Tiếp Tục Duy Trì Và Phát Huy Thành Quả Của Thông điệp K=K
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới thực hiện chiến dịch K=K và là nước đầu tiên ở châu Á đi tiên phong trong chiến dịch này. Năm 2021 là năm thứ 3 triển khai Chiến dịch K=K kể từ Lễ khởi động Chiến dịch Truyền thông Quốc gia về Không phát hiện bằng Không lây truyền (K=K) vào năm 2019. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trong các nước PEPFAR ban hành Hướng dẫn truyền thông về K=K nhằm khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng vi rút cho những người có HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV. Từ những thành quả đã đạt được trong những năm qua, việc truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Cộng đồng y khoa và khoa học toàn cầu đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị HIV/AIDS đã công bố tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 9 về AIDS tại Paris tháng 7/2017, rằng một mức tải lượng vi rút HIV không phát hiện được có nghĩa là HIV không còn khả năng lây truyền. Người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị có thể phải mất đến 6 tháng để đạt mức tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. Việc đo tải lượng HIV cần được theo dõi định kỳ để bảo đảm lợi ích sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện trên 1.763 cặp dị nhiễm HIV ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ (cặp dị nhiễm tức là 1 người nhiễm HIV còn 1 người không nhiễm HIV) trong thời gian từ năm 2005 đến 2015. Trong số này có tới 97% quan hệ tình dục khác giới. Báo cáo đánh giá cuối kỳ vào năm 2016 đã kết luận: không có người nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình nhiễm HIV của họ có tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml máu và duy trì ổn định ở những người tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu thứ hai thực hiện trên 1.166 cặp dị nhiễm HIV ở 14 nước châu Âu và bắt đầu thực hiện năm 2010 ở cả các cặp quan hệ tình dục khác giới và đồng tính nam, tập trung nghiên cứu nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo và hậu môn mà không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) khi bạn tình nhiễm có tải lượng HIV <200 bản sao/ml máu. Đánh giá sơ bộ năm 2016 cho thấy không có trường hợp nào lây HIV từ bạn tình của họ trong 1.238 cặp bạn tình - năm với khoảng 58.000 lần quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Nghiên cứu thứ ba được thực hiện trên 358 cặp dị nhiễm HIV ở Úc, Brazil và Thái Lan từ năm 2012 trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Kết quả phân tích cuối kỳ vào năm 2017 cho thấy, không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ có tải lượng HIV <200 bản sao/ml và không dùng bao cao su hay PrEP. Điều này có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang bạn tình HIV âm tính. Một điều đáng lưu ý là, tải lượng HIV không phát hiện được chỉ ngăn ngừa lây truyền HIV sang các bạn tình chứ không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai... trong khi bao cao su có thể giúp ngăn ngừa lây truyền HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và ngăn ngừa việc có thai. Do vậy, việc lựa chọn phương pháp dự phòng HIV có thể khác nhau tùy thuộc vào hành vi quan hệ tình dục, hoàn cảnh và các mối quan hệ của một người. Ví dụ, nếu có ai đó quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc trong mối quan hệ không phải là một vợ một chồng, họ có thể cân nhắc sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Việc tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, hoặc dùng thuốc ARV theo đơn đã kê của thầy thuốc có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện. Việc điều trị ARV là quá trình cần công sức và thời gian, nhưng người nhiễm HIV hoàn toàn có thể có cuộc sống lành mạnh và chất lượng khi tuân thủ điều trị. Để duy trì và tiếp tục nâng cao thành quả chất lượng điều trị HIV/AIDS, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục cải tiến công tác xét nghiệm HIV theo hướng thuận lợi cho những người có hành vi nguy cơ cao để phát hiện sớm và được điều trị ARV sớm, hỗ trợ tuân thủ điều trị để bệnh nhân sớm đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện. Đồng thời, tăng cường truyền thông về hiệu quả của điều trị HIV/AIDS để người có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm tiếp cận sớm với các dịch vụ xét nghiệm, điều trị, cũng như để các cán bộ y tế, người thân, gia đình và cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Bên cạnh đó, người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cũng cần phải tự vươn lên, vượt qua khó khăn, rào cản, không tự kỳ thị chính mình.
Việc điều trị HIV đã góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của người có HIV và cũng làm tăng hiệu quả của chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Trong thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động của điều trị HIV trong dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục và kết quả này đã hỗ trợ cho chiến lược “điều trị là dự phòng”.
Từ khóa » Chẩn đoán Hiv Năm 2017
-
[PDF] Hướng Dẫn điều Trị Và Chăm Sóc Hiv/aids - PrEPWatch
-
[PDF] TỜ THÔNG TIN BỆNH HIV NĂM 2017
-
Quyết định 5292/QĐ-BYT 2017 Thí điểm Phương Pháp Xác định ...
-
Quyết định 773/QĐ-BYT 2017 Phối Hợp Phòng Chống HIV/AIDS Và ...
-
Xét Nghiệm HIV Sớm Là Tiền đề để Kết Thúc đại Dịch HIV/AIDS
-
HIV/AIDS Là Gì? Chuẩn đoán Và điều Trị
-
Chủ đề Của Tháng Hành động Quốc Gia Phòng, Chống HIV/AIDS ...
-
[PDF] BỘ Y TẾ - CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
-
[PDF] Quy định Về Quản Lý điều Trị Người Nhiễm HIV, Người Phơi Nhiễm Với ...
-
Cục Phòng, Chống HIV/AIDS Tổ Chức Hội Nghị Tổng Kết Năm 2017
-
Những điểm Mới Của Hướng Dẫn điều Trị Và Chăm Sóc HIV/AIDS (11 ...
-
Untitled - UBND Huyện Tuy Phước
-
Nông Sơn Tổ Chức điểm Lễ Mít Tinh Hưởng ứng Tháng Hành động ...