Tiếp Tục Nhập Khẩu Nhiều Nguyên Liệu Sắt Thép Trong Năm 2022

Tin nóng
  • Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai
  • 7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
  • Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng
  • Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
  • Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024
  • 35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
  • Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công
Vật liệu - công nghệ Tiếp tục nhập khẩu nhiều nguyên liệu sắt thép trong năm 2022 Thế Hải - 11/05/2022 13:29 Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu để sản xuất thép, gồm 18 triệu tấn quặng sắt cho các lò cao, 6-6,5 triệu tấn thép phế, 6,5 triệu tấn than mỡ luyện cốc... trong năm 2022. TIN LIÊN QUAN
  • Sản lượng bán hàng các loại thép Hòa Phát tháng 4 đạt gần 600.000 tấn
  • “Cao tốc EVFTA” đẩy xuất khẩu thép sang EU tăng 8 lần
Năm 2022, quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn
Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất sắt thép, trong đó riêng quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn

Bộ Công thương vừa có Báo cáo đề xuất xây dựng "Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" gửi Thủ tướng Chính phủ với nhiều đề xuất về chính sách đặc thù để phát triển ngành thép.

Báo cáo của Bộ cho biết, trong những năm gần đây, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ về năng lực cũng như công nghệ. Một số nhà máy thép có công suất lớn, chất lượng thép cao được đầu tư đi vào hoạt động như Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Gang thép Nghi Sơn, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh…

Tính đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp trong nước là 27 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm.

Năm 2021, nhập khẩu thép toàn ngành đạt 12,31 triệu tấn, tương đương 11,52 tỷ USD, giảm 7,13% về lượng và tăng 42,84% về trị giá so với năm 2020.

Nhập nhiều nhất là thép cuộn đạt 6,1 triệu tấn với trị giá trên 5,6 tỷ USD, thép tấm đạt 1,8 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD, giảm 36,2% về lượng và tăng 6,1% về trị giá so với năm 2020; thép khác 2,85 triệu tấn, trị giá gần 2,6 tỷ USD, tăng 36% về lượng, tăng 187% về trị giá so với 2020.

Nguồn Bộ Công thương

Với thép xây dựng, năng lực sản xuất trong nước khoảng 14 triệu tấn sẽ đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu. Trong đó có 42% sản xuất là được sử dụng từ phế liệu thép nhập khẩu; có 58% sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt. Hay như thép phục vụ ngành cơ khí, chế tạo, Việt Nam cũng đã sản xuất và đáp ứng được một phần thép cuộn cán nóng HRC (khoảng 8 triệu tấn/năm).

Còn đối với các loại thép hợp kim, Việt Nam chưa sản xuất được các loại thép đặc biệt.

Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, Gang thép Nghi Sơn… thì các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm thép sản xuất trong nước chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam được Bộ Công thương nhìn nhận là khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường.

Bên cạnh đó, ngành thép của Việt Nam cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… nên khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.

Bộ Công thương dự báo, trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như: quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…

Trong bối cảnh giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao, việc nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu.

Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC – nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu thép cuộn cán nóng HRC và các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số Nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

Do đó, Báo cáo nhấn mạnh, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Theo đó, với chủng loại HRC, trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn. Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

Với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

Báo cáo cũng đề cập tới vấn đề Nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

“Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia. Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững”, báo cáo nêu rõ.

#nguyên liệu sắt thép # nhập khẩu nguyên liệu sắt thép # sản xuất thép Bình luận bài viết này Xem thêm trên Bất động sản
  • BW và ESR công bố khởi công dự án Nam Đình Vũ tại Hải Phòng
  • Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Chương trình phát triển đô thị Đà Lạt (mở rộng)
  • Wyndham Grand Phú Quốc - Luôn đặt phát triển bền vững lên hàng đầu
  • HUD khởi công dự án nhà ở xã hội với 280 căn hộ tại Mê Linh, Hà Nội
  • Khánh Hòa đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết
  • Metro Star ưu đãi bà con Việt kiều về ăn Tết như thế nào?
  • Sắp có lễ hội đếm ngược 2024 với màn pháo hoa 15 phút tại The Global City
  • Lễ hội Giáng sinh trên đảo tự nhiên với các tác phẩm nghệ thuật từ tre
  • Người dân Quảng Trị hân hoan đón “tuyết rơi” tại Vincom Shophouse Royal Park
  • Xây dựng ý tưởng quy hoạch các khu chức năng dọc cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương
  • Tập đoàn Kim Oanh kiến nghị tháo gỡ 6 dự án bất động sản tại Đồng Nai
Đầu tư
  • Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
  • Nam Định: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại KCN Mỹ Thuận
  • TP.HCM thông xe cây cầu 512 tỷ đồng nối quận 7 và huyện Nhà Bè
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11
  • 2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
  • 3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế
  • 4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • 5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
Điểm nóng
  • VKSND Tối cao vào cuộc vụ nhà đầu tư kiện VN Đà Thành
  • Chậm đề xuất sửa bảng giá đất, chủ tịch 12 địa phương ở Quảng Nam bị phê bình
  • Tập trung thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm
  • Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh bị bắt do nhận hối lộ
Thông tin doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
  • Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
  • Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
  • Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
  • Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối

Từ khóa » Nguyên Liệu Sản Xuất Phôi Thép