Tiếp Tục đẩy Mạnh Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Gắn Với Chính Quyền ...
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa |
Những kết quả nổi bật trong xây dựng chính quyền số và dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và số hóa dữ liệu là giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp trong giải quyết các TTHC. Do đó, cùng với việc số hóa các dữ liệu hồ sơ hành chính, TTHC, các đơn vị, địa phương đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn đẩy mạnh giao dịch công trực tuyến nên người dân, doanh nghiệp không mất nhiều thời gian để thực hiện các giao dịch hành chính. Nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả công tác CCHC tại địa phương; tạo sự bứt phá và lan tỏa đến người dân, nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định CNTT là công cụ hữu hiệu và là nền tảng quan trọng để tỉnh đề ra chủ trương thực hiện CCHC gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, hướng đến xây dựng chính quyền số.
Quá trình xây dựng chính quyền điện tử được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng triển khai mạnh mẽ trong những năm qua và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Trọng tâm là triển khai thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với quan điểm:“Lấy người dân làm trung tâm; doanh nghiệp làm động lực; nhà nước kiến tạo”. Mục tiêu trong phát triển các dịch vụ đô thị thông minh là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; ứng dụng các công nghệ ICT để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tiên phong trong thực hiện CCHC gắn với ứng dụng CNTT, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng một chính quyền phục vụ, một đô thị thông minh, trở thành đơn vị dẫn đầu toàn quốc về phát triển chính quyền điện tử cấp tỉnh. Trong đó, triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý ngoài việc để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời tiếp tục nâng cao giá trị các di sản lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Huế. Cụ thể, Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh đã kết nối thông tin và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đến nay, Trung tâm đã triển khai được gần 20 dịch vụ.
Đặc biệt, ứng dụng “Hue-S” - một ứng dụng trên nền tảng di dộng, hình thức được xem là phổ biến nhất hiện nay được người dân tham gia hưởng ứng rất tích cực. Với gần 16 dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Hue-S bước đầu đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cũng như hình thành thói quen sử dụng dịch vụ trên nền tảng số trong cộng đồng xã hội. Trong đó, nổi bật là dịch vụ “Phản ánh hiện trường” bởi đây được xem là kênh thông tin công khai, minh bạch giúp cho người dân phản ánh những bất cập trong xã hội, qua đó hỗ trợ cho các cơ quan chức năng nắm rõ thực trạng để kịp thời điều chỉnh, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, dịch vụ phản ánh hiện trường cũng góp phần thúc đẩy phát triển Chương trình hành động “Chủ nhật xanh” do Chủ tịch UBND tỉnh phát động, qua đó thúc đẩy hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế “xanh -sạch -sáng”. Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng nhiều giải pháp CNTT, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống bão lụt.
Với những nỗ lực triển khai tích cực, hiệu quả trong thời gian qua, Dự án Trung tâm điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt giải thưởng Viễn thông châu Á (Telecom Asia Awards 2019) ở hạng mục Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á; giải pháp “Phản ánh hiện trường” của Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh là dịch vụ xuất sắc được công nhận danh hiệu Sao Khuê năm 2020 và năm 2021 trong lĩnh vực chuyển đổi số. Đây là niềm vinh dự và thành quả quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong hoạt động quản trị, điều hành và phục vụ người dân, doanh ngiệp, đồng thời khẳng định chiến lược đúng đắn của lãnh đạo tỉnh trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động CCHC; xây dựng chính quyền điện tử, phát triển dịch vụ đô thị thông minh để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Để triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số và thúc đẩy việc xây dựng chính quyền số, hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện các thể chế về chuyển đổi số và nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; từng bước hoàn thiện và tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tiến hành số hóa các dữ liệu tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng.
Đến nay, có 100% TTHC của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên; trong đó, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 1.296; dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 976, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu quy trình, thủ tục, thành phần hồ sơ... liên quan TTHC cần giao dịch. Tất cả hồ sơ của người dân, doanh nghiệp nộp, được nhập vào hệ thống một cửa điện tử để giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tra cứu trạng thái giải quyết hồ sơ trực tuyến qua mạng internet, SMS, Zalo… Khi nộp hồ sơ liên quan đất đai có cung cấp số di động sử dụng Zalo, trạng thái hồ sơ sẽ được tự động thông báo cho người dân, qua đó góp phần giảm giấy tờ, thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong giải quyết TTHC.
Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với CCHC, số hóa hồ sơ TTHC nhằm rút ngắn thời gian, giảm các loại giấy tờ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Theo đó, từng bước góp phần hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số. Trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai điện tử hóa bốn thành phần quan trọng là cơ quan điện tử, công chức điện tử, công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử. Trong đó, Cổng Dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai cung cấp cho người dân, doanh nghiệp hình thức đăng ký trực tuyến theo địa chỉ: https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn. Ngoài việc xây dựng, phát triển hạ tầng mạng, tỉnh đang thí điểm triển khai đề án chính quyền số với nhiều nội dung hướng đến mục tiêu lấy người dân làm trung tâm như: cung cấp tốt hơn các dịch vụ số sử dụng các công nghệ và công cụ hiện đại; nâng cao chất lượng các dịch vụ di động cho người dân, doanh nghiệp; đánh giá hiệu năng, chất lượng của dịch vụ và sự hài lòng của người dân để cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Thừa Thiên Huế đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả công tác CCHC, hiện thực hóa lộ trình giảm giấy tờ, giảm thời gian, giảm chi phí trong quá trình giải quyết TTHC. Bài học kinh nghiệm rút ra là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cần phải đi đầu trong chuyển đổi số; và chuyển đổi số thành công sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, phục vụ tiến trình “làm việc không giấy tờ, họp không tập trung, giải quyết thủ tục không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt” và tạo lập gắn với khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Tiếp tục xây dựng chính quyền số và dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
Mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế là phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực. Trong đó, mục tiêu cụ thể là: “Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao. Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á”. Để triển khai thực hiện thành công, hiệu quả mục tiêu này, tỉnh cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và tổ chức thực hiện các giải pháp. Trong đó, cần nâng cao nhận thức và vai trò của người đứng đầu trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của đơn vị mình, từng bước triển khai chuyển đổi số trong phạm vi của đơn vị; tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ TTHC cho tổ chức, công dân; đẩy mạnh cung cấp, giải quyết các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
Hai là, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu gắn với xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra. Tập trung ưu tiên đào tạo nhân lực công nghệ thông tin và bồi dưỡng cho đội ngũ công chức phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số. Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về công tác chuyển đổi số để người dân nắm rõ, tiếp cận và sử dụng thuận tiện các dịch vụ. Tạo dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, đơn giản hóa TTHC thông qua ứng dụng CNTT, hướng tới môi trường làm việc không giấy tờ; giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc; thanh toán không dùng tiền mặt…
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dịch vụ đô thị thông minh đi vào thực chất, lấy người dân là trung tâm phục vụ và lấy sự tin tưởng, tham gia của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả của các cơ quan hành chính. Trong đó, cần tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và nhất là sự đóng góp ý kiến của người dân để đẩy mạnh công tác CCHC, gắn với phát triển mạnh mẽ dịch vụ đô thị thông minh, hướng tới chính quyền số của tỉnh Thừa Thiên Huế./.
Trần Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế
tcnn.vn
Từ khóa » Dịch Vụ Thừa Thiên Huế
-
Hệ Thống Thông Tin Giải Quyết Thủ Tục Hành Chính Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Dịch Vụ Công Trực Tuyến Mức độ 3 & 4 - UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Trung Tâm Dịch Vụ đấu Giá Tài Sản Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ THỪA THIÊN HUẾ
-
Ban Hành Danh Mục Dịch Vụ Công Trực Tuyến Tích Hợp, Cung Cấp Trên ...
-
Trung Tâm Phục Vụ Hành Chính Công Tỉnh Thừa Thiên Huế - Facebook
-
Quyết định 683/QĐ-UBND 2022 Công Bố Thủ Tục Hành Chính đường ...
-
Thừa Thiên - Huế: Từ 11-2 Dịch Vụ Karaoke được Phép Hoạt động ...
-
Dịch Vụ Kế Toán Thuế Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế - Luật Việt An
-
Thừa Thiên Huế Công Bố Hơn 1.300 Dịch Vụ Công Trực Tuyến Toàn Trình
-
Tìm Kiếm Nhanh Các Loại Dịch Vụ Chuyên Nghiệp Giá RẺ Tại Thừa ...
-
Cổng Dịch Vụ Công Trực Tuyến - HueCIT
-
Thừa Thiên Huế Nới Lỏng Một Số Hoạt động, Dịch Vụ
-
Thừa Thiên Huế Công Bố Dịch Vụ Trung Tâm Giám Sát điều Hành Đô ...