Tiếp Tục đẩy Mạnh Tuyên Truyền Và Thực Hiện Luật Biển Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo. Luật cũng quy định các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; hợp tác quốc tế về biển; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển.
Tuyên truyền sâu rộng
Sau khi Quốc hội ban hành Luật Biển Việt Nam, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Quân chủng đã chỉ đạo cơ quan pháp luật và các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Biển. Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát quân sự Hải quân xây dựng đề cương tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền đến mọi cán bộ, chiến sĩ hàng trăm giờ, với hơn 15 nghìn lượt người tham gia.
Xuồng cao tốc đón đoàn công tác vào thăm quân dân xã đảo Song Tử Tây
Hàng năm, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động làm tốt việc đưa đón các đại biểu đi thăm quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Thông qua các chuyến đi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp, các ngành, nhân dân trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài hướng về biển, đảo của Tổ quốc bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả.
Cùng với đó, nội dung chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa cơ quan, đơn vị Hải quân với 63 tỉnh thành, cơ quan Trung ương được đổi mới cả về nội dung, hình thức, đi vào chiều sâu. Trước, trong và sau hội nghị ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo, các đơn vị đã phối hợp với những địa phương tổ chức một chuỗi các hoạt động. Trong đó, báo cáo viên chú trọng tuyên truyền về Luật Biển Việt Nam, kết quả xây dựng Hải quân Nhân dân Việt Nam chính quy, hiện đại...
Quân chủng đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của 28 tỉnh, thành phố ven biển ký kết, triển khai chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”. Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân đánh bắt hải sản trên biển; bảo vệ ngư dân và phát huy vai trò của ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Theo Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính ủy Vùng 5 Hải quân, công tác tuyên truyền biển, đảo nói chung, tuyên truyền Luật Biển Việt Nam nói riêng đã tạo sức lan tỏa sâu rộng cả trong đơn vị cũng như các địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với Vùng.
Trong 10 năm, Vùng 5 đã phối hợp tổ chức 232 lớp tuyên truyền biển đảo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với thời gian gần 230 giờ cho hơn 230 nghìn lượt người nghe. Toàn Vùng đón hơn 400 đoàn đại biểu Trung ương và địa phương ra thăm, giao lưu, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên vùng biển, đảo Tây Nam.
Vùng 3 đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và TP. Đà Nẵng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân chấp hành pháp luật Nhà nước trong đó có một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam.
Cơ sở để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
Căn cứ UNCLOS 1982 và Luật Biển Việt Nam, Quân chủng Hải quân đã và đang phối hợp với các cơ quan của bộ, ngành Trung ương tích cực thúc đẩy giải quyết các vấn đề về phân định trên biển giữa Việt Nam và các quốc gia ven Biển Đông. Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã tham mưu kịp thời cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng để thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập theo quy định của luật.
Giới thiệu mỗi tuần một điều luật ở Lữ đoàn 680, Vùng 3
Trung tá Trần Văn Hiếu, Phó Trưởng phòng Hàng hải-Bản đồ, Bộ Tham mưu cho biết: Về lĩnh vực thủy đạc, Quân chủng đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phục vụ trong việc hiện thực hóa và thi hành các nội dung, điều khoản được quy định tại UNCLOS 1982 và Luật Biển Việt Nam. Thông qua các hoạt động khảo sát, đo đạc và thành lập hải đồ đã giúp cơ quan chức năng Quân chủng trong việc xử lý các vấn đề kỹ thuật, bao gồm: Triển khai đo đạc khảo sát, xác định phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam (đường cơ sở, nội thủy, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa).
Thượng tá Nguyễn Đình Hải, Phó Đoàn trưởng Kỹ thuật, Đoàn Đo đạc, biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Bộ Tham mưu chia sẻ: Luật Biển Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành đo đạc, khảo sát thành lập bản đồ các khu vực biển Việt Nam, cung cấp cơ sở dữ liệu để xác định ranh giới thềm lục địa trên biển phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển kinh tế biển.
Sau khi có Luật Biển và các nghị quyết của Đảng về chiến lược biển, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, nguồn lực xã hội đầu tư cho biển, đảo, bộ đội Hải quân nhiều hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đầu tư, hiện đại hóa những lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, huyện đảo Trường Sa hôm nay đã thực sự “thay da, đổi thịt” nhờ sự quan tâm của đất liền, là những điểm chốt tiền tiêu chiến lược vững chắc trên Biển Đông…
Luật Biển Việt Nam là văn kiện có tầm quan trọng không thể phủ nhận trong việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của hệ thống pháp luật nước ta nói chung, cũng như trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến biển nói riêng. Sau 10 năm triển khai các quy định tại Luật Biển, đã chứng tỏ đây là một hoạt động lập pháp quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo của đất nước; là cơ sở pháp lý vững chắc trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam.
Bài, ảnh: Vũ Hưởng
Từ khóa » Bản đồ Vùng đặc Quyền Kinh Tế Biển Việt Nam
-
Vùng đặc Quyền Kinh Tế Là Gì? Phạm Vi Và Chế đội Pháp Lý?
-
Vùng đặc Quyền Kinh Tế Là Gì? Phạm Vi Và Chế đội Pháp Lý? - Trang Chủ
-
Vùng đặc Quyền Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quyền Của Việt Nam Trên Vùng đặc Quyền Kinh Tế ... - Ptsc Thanh Hóa
-
Quyền Của Việt Nam Trên Vùng đặc Quyền Kinh Tế ở Biển Đông
-
Tìm Hiểu Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Công ước Luật Biển 1982
-
Vùng đặc Quyền Kinh Tế Là Gì? Chế độ Pháp Lý ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Đường Cơ Sở, Lãnh Hải, Nội Thủy, Vùng đặc Quyền Kinh Tế Là Gì ?
-
Bình Luận Về Sự Tương Thích Giữa Luật Biển Việt Nam 2012 Và Công ...
-
Quần đảo Và Biên Giới Biển, Vùng Chủ Quyền Quốc Gia Việt Nam Trên ...
-
Luật Biển Việt Nam - Tỉnh Quảng Nam
-
Philippines đóng Dấu Bản đồ Vùng đặc Quyền Kinh Tế Lên Hộ Chiếu ...
-
VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TIỀM NĂNG CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM