Tiếp Thêm động Lực Giúp Chồng Chiến đấu Với Ung Thư
Có thể bạn quan tâm
Gần 9 tháng cùng chồng điều trị ung thư phổi và u não, bà Uyên (54 tuổi) không ngừng động viên, tạo cho chồng tâm lý thoải mái và bệnh dần ổn định hơn.
Phát hiện ung thư từ nốt u bã đậu
Ông Ngô Văn Duy (Dương Kinh, Hải Phòng) phát hiện ung thư phổi vào đầu tháng 5/2021 trong một lần khám u bã đậu tại một bệnh viện ở Hải Phòng. Hơn một năm trở lại đây, sức khỏe ông Duy ổn định, ăn uống luôn cảm thấy ngon miệng, cuộc sống vui vẻ. Ông cho biết, cảm thấy cơ thể không có dấu hiệu của một người mắc bệnh.
Trong một lần tình cờ đến bệnh viện để phẫu thuật u bã đậu, bác sĩ cho làm các xét nghiệm và thông báo ông Duy bị ung thư phổi, khối u có kích thước khá lớn. Tâm trạng lo lắng, hoang mang từ lúc nghe tin đeo bám ông mãi những ngày sau đó. Ông cùng vợ là cô Vũ Thị Uyên, bắt đầu tìm tòi, hỏi han bạn bè để mong muốn làm sao tìm được phương pháp điều trị tốt nhất. Thời điểm đó do lo sợ dịch Covid-19 nên gia đình vẫn chần chừ chưa đi điều trị.
Vài ngày sau, ông Duy gặp cơn co giật mạnh, đầu đau nhức. Mặt đột ngột mất cân xứng, miệng méo một bên. “Lúc đó tôi cũng lo lắng, thế nhưng chỉ biết động viên anh bình tĩnh. Hôm sau hai vợ chồng mang hành lý đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tìm đường chữa bệnh”, bà Uyên kể.
U bã đậu, tiếp đến là u phổi và tại bệnh viện Tâm Anh, đôi vợ chồng quá tuổi ngũ tuần nhận thêm tin có khối u não đang tiến triển – đây cũng là nguyên nhân gây nên cơn co giật, méo miệng mà ông gặp phải.
Sau 2 ngày làm các xét nghiệm chuyên biệt, TS.BS Vũ Hữu Khiêm – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, ông Duy hợp với phương pháp miễn dịch kết hợp với hóa trị nên gia đình quyết định đi theo phương pháp này và tuân thủ theo bác sĩ. Ngày 21/5, bệnh nhân được truyền miễn dịch lần đầu, đến lần truyền thứ hai sức khỏe phần có sa sút, cơ thể đau nhức và cảm thấy mệt gần một tuần.
“Tôi vẫn nhớ như in lần truyền thứ hai, sau khi theo dõi ở bệnh viện mấy ngày, vợ chồng tôi về nhà. Lúc đó là chập chiều, chồng tôi mệt, sốt và kêu đau đầu dữ dội. Tôi chỉ sợ anh bị phản ứng thuốc điều trị. Đi khám mới biết do anh uống thuốc đau đầu gây phản ứng”, bà Uyên kể.
Ông Duy kiên trì điều trị đến nay đã hơn 8 tháng, với 8 lần truyền thuốc. Mỗi lần truyền với ông là một hành trình khó quên. Ông kể, mấy lần đầu truyền xong đau dữ lắm, cơ thể mệt mỏi không nhấc người lên được. Sau đó, cơ thể quen dần không có cảm giác gì, đôi khi chỉ buồn nôn. Tuy nhiên, nhờ tin tưởng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đến nay ông phục hồi tốt.
Trước điều trị khối u phổi của bệnh nhân có kích thước 4 x 5 cm, sau 4 chu kỳ truyền hóa chất, miễn dịch tại Bệnh viện Tâm Anh chỉ còn dạng xơ.
Động lực từ những người “lạ”
Suốt quá trình điều trị ung thư phổi di căn não, ông Duy chỉ mất giai đoạn đầu rơi vào suy sụp, lo lắng. Bí quyết của ông chính là nhờ vào vợ, con và đặc biệt là nhờ vào lời động viên của rất nhiều người “xa lạ”.
Không muốn chồng gục ngã khi biết tin “u chồng u”, ngay từ ngày đầu điều trị, bà Uyên đã lấy số điện thoại những bệnh nhân ung thư từng được điều trị khỏi. “Mỗi ngày, tôi gọi điện cho họ để biết họ đã chữa bệnh ra sao, giờ sức khỏe họ thế nào. Hầu như ai cũng vui vẻ, sống nhiệt huyết sau khi điều trị. Có một bác ở Hải Phòng, cách nhà tôi 5km, trước cũng ung thư phổi. Sau khi điều trị, bác khỏe mạnh kinh ngạc. Thậm chí 6 năm qua bác ấy còn không ốm vặt, tăng cân đều đều”, bà Uyên kể.
Bà Uyên mang những câu chuyện “người thật, việc thật” kể lại cho chồng. Mưa dầm thấm lâu, ông bớt lo lắng và hợp tác cùng bác sĩ điều trị. “Cuộc sống gia đình tôi không đảo lộn nhiều trong cả quá trình chồng đi điều trị, mỗi tháng vợ chồng lại bắt xe khách xuống Hà Nội điều trị, xong thì về. Ở bệnh viện Tâm Anh thì có bác sĩ, điều dưỡng lo. Về nhà, chồng tôi sinh hoạt bình thường, các con vẫn đi học, đi làm. Con tôi vừa đỗ đại học, cả gia đình vẫn luôn truyền động lực cho nhau bằng niềm vui và lòng tin tưởng như thế”, bà Uyên cho biết.
Gần 9 tháng điều trị, đến nay sức khỏe ông Duy ổn định, ăn uống tốt và trở lại cân nặng như trước khi mắc bệnh. Hiện, bác sĩ Vũ Hữu Khiêm cho biết khối u não đã tan biến còn khối ở phổi chỉ còn lại dạng xơ, tiên lượng tốt. Từ tháng 7/2021, bệnh nhân cải thiện tình trạng méo miệng, mặt trở lại như thường.
Theo bà Uyên, cả một hành trình chữa bệnh, lúc nào bà cũng động viên chồng phải lạc quan, vui vẻ và cả hai vợ chồng đều làm được. Với gia đình ông bà, lạc quan, thoải mái chính là liều thuốc quan trọng đối với người bị ung thư. Nếu được bác sĩ theo dõi sát sao, có phác đồ tốt, thuốc tốt, nhưng để tinh thần suy sụp thì quá trình điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều.
“Tôi mong câu chuyện của gia đình mình sẽ tiếp thêm động lực cho những bệnh nhân ung thư khác. Khi đã đến gặp bác sĩ, bệnh nhân nên có lòng tin tuyệt đối vào bác sĩ điều trị, đừng tin theo các bài thuốc trôi nổi. Bên cạnh lòng tin, sự lạc quan, yêu đời sẽ giúp chúng ta nhanh chóng khỏi bệnh hơn”, bà Uyên chia sẻ thêm.
Tên nhân vật đã thay đổi
Từ khóa » Cuộc Chiến Ung Thư Phổi
-
Chồng Vượt Qua 15 Năm Chiến Thắng Ung Thư Phổi động Viên Vợ Mới ...
-
"Chiến Binh" Từng Bị Ung Thư Phổi đồng Hành Cùng Người Bệnh Ung ...
-
Hành Trình Sống Khỏe 7 Năm Của Người đàn ông Bị Ung Thư Phổi
-
Ung Thư Phổi Không Phải Dấu Chấm Hết - Bệnh Viện FV
-
(VTC14)_Tôi đã Chiến Thắng Ung Thư Phổi Như Thế Nào? - YouTube
-
Hai Lần Chiến Thắng Tử Thần - Phẫu Thuật Thành Công điều Trị Ung Thư ...
-
Chiến Thắng Ung Thư Phổi Sau 38 Năm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Kinh Nghiệm Sống Sót Của Bác Sĩ Bị Ung Thư Phổi Giai đoạn Cuối
-
Cứu Sống Bệnh Nhân Ung Thư Phổi Giai đoạn Cuối Nguy Kịch Bằng ...
-
Hồi Sinh Từ 'cuộc Chiến Ung Thư' - Tuổi Trẻ Online
-
Hé Lộ Tương Lai Tươi Sáng Trong Việc Chữa Ung Thư Phổi Bằng Hệ ...
-
Điều Trị Ung Thư Phổi Giai đoạn Sớm Và Những Thông Tin Hữu ích
-
Bệnh Ung Thư đừng Bỏ Cuộc - VnExpress Sức Khỏe
-
Ung Thư Phổi Nên ăn Uống Như Thế Nào - Gene Solutions