Tiếp Tục Thay đổi Căn Bản Diện Mạo Hạ Tầng Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
Năm 2022 hoàn thành 30 dự án giao thông trọng điểm
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), kế hoạch năm 2022 ngành GTVT sẽ khởi công 38 dự án và hoàn thành 30 dự án. 6 tháng đầu năm 2022, 6 dự án đã được hoàn thành thủ tục được khởi công và 6 dự án được hoàn thành, đạt 100% kế hoạch đề ra. Như vậy, 6 tháng cuối năm, 32 dự án sẽ phải hoàn thành các thủ tục để khởi công và 24 dự án có kế hoạch phải hoàn thành. Riêng đối với 32 dự án dự kiến khởi công trong 6 tháng cuối năm, tính đến hết tháng 6/2022 đã hoàn chỉnh các thủ tục đủ điều kiện phê duyệt 25/32 dự án (bao gồm 12 dự án cao tốc Bắc - Nam).
7 dự án còn lại chưa phê duyệt dự án đầu tư, gồm: Dự án đường tránh phía Đông TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh; Dự án cải tạo nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang; Dự án quốc lộ (QL) 6 tuyến tránh TP. Hòa Bình; QL2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phúc; Dự án tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn. Nguyên nhân xuất phát từ một số yếu tố như: biến động giá nguyên, nhiên liệu tăng đột biến, một số dự án sau khi rà soát vượt tổng mức đầu tư so với chủ trương đầu tư; có dự án địa phương xin chủ trương lồng ghép vốn (địa phương và trung ương) cần hoàn chỉnh thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền; một số chủ đầu tư đang hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư…
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. |
Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, Bộ GTVT đã chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung chỉ đạo quyết liệt tư vấn thiết kế tăng cường nhân sự tiến hành khảo sát, hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi; đẩy nhanh các thủ tục để phê duyệt khung chính sách GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng,... để trình phê duyệt dự án trong tháng 7/2022, đảm bảo được kế hoạch khởi công trong năm 2022.
Các dự án có tổng mức đầu tư vượt so với chủ trương đầu tư, cần khẩn trương chỉ đạo tư vấn thiết kế nghiên cứu điều chỉnh phạm vi, quy mô dự án, phương án phân kỳ đầu tư hoặc lồng ghép với nguồn vốn ngân sách địa phương,... báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư, song song với việc trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư.
Tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng
Cũng theo Bộ GTVT, ngoài việc đẩy nhanh các thủ tục để khởi công các dự án mới thì ngành GTVT cũng tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1, đặc biệt là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn Nghệ An để tiến độ được đảm bảo.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn Nghệ An có chiều dài 87,84 km, gồm 2 tiểu dự án đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu và tiểu dự án đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Hiện nay, tỉnh đã giải phóng mặt bằng được khoảng 87,47/87,84 km (đạt 99,578%); còn lại 375 m chưa hoàn thành công tác GPMB. Cụ thể, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu đã GPMB được 43,21/43,47 Km, đạt 99,4%, còn lại 260m. Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt đã GPMB được 44,26/44,37 Km, đạt 99,74%, còn lại 115m. Để đẩy nhanh tiến độ Dự án đường cao tốc Bắc - Nam, trong thời gian qua, UBND tỉnh Nghệ An đã liên tục chỉ đạo các địa phương có dự án đi qua, phải nhanh chóng hoàn thiện công tác GPMB.
Thậm chí, UBND tỉnh Nghệ An đã phải 2 lần ra “tối hậu thư” về thời hạn phải hoàn thành xong GPMB cao tốc Bắc – Nam. Trong đó: lần thứ nhất, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành văn bản số 1517/UBND-CN đã phê bình Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, các huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên và Yên Thành vì không thực hiện nghiêm chỉ đạo về công tác giải phóng mặt bằng dự án này trong thời gian qua, làm chậm tiến độ so với yêu cầu; yêu cầu các huyện chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Ban Quản lý dự án (QLDA) 6, Bộ GTVT trước ngày 25/3.
Lần thứ hai, tháng 4/2022, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo GPMB Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An kết luận, chỉ trừ đường điện cao thế 220 Kv (đoạn qua huyện Yên Thành) do phát sinh sau nên hoàn thành trước ngày 30/6/2022. Còn lại, các địa phương phải hoàn tất công tác GPMB xong trước ngày 30/5/2022.
Đặc biệt, cả 2 “tối hậu thư”, UBND tỉnh Nghệ An đều khẳng định: Sau các thời gian nêu trên, địa phương nào không hoàn thành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Thế nhưng, sau cả 2 lần chậm GPMB, tất cả lãnh đạo các địa phương đều vô can.
Theo lãnh đạo Ban QLDA 6, Bộ GTVT, vіệс bàn ɡіаo mặt bằng сһậm khiến nguy cơ các gói thầu bị chậm tiến độ. Trong đó, hiện nay đang vất vả nhất là tuyến cầu vượt QL 48 thuộc gói thầu Nghi Sơn – Diễn Châu. Vì nếu không giải phóng được mặt bằng thì nhà thầu chắc chắn sẽ không thi công được. việc chậm tiến độ là điều chắc chắn xảy ra. Kế һoạсһ là 31/5 sẽ bàn giao nhưng đến nay đã hết tháng 6 mà vẫn chưa thể bàn giao đúng tiến độ được.
Từ khóa » Bản đồ Cao Tốc Bắc Nam Qua Nghệ An
-
'Hình Hài' Cao Tốc Bắc - Nam đoạn Qua Nghệ An
-
Cao Tốc Bắc – Nam đoạn Qua Nghệ An Dự Kiến Hoàn Thành Vào Năm ...
-
Cao Tốc Bắc - Nam Qua Nghệ An Còn Hơn 1km 'chưa Sạch'
-
'Hình Hài' Cao Tốc Bắc - Nam đoạn Qua Nghệ An - Tiền Phong
-
Hình ảnh Cao Tốc Bắc - Nam đi Qua địa Phận Nghệ An Sau Hơn Nửa ...
-
Diện Mạo Mới ở Dự án Cao Tốc Bắc - Nam đoạn Qua Nghệ An, Hà Tĩnh
-
Dự án Cao Tốc Diễn Châu - Bãi Vọt Những Nút Thắt Cần Tháo Gỡ
-
Bản đồ Cao Tốc Bắc - Nam Qua Thanh Hóa - Hà Tĩnh
-
Công Trường đường Cao Tốc Bắc - Nam Qua Nghệ An | Báo Dân Trí
-
Soi Tiến độ Giải Phóng Mặt Bằng Cao Tốc Bắc – Nam Qua Nghệ An
-
Đường Sắt Cao Tốc Bắc - Nam Sẽ đi Qua 5 Huyện, Thị Của Nghệ An
-
Đại Công Trường Cao Tốc Bắc - Nam đoạn Qua Nghệ An
-
Cao Tốc Bắc-Nam Qua Nghệ An Vẫn Vướng Mặt Bằng