Tiết Kiệm Thời Gian Tìm đãi Vàng Sa Khoáng Bằng Máy Dò Vàng ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm vàng và đãi vàng theo phương pháp truyền thống thường mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự xuất hiện của các loại máy dò vàng vừa giúp tăng khả năng tìm kiếm các mỏ vàng, sa khoáng mà còn giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức cho người thợ.
Phương pháp "đãi cát lấy vàng" truyền thống
Ở các mỏ sa khoáng, vàng thường lắng đọng lẫn với cát. Vì có tỷ trọng lớn, rất nặng, nên vàng và một số khoáng vật khác từ các mạch gốc phong hóa bị dòng nước cuốn trôi đã đọng lại ở những nơi thuận lợi, ít khi ở xa mỏ nguyên sinh. Để tách vàng khỏi sa khoáng, người ta phải tuyển quặng. Dân gian gọi phương pháp sàng tuyển thủ công này là "đãi cát lấy vàng". Dụng cụ chính của người dân đãi vàng là cuốc, xẻng để đào, gầu để xúc cát sông, mâm đãi hoặc món đãi để tuyển khoáng nặng có lẫn vàng. Tùy theo vật liệu có được, có thể tự chế ra mâm đãi hay nón đãi. Thông thường, ta dùng nắp hay đáy thùng phuy có đường kính 60 - 80cm để chế tạo mâm đãi.
Cách làm như sau:
Đầu tiên đào một hố hình lòng chảo, nèn chắc, đáy sâu nhất chừng 10 cm, đường kính miệng hố nhỏ hơn đường kính của nắp hay dây thùng phuy có được. Sau đó, đặt tấm sắt đáy hay nắp phuy ấy lên miệng hố, rồi dùng búa hoặc chày nện vào tâm miệng sắt cho lõm xuống, sao cho đáy lõm lượn thật đều theo hình lòng chảo của hố đất. Cuối cùng ta dùng đầu xà beng hay đầu thanh sắt to, tống mạnh tay vào chính giữa đáy lòng chảo để tạo mấu lõm xuống 1cm như chóp cái nón.
Thế là một dụng cụ đãi vàng đã được tạo xong. Nhân dân mỗi nơi gọi nó bằng một tên khác nhau: nón đãi, mâm đãi, bồn đãi. Việc tạo tác công cụ đãi vàng như vậy khá đơn giản và không tốn kém. Đăc biệt là bất kỳ ai cũng có thể tự làm được. Sau này, do nhu cầu sử dụng lớn dần do số người đãi nhiều lên, công việc chế tạo nón (mâm) đãi được chuyên môn hóa. Các lò rèn địa phương được thợ đãi vàng đặt hàng làm dụng cụ đãi vàng theo mẫu với quy cách thích hợp. Với dụng cụ đơn giản này, có thể dùng cho tất cả cát, đất, đá, bùn vào để đãi lấy vàng.
Đầu tiên hãy nghiêng nón cho nước tràn vào. Bóp vụn hết đất và cục sét, rửa sạch cuội rồi vứt bớt cho đỡ nặng. Hai tay cầm hai mép nón đãi, xoay đi xoay lại hai chiều xuôi ngược kim đồng hồ ở dưới mặt nước. Bùn và khoáng vật nhẹ sẽ nổi dần lên, văng ra theo lực li tâm và trôi đi. Cứ như thế, làm nhiều lần cho đến khi nước trong. Nghiêng nón nhấc lên cho nước ra, sẽ thu được các khoáng nặng màu đen và vàng đọng lại ở nón đãi. Bây giờ chỉ việc lấy riêng vàng ra khỏi các khoáng nặng khác. Cách làm dễ dàng là dùng một cái đĩa nhỏ và đãi trong một chậu nước trong như cách đãi gạo, đãi vừng để rang, nấu ăn.
Tóm lại, kỹ thuật đãi vàng thủ công có ba thao tác tuần tự phải thực hiện là:
- Khuấy tách đất sét, cát và đá cuội ra;
- Rửa để loại đá cuội và thải sạch các loại khoáng vật có tỷ trọng thấp ra ngoài;
- Đãi tinh sa khoáng, tức là giữ lại các khoáng vật nặng (tỷ trọng lớn) có lẫn vàng.
Các dụng cụ cần có
Thuyền đãi:
Thuyền đãi thường làm bằng gỗ, vừa nhẹ vừa dễ sử dụng và mang đi lại, giá thành rẻ. Lòng thuyền hình bầu dục. Có hai tay cầm hai bên để cầm đãi vàng. Thuyền không bị lọt mất sa khoáng nặng có lẫn vàng, nhất là tinh vàng hay mạt vàng có đường kính bạt quá nhỏ bé. Trên mặt thuyền đãi độc mộc, người ta đóng thêm các thanh gờ nổi bậc thang. Khi đãi, nếu nghiêng thuyền quá mức cần thiết thì quặng vẫn bị kẹt lại ở chân gờ bậc thang, đồng thời dễ dàng lấy quặng tỷ trọng lớn lắng đọng trong thuyền.
Cách dùng thuyền để đãi tương đối đơn giản, ai cũng làm được chỉ cần có sức khỏe. Người ta đặt nghiêng thuyền sao cho già nửa thuyền chìm xuống nước. Quấy trộn khoáng vật trong thuyền bằng một cây chà bằng tre hay gỗ tựa các đũa nấu loại to. Dùng tay bóp cho nát nhiễn đất sét và chà xát các cục đá trong thuyền đãi. Chao đi chao lại thuyền nhiều lần để bùn và đất đá nhẹ văng ra ngoài cho đến hết. Còn lại ở đáy thuyền, do lắng đọng, các khoáng vật nặng có lẫn vàng. Đó là các khoáng vật có màu đen, đem đãi như đãi gạo như đã nói sẽ vật nặng có lẫn vàng. Đó là các khoáng vật có màu đen, đem đãi như đãi gạo như đã nói sẽ được vàng, gọi là vàng cốm hay vàng nguyên khai.
Có thể nói các loại thuyền đãi vừa nêu có nhiều ưu điểm như đãi vàng bằng tay rất cơ động, gọn nhẹ, dễ mang theo người. Tuy vậy đây vẫn là công cụ đãi vàng dùng cho cá nhân. Dùng thuyền đãi mỗi mẻ chỉ tối đa 8 - 10 kg đất đá, năng suất đãi không cao. Cách đãi bằng thuyền nhất thiết phải bê bằng tay làm cho người lao động mất nhiều sức quá vất vả.
Máng đãi:
Để khắc phục nhược điểm của thuyền đãi, người ta sử dụng máng đãi có năng suất cao hơn:
Máng đãi vàng đóng bằng gỗ với kích thước: dài 3 - 4m, rộng 50 cm. Dùng bao tải hoặc vải thô lót đáy máng và dùng các thanh gỗ nhỏ gắn ngang các bậc thành gờ để chắn quặng sao cho sau mỗi mẻ đãi có thể tháo lắp thật dễ dàng. Máng đãi rất thích hợp đối với nhóm làm việc quy mô gia đình, hoặc những người làm vàng có sự thân thiết, tin cậy nhau. Ở một số mỏ vàng nước ta như Bồng Miêu (Quảng Nam - Đà nẵng), Trà Năng (Lâm Đồng) v.v... đã dùng loại công cụ này để đãi và cho kết quả tốt. Người ta đặt máng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang, độ nghiêng tùy theo lưu lượng và tốc độ dòng chảy. Thông thường, độ nghiêng vừa phải là 0,10 tức là cứ mỗi mét chiều dài của máng có chênh lệch nhiều cao 10cm. Nơi đầu máng có nguồn nước chảy vào nên để quặng tập kết thành đống tại đấy để tiện xúc vào máng đãi. Ở nơi có khe suối, người ta tìm cách bắt dòng nước chảy vào máng đãi rất thuận. Nhưng ở nơi không có suối phải dùng bơm để đưa nước vào. Mỗi máng đãi theo quy trình này cần tối thiểu ba người làm, hai người xúc khoáng vật đổ vào máng, một người chuyên khuấy và kiểm tra toàn hệ thống máng nhằm đảm bảo không bị nghẽn tắc.
Tùy địa hình cụ thể, máng có thể đặt thẳng, có thể đặt gấp khúc. Nếu dòng nước quá mạnh thì chính nơi gấp góc trở thành một thuận lợi cho quặng dễ lắng đọng. Ở cuối máng, người ta căng một bao tải khác để chắn quặng, tránh vàng thất thoát theo dòng nước. Dùng bao tải vừa rẻ tiền vừa dễ thoát nước, mà sợi bao lại bắt dính các hạt quặng nhỏ làm cho chúng không theo nước ra ngoài.
Đãi xong một mẻ, người ta gỡ các bao tải khỏi máng và đem rũ trong một chậu nước để thu quặng màu đen có lẫn vàng. Công việc cuối cùng - sau nhiều mẻ đãi - đem đãi tinh sa khoáng nặng ở đáy chậu, sẽ lấy được vàng cục và vàng cám.
Theo kinh nghiệm của nhân dân, mỗi ngày trung bình một nhóm 3 - 4 người dùng máng có thể đãi được 8 - 10m3 đất đá có chứa vàng.
Máng lắc:
Nơi có địa hình thuận lợi, người ta dùng máng lắc.
Máng lắc cấu tạo gồm hai bộ phận: một máng gỗ có gờ ở đáy và một máng sàng bằng lưới thép mắt rộng 1 - 2cm2. Sàng được đặt trên máng gỗ, tất cả được treo vào cành cây hoặc giá đỡ bằng tre hay gỗ. Như vậy, có thể lắc đi lắc lại máng sàng dọc ngang tùy ý mà khôngphải bê bằng tay như khi sử dụng nón đãi.
Dùng máng sàng đỡ sức lao động. Hơn nữa, cùng một lúc vừa sang bỏ đá cục to vừa tuyển lựa và giữ lại các khoáng nặng trong khi sàng lắc. Chỉ cần lưu ý trọng lượng đất đá mỗi mẻ không vượt quá sức căng của dây treo và sức người đẩy lắc sàng máng.
Nhược điểm của phương pháp truyền thống
Từ xa xưa đến ngày nay, tại rất nhiều nơi, nhân dân vẫn dùng những cách trên để lấy vàng với các dụng cụ thô sơ và bằng sức người là chính. Vì chỉ sử dụng những phương pháp thô sơ nên tại những địa hình đặc thù chúng ta vẫn chưa thể tiến hành khai thác vàng được dù trữ lượng khá lớn. Dù phương pháp này phù hợp với tình hình hiện tại và mang lại những thành tựu nhất định nhưng chúng còn tồn tại những nhược điểm như:
- Không thu hồi triệt để vàng còn lẫn trong bùn dưới dạng bụi, mạt, rất mịn. Số lượng vàng khá lớn nằm trong cuội cũng bị thải theo đá, gây nên lãng phí tài nguyên quốc gia.
- Các khoáng hữu ích và quý giá khác nằm chung với vàng không được tận thu như: đồng, chì, sắt, ma - nhê, măng - gan, thiếc, bạc, v.v...
- Không đãi vàng được nếu mỏ không có nước sông, suối, đầm, lạch. Ở nơi có đủ nước để đãi, người lao động phải ngâm mình dưới nước quá lâu. Nước nơi đãi vàng bị vẩn đục, vệ sinh không đảm bảo dễ gây ốm đau, bệnh tật.
Máy dò vàng chuyên dụng giúp tiết kiệm thời gian tìm, đãi vàng
Các dụng cụ nói trên chỉ là công cụ thủ công, thích ứng với quy mô đào đãi nhỏ, không dùng trong sản xuất quy mô công nghiệp khai thác kim loại quý. Ở các nước công nghiệp phát triển, việc khai thác và tuyển quặng vàng từ lâu đã sử dụng các dây chuyền công nghệ mới. Các khâu đào, xúc, vận chuyển, tuyển khoáng, tinh lọc vàng đều được cơ giới hóa. Người ta còn tận dụng phế thải của các lần khai thác trước đây để tận thu vàng. Việc khai thác vàng sa khoáng ở đáy biển và thềm lục địa cũng được tiến hành và các phương tiện tối tân cũng được áp dụng. Người ta dùng tàu chuyên dụng, được trang bị như một nhà máy liên hợp nổi để khai thác vàng sa khoáng biển, với các phân xưởng xử lý quặng, máy phát điện, phòng phân tích các số liệu bằng máy vi tính thế hệ mới nhất... Bên cạnh đó còn có tàu vận tải quặng vào đất liền để sản xuất vàng.
Ngày nay đã có những máy dò vàng được sản xuất ra để phục vụ một mục đích duy nhất là đi tìm quặng vàng tự nhiên. Những loại máy dò vàng hiện đại này đã được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới như: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc, Châu Âu. Các loại máy này có thể phát hiện được những cốm vàng nhỏ nhất lẫn trong đất đá, cát, sỏi một cách nhanh chóng, giúp người đi tìm vàng không mất nhiều thời gian để đãi vàng (do việc đãi vàng tốn nhiều thời gan, công sức và phải gần nguồn nước). Các cơ sở, xí nghiệp khai thác vàng có công suất lớn, thường lắp đặt dây chuyền tuyển quặng vàng hiện đại.
Độ sâu phát hiện của các máy dò vàng công nghệ cao này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Kích thước quặng vàng, độ khoáng trong đất cát sỏi ... Nhưng trung bình là khoảng từ 10cm cho những cốm nhỏ nhất và 20-30 cm cho những cốm vàng to như hạt đậu. (Chú ý: Không có loại máy dò nào trên thế giới có thể dò quặng vàng sâu đến hơn 1m như những người đi tìm vàng mong muốn, nếu muốn dò sâu xuống phải đào hầm hố sâu xuống lòng đất như các nhà tìm vàng ở Mỹ, Úc hay làm).
Nhờ có máy dò vàng, người ta dễ dàng tìm ra các mỏ vàng với trữ lượng lớn. Tìm kiếm chính xác được vị trí của vàng giúp tiết kiệm thời gian, sức lực đào bới. Với sự trợ giúp của máy móc, người ta cũng sẽ sàng lọc tối đa được vàng, tránh tình trạng lãng phí.
Để hiểu thêm về máy dò vàng cùng một số loại máy phổ biến, mời các bạn theo dõi các video sau:
Nếu có nhu cầu mua máy dò vàng hoặc đang muốn được tư vấn chuyên sâu về loại máy phù hợp nhất, hãy tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ đội ngũ THB bằng cách gọi vào hotline 0866 421 463 - 0979 244 335. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực cùng sự uy tín nổi bật, THB cam kết sẽ tư vấn tận tình và chuẩn xác nhất cho bạn.
Từ khóa » đãi Vàng Trong Cát
-
Đãi Vàng Tìm Cát - ThienNhien.Net | Con Người Và Thiên Nhiên
-
[Mách Bạn] 3 Cách Tìm Vàng Sa Khoáng Chuẩn Xác Nhất - Yên Phát
-
Cách Người Dân Vân Đồn 'đãi Vàng' Trong Cát Biển - Báo Đại Đoàn Kết
-
Đãi Cát Tìm Vàng - Tuổi Trẻ Online
-
Từ điển Tiếng Việt "đãi Cát Lấy Vàng" - Là Gì?
-
Đãi Cát Tìm Vàng - Thiền Phật Giáo
-
Cặp đôi Chế Tạo Dụng Cụ đãi Vàng Từ Cát Thành Công - YouTube
-
Từ Xưa Có Câu: đãi Cát Tìm Vàng. Vậy Người Ta đã Tách Vàng Ra Khỏi ...
-
Cách đãi Vàng, Tách Và Lấy Vàng Từ Đá, Mỏ, Quặng Vàng
-
Đãi Cát Biển, Cặp đôi May Mắn Tìm được Vàng - PLO
-
Những Người 'đãi Cát Tìm Vàng' Từ Hàng Trăm Bản Thảo Mỗi Năm - Zing
-
Quá Trình đãi Cát Tìm Vàng Trong Rừng Amazon - Zing
-
Nhọc Nhằn Nghề đãi Vàng - Báo Lào Cai