ Mai tiêu biểu cho người phụ nữ thời đánh Mĩ của đồng bào Tây nguyên. Còn nhỏ, Mai cùng Tnú vào rừng tiếp tế, liên lạc bảo vệ cán bộ, quyết tâm học để làm cách mạng. Lớn lên, cùng chồng chiến đấu. Trước sự tra tấn của giặc, Mai kiên trung bảo vệ cách mạng và con. Mai hi sinh anh dũng trước đòn roi của kẻ thù.+ Tnú tiêu biểu cho số phận con đường đấu tranh của người Tây Nguyên. Lúc nhỏ, sớm mồ côi, sống nhờ sự chở che, đùm bọc của dân làng, sớm giác ngộ cách mạng thay cho thanh niên, người già, tiếp tế cho cán bộ. Bộc lộ tố chất của người cách mạng gan góc, dũng cảm, mưu trí, trung thành (dẫn chứng) và luôn ý thức sâu sắc lời cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn, lời anh Quyết dặn ... Lớn lên, ba năm sau, vượt ngục về làng, cùng thanh niên mài vũ khí đánh giặc. Tnú trở thành người nuôi giữ để ngọn lửa yêu nước thắp sáng qua các thế hệ, chủ động cho cuộc chiến đấu mới với kẻ thù. Giặc bắt giết vợ con, và bản thân bị tra tấn dã man, Tnú vẫn kiên trung bất khuất và cùng dân làng vùng lên đấu tranh diệt giặc. Tnú tham gia lực lượng, lập nhiều chiến công, vẫn hướng về cội nguồn, thăm làng để giữ vững ý chí chiến đấu truyền lửa cho thế hệ sau.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích nhân vật Tnú- Heng, Dít - thế hệ tiếp nối mang niềm tin vào tương lai tươi sáng bất diệt.+ Dít, em gái Mai, là quá khứ và sự tiếp nối con đường cách mạng của Tnú và Mai ở hiện tại và tương lai. Khi nhỏ, linh hoạt nuôi giấu, liên lạc cho thanh niên du kích. Lúc bị bắt, bị doạ dẫm: “đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”. Là cán bộ hẻ có năng lực nghiêm túc, xác định rõ nhiệm vụ công việc (dẫn chứng).+ Heng là thế hệ mới, tiếp nối cha anh, hứa hẹn sự trưởng thành vững chắc ở tương lai. Bổ sung, hoàn chỉnh cho hình tượng Tnú - tầm bao quát sớm, hiểu biết khoa học (dẫn chứng).- Các thế hệ dân làng Xô man mang sức mạnh nhiệm vụ riêng nhưng họ luôn chuyển giao tiếp nối hòa quyện trong nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp của một buôn làng, của một cộng đồng vùng đất và cả một dân tộc. Nhà văn đã miêu ẩn dụ và được đặt họ trong thế đối sánh hòa quyện với hình ảnh các thế hệ cây xà nu, tạo nên rừng xà nu xanh bạt ngàn nối tiếp chạy đến chân trời... tạo nên bức tranh toàn cảnh rộng lớn, có tính chất sử thi, lạc quan niềm tin dự báo về tương lai tất thắng.d. Bình luận đánh giá (0,5 điểm).- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến. Ý kiến là một chỉ dẫn tiếp cận tác phẩm văn học qua điểm nhìn, lăng kính, cách nhìn của người nghệ sĩ.- Cái nhìn lịch sử tiếp nối chuyển giao giúp tác giả thành công trong việc xây dựng hình tượng có ý nghĩa khái quát và xây dựng hệ thống nhân vật nối tiếp* chuyển giao các thế hệ dân làng vừa mang phẩm chất chung vừa mang nét riêngđộc đáo tạo nên dấu ấn phong cách mang đậm tính chất sử thi và Tây Nguyên đặc sắc.4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điếm):Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.5. Sáng tạo (0,5 điếm):Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Xem thêm >>> Hình tượng cây xà nu - Rừng xà nu
Chúc các bạn học tập tốt <3
Tags tiếp nối và chuyển giao thế hệ xô man rừng xà nu nguyễn trung thành thế hệ dân làng xô manTừ khóa » Dân Làng Xô Man
-
Phân Tích Hình Tượng Dân Làng Làng Xô Man Trong Rừng Xà Nu
-
Vẻ đẹp Của Các Thế Hệ Dân Làng Xô Man Trong Rừng Xà Nu (4 Mẫu)
-
“Làng Xô Man“, Hậu Duệ “cụ Mết“ Và… - Báo Gia Lai
-
Bài Văn Mẫu Lớp 12: Phân Tích Vẻ đẹp Của Các Thế Hệ Dân Làng Xô ...
-
Top 15 đêm đồng Khởi Của Dân Làng Xô Man
-
Cuộc Sống đau Thương Và Tinh Thần Quật Khởi Của Dân Làng Xôman
-
Phân Tích Hình Tượng Rừng Xà Nu Chi Tiết Nhất - Kiến Guru
-
Dân Làng Xô Man Trong Truyện “ Rừng Xà Nu” Là Thuộc Dân Tộc Nào?
-
Dân Làng Xô Man Trong Truyện Rừng Xà Nu Là Thuộc Dân Tộc Nào?
-
Rừng Xà Nu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghị Luận Về Hình Tượng Tập Thể Dân Làng Xô-man Trong Truyện Ngắn ...
-
Học Văn Chị Hiên - [RỪNG XÀ NU - Facebook
-
Đại Học Công Nghệ Tp.HCM - RỪNG Xà Nu 1. Hoàn Cảnh Sáng Tác ...