Tiết 5, Bài 4: Lễ độ - Năm Học 2014-2015

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủGD Công DânGD Công Dân 6Bài 4: Lễ độ Tiết 5, Bài 4: Lễ độ - Năm học 2014-2015

1. MỤC TIÊU:

 1.1/Kiến thức:

* Học sinh biết:Hs biết khái niệm lễ độ. Những biểu hiện của lễ độ.

* Học sinh hiểu: Hs hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.

 1.2/ Ki năng:

* HS thực hiện được:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của mọi người về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.

- Biết cư xử lễ độ với người xung quanh.

* HS thực hiện thành thạo: Thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.

 1.3/ Thái độ:

* Thói quen:Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người

* Tính cách: Không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Nêu được thế nào là lễ độ. Biểu hiện của lễ độ

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7963Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Tiết 5, Bài 4: Lễ độ - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần:5 Tiết: 5 Ngày dạy:18/9/2014 Bài 4: LỄ ĐỘ 1. MỤC TIÊU: 1.1/Kiến thức: * Học sinh biết:Hs biết khái niệm lễ độ. Những biểu hiện của lễ độ. * Học sinh hiểu: Hs hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người. 1.2/ Ki năng: * HS thực hiện được: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của mọi người về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp. - Biết cư xử lễ độ với người xung quanh. * HS thực hiện thành thạo: Thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác. 1.3/ Thái độ: * Thói quen:Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người * Tính cách: Không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Nêu được thế nào là lễ độ. Biểu hiện của lễ độ 3. CHUẨN BỊ: 3.1/Giáo viên: - Câu chuyện kể về tính lễ độ, tình huống. 3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về lễ độ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, vỡ ghi chép ,SGK. 4.2/ Kiểm tra miệng : Câu 1: Thế nào là tiết kiệm? Nêu biểu hiện của tính tiết kiệm. Tiết kiệm thể hiện điều gì? Câu tục ngữ nói lên tính tiết kiệm. (10đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) Tl:Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của xã hội.(5đ) - Biểu hiện là không xa hoa, lãng phí.( 2đ) - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của người khác.( 2đ). - Câu tục ngữ :Tích tiểu thành đại.( 1đ) Câu 2. Nêu những biểu hiện trái với tiết kiệm ? Khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì? ( 10 điểm) HS: -Chi tiêu không đúng mức,lãng phí( 5đ). -Biểu hiện lễ độ. ( 5đ). GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3/Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: * Em hiểu thế nào là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học sinh trả lời . GV: Lễ ở đây có nghĩa rộng là đạo đức, đạo làm người và học đạo làm người trước rồi mới học văn hóa, học kiến thức khoa học sau, để nói lên sự cần thiết phải học lễ nghĩa, phép tắc. Đặt tình huống : Bạn vào của hàng mua một chiếc cặp. Cô bán hàng nhận tiền trao cặp và cảm ơn bạn. Em có suy nghĩ gì khi cô bán hàng cảm ơn mình? HS: Trả lời GV Kết luận: Cô bán hàng là người lịch sự, mến khách, tôn trọng khách hàng. Đó là biểu hiện của tính lễ độ. Vậy lễ độ là gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: 15 phút Mục tiêu: Rèn kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ .(SGK/9) HS: Đọc truyện sắm vai. GV:Nhắc HS lưu ý câu hội thọai giữa Thủy và khách. GV: Em hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà? HS: -Giới thiệu khách với bà.: -Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi. -Đi pha trà . -Rót nước mời bà và mời khách uống nước ( đưa bằng 2 tay ) -Xin phép bà nói chuyện với khách. - Giới thiệu về bố ,mẹ mình cho khách . -Vui vẻ kể lại chuyện học hành ,động Đoàn ,Đội , ở lớp, trường . -Thủy tiễn khách và hẹn gặp lại. GV: Em nhận xét gì về cách ứng xử của Thủy? HS:-Nhanh nhẹn,lịch sự,khéo léo khi tiếp khách .. -Tôn trọng bà và khách. -Làm vui lòng khách, để lại ấn tượng tốt. ? Những hành vi, việc làm của Thủy thể hiện đức tính gì? HS: Thể hiện một học sinh ngoan lễ phép. ? Em học tập ở bạn Thủy điều gì ? HS: Lịch sự,khéo léo ,sự ân cần vui vẻ trong khi tiếp khách ,sự lễ phép, sự tôn trọng quí mến của mình đối với mọi người . GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. ? Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện lễ độ? HOẠT ĐỘNG 3: ( 20 phút) -Mục tiêu:Nêu được thế nào là lễ độ . -Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người. GV: Đưa ra tình huống: Mai và Hòa cùng học một cô giáo, nhưng khi gặp cô Mai lễ phép chào cô còn Hòa không chào mà chỉ đứng sau lưng Mai. GV: Em có nhận xét gì về cách cư xử,và đức tính của Hòa? HS: Chưa lễ độ. GV:Thế nào là lễ độ? Nêu ví dụ? *Thảo luận nhóm:2 phút. Nhóm 1:Chủ đề lựa chọn mức độ biểu hiện sự lễ độ với các lứa tuổi. Đối tượng Biểu hiện thái độ -Ông bà ,cha mẹ -Anh chị em trong gia đình -Chú bác cô gì -Người già cả,lớn tuổi -Tôn kính,biết ơn vâng lời -Quý trọng đoàn kết hoà thuận -Quý trọng gần gũi -Kính trọng lễ phép Nhóm 2: Thái độ Hành vi -Vô lễ -Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá -Ngông nghênh -Cãi lại bố mẹ. -Lời nói, hành động cộc lốc,xấc xược ,xúc phạm đến mọi người -Cậy học giỏi,tiền nhiều có địa vị xã hội ,học làm sang HS:-Đối với ông bà:Tôn kính ,biết ơn, vâng lời. -Đối với anh chị em :quý trọng đoàn kết hào thuận . -Đối với thầy cô giáo :Kính trọng lễ phép ,vâng lời. -Đối với người già , lớn tuổi:Kính trọng ,lễ phép ,vâng lời. -Đối với cô ,bác chú dì họ hàng ruột thịt:Quý trọng gần giũ, chào hỏi đúng phép.. ?Theo em những biểu hiện như thế nào là người lễ độ ?( Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp ) HS: -Thể hiện ở sự tôn trọng hòa nhã quý mến đối với mọi người. -Biểu hiện người có văn hóa , có đạo đức .. ? Biểu hiện của lễ độ? HS:Lời nói cử chỉ,dáng điệu ,nét mặt ..(Chào hỏi ,thưa gửi,biết cám ơn, biết xin lỗi,biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mức ,khiêm tốn ở những nơi công cộng) ( Câu hỏi dành cho học sinh trung bình) GV mở rộng khái niệm, hướng dẫn HS tìm những hành vi thể hiện lễ độ(gặp người lớn biết chào hỏi, người lớn đưa cho vật gì biết cầm hai tay, biết cảm ơn khi người khác giúp mình một việc gì đó...) và giải thích: + Lễ phép. + Lịch sự. - Tìm những hành vi trái với lễ độ (không biết dạ thưa khi tiếp xúc với người lớn; khách tới nhà không biết chào hỏi; đi chơi không xin phép bố mẹ ...) và giải thích. + Vô lễ. + Hỗn láo. + Láo xược. (Kĩ năng phê phán.) HS: Trái với lễ độ là thái độ vô lễ:Cãi lại ông bà cha mẹ, thầy cô giáo ,người lớn tuổi.. -Trái với lễ độ :lời ăn tiếng nói thiếu văn hóa , cộc lốc,xấc ngược ,xúc phạm mọi người. - Trái với lễ độ :Thái độ ngông nghênh cậy học giỏi, cậy có tiền, có địa vị xã hội ,coi thường người khác . ?Giải thích câu thành ngữ: “Kính trên nhường dưới”?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi) HS: Đối với bề trên phải kính trọng ,đối với người dưới phải nhường nhịn. Gv: Người lễ độ là người thế nào? + Người có lễ độ là người sống có văn hóa, đạo đức, góp phần làm cho xã hội văn minh, làm cho quan hệ giữa người và người trở nên tốt đẹp. ?Sống lễ độ giúp ta điều gì:đánh dấu X vào ý kiến đúng : -Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn -Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt -Lễ độ là việc riêng của cá nhân -Không lễ độ với xấu -Sống có văn hoá là phải có lễ độ. ? Ý nghĩa của lễ độ ? ? Giải thích câu sau : “Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. HS: Lời ăn tiếng nói là biểu hiện có văn hóa trong giao tiếp biết lựa chọn mức độ biểu lộ sự lễ độ ,tôn kính ,quan tâm đối với người giao tiếp trong những hoàn cảnh khác nhau .Dù trong quá trình \giao tiếp không vừa lòng nhau thì phải ứng xử như thế nào để chứng tỏ mình là người có văn hóa . Gv: Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống có lễ độ? ? Phải rèn luyện lễ độ như thế nào? HS:- Rèn luyện thường xuyên. - Học hỏi các quy tắc, cách ứng xử có văn hóa -Tự kiểm tra hành vi, thái độ cá nhân. -Tránh hành vi, thái độ vô lễ. *Hs thảo luận :Em có suy nghĩ gì về câu nói này: “Có ĐỨC mà không có TÀI làm việc gì cũng khó. Có TÀI mà không có ĐỨC thì vô dụng” GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý GV: Kết luận bài học. HOẠT ĐỘNG 4: 5 phút Kĩ năng làm bài tập : 1/Cho HS làm bài tập a SGK/11. 2/Trò chơi:3 phút:Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về lễ độ ? . I.TRUYỆN ĐỌC : “Em Thủy”. II/NỘI DUNG BÀI HỌC: 1/Khái niệm: - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. 2/ Biểu hiện: - Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. Biết chào hỏi, thưa gửi, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhường bước, biết giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn ở những nơi công cộng,... 3. Ý nghĩa: - Thể hiện sự tôn trọng , sự quan tâm đối - Biểu hiện của người có văn hóa ,có đạo đức ,có lòng tự trọng , mọi ngưới quý mến. - Quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp,xã hội văn minh tiến bộ. III/ BÀI TẬP: Bài tập a SGK/11 -Có lễ độ:1,3,5,6 2/Ca dao tục ngữ nói về lễ độ: -Lời nói gói vàng -Lời chào cao hơn mâm cỗ -Kính lão đắc thọ -Đi thưa về gửi -Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. -Học ăn học nói học gói học mở . -Gọi dạ bảo vâng . 4.4/Tổng kết: - Theo em lễ độ giúp gì cho ta trong cuộc sống? GV: Em hãy sắp xếp các từ sau thành câu thành ngữ hoàn chỉnh nói về tính lễ độ: gởi, nhường, đi, trên, thưa, về, dưới, kính * Đối với bài học ở tiết này : + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 10 + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 11 + Tìm ca dao, tục ngữ về lễ độ. -Rèn luyện tính lễ độ trong cuộc sống hằng ngày ở trường , lớp, gia đình *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 5: “Tôn trọng kỉ luật”. Tìm tranh ảnh về tôn trọng kỉ luật. Chuẩn bị tiểu phẩm sắm vai. - Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/13 5/PHỤ LỤC : Tư liệu tham khảo :Câu chuyện “Giá trị của lời chào”. @T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Lễ độ.doc
Tài liệu liên quan
  • Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Kiểm tra 45 phút

    Lượt xem 693 Lượt tải 0

  • Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 11

    Lượt xem 1119 Lượt tải 0

  • Tiết 28, Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Tiết 1)

    Lượt xem 2703 Lượt tải 2

  • Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiết 2)

    Lượt xem 1050 Lượt tải 0

  • Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 19

    Lượt xem 867 Lượt tải 0

  • Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Thực hành, ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học - Chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường

    Lượt xem 1540 Lượt tải 0

  • Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 6

    Lượt xem 2692 Lượt tải 1

  • Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 15

    Lượt xem 1008 Lượt tải 0

  • Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

    Lượt xem 1158 Lượt tải 0

  • Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 8: Sống chan hoà với mọi người

    Lượt xem 857 Lượt tải 0

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » Khái Niệm Và ý Nghĩa Của Lễ độ