Tiết Lộ 7 Loại Vạch Chia đường Thường Gặp Nhất Và Mức Phạt - OKXE
Có thể bạn quan tâm
Người tham gia giao thông không chấp hành vạch chia đường có thể bị phạt 100.000 – 200.000 đồng. Để tuân thủ đúng cần hiểu đúng ý nghĩa của từng loại vạch khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết qua thông tin bên dưới nhé.
Vạch chia đường là gì?
Khi tham gia giao thông, ai cũng dễ dàng nhìn thấy các vạch chia đường trên mặt đường. Chúng không được vẽ lên cho đẹp mà giữ những vai trò riêng nhằm nâng cao an toàn giao thông.
Vạch chia đường là một dạng báo hiệu, tương tự như các biển báo giao thông. Có nhiều vạch kẻ đường với nhiều ý nghĩa khác nhau được quy định. Người tham gia giao thông cần hiểu ý nghĩa từng loại để chấp hành quy định.
7 loại vạch chia đường ai cũng cần biết
Hiện nay, vạch chia đường có rất nhiều loại khác nhau. Ví dụ như: vạch dọc, vạch ngang đường, vạch vàng, vạch trắng, vạch xương cá chữ V, vạch mắt võng,…
Nhưng thường gặp và thông dụng trên đường nhất là vạch trắng và vạch vàng. Chúng thường được dùng để phân chia làn đường.
Vạch chia đường màu trắng (phân chia làn xe cùng chiều)
Vạch đơn, đứt nét
Vạch chia đường mà ai tham gia giao thông cũng bắt gặp có màu trắng, dạng vạch đơn, nét đứt. Vạch này là vạch để chia làn đường xe cùng chiều. Cụ thể là phân chia rõ: làn đường cho xe máy, làn đường cho ô tô, xe thô sơ,…
Đối với vạch này, hầu như không có quy định gì. Cụ thể, người điều khiển được phép chuyển làn, đi sang làn đường xe bên cạnh. Nói cho dễ hiểu, tức là phương tiện được phép di chuyển phương tiện trên cả 2 làn đường.
Vạch đơn, nét liền
Vạch chia đường cũng có ý nghĩa là vạch chia làn đường xe cùng chiều là vạch trắng, đơn, nét liền. Nhưng khác với vạch nét đứt được phép chuyển làn, vạch nét liền không cho phép chuyển làn.
Như vậy, nếu bạn di chuyển phương tiện là xe máy thì chỉ có thể chạy trên làn đường dành cho xe máy. Người chạy xe máy không được phép sử dụng làn đường dành cho phương tiện khác (ô tô, xe đạp…). Đặc biệt cũng không được đèn lên vạch kẻ đường.
Khi di chuyển trên đường có vạch này, nếu không cẩn thận bạn có thể vi phạm 2 lỗi. Đó là lỗi đi sai làn đường hoặc lỗi đè lên vạch kẻ đường.
Vạch kép: 1 vạch liền nét và 1 vạch đứt nét
Vạch phân chia làn đường cùng chiều tiếp theo có dạng vạch kép, gồm 1 vạch liền nét và 1 vạch đứt nét.
Đối với vạch này, phương tiện tiếp giáp với vạch nét đứt được phép chuyển làn khi cần. Ngược lại, phương tiện tiếp giáp với vạch nét liền không được lấn làn, đè vạch.
Vạch chia đường màu vàng (phân chia 2 chiều xe chạy)
Các vạch chia đường màu trắng trên đều là vạch chia làn đường cùng chiều. Còn các vạch kẻ đường màu vàng dưới đây là vạch phân chia 2 chiều có phương tiện chạy ngược chiều.
Vạch đơn, đứt nét
Vạch chia đường màu vàng, dạng vạch đơn, nét đứt thường thấy ở đoạn đường có 2 làn xe trở lên. Đồng thời đoạn đường này không có dải phân cách.
Ý nghĩa chính là loại vạch này là phân chia đường 2 chiều. Cạnh đó, nó còn có ý nghĩa cho phép phương tiện được cắt qua để đi ở làn ngược chiều.
Vạch đơn, nét liền
Đoạn đường có 2, 3 làn xe, không có dải phân cách thì cần có vạch vàng, đơn, nét liền. Bởi nó giúp phân chia 2 chiều xe chạy, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Xe di chuyển trên đoạn đường có vạch chia đường này không được cắt đi qua làn, lấn làn, đè vạch.
Vạch đôi, song song, nét liền
Cũng là vạch phân chia 2 chiều xe, nhưng vạch vàng, dạng đôi, song song, nét liền được dùng trên đường cao tốc.
Vạch chia đường này không cho phép người điều khiển ở cả 2 chiều chuyển làn, lấn làn, đè vạch.
Vạch kép song song: 1 vạch liền nét và 1 vạch đứt nét
Vạch màu vàng, dạng song song, 1 nét đứt 1 nét liền để phân chia 2 chiều xe ngược chiều. Với một vạch nét đứt, 1 vạch nét liền, vạch chia đường này cũng mang ý nghĩa sử dụng khác
Có thể hình dung tương tự như vạch màu trắng, 1 nét liền và 1 nét đứt. Cụ thể: Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch nét đứt được cắt qua làn ngược chiều kế bên. Ngược lại, xe bên làn đường tiếp giáp với vạch nét liền không được cắt qua, hoặc đè vạch.
Mức phạt vi phạm không chấp hành quy định vạch chia đường
Khi không chấp hành quy định vạch chia đường, người điều khiển có thể vi phạm 2 lỗi. Đó là đi sai làn đường không dành cho xe của mình hoặc lỗi đè lên vạch.
Với mỗi lỗi vi phạm sẽ có mức phạt tương ứng. Cụ thể:
- Đối với lỗi xe máy đi sai làn đường không dành cho xe của mình: Mức phạt là 300.000 – 400.000 đồng (theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Ngoài ra, có thể bị tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)
- Đối với lỗi xe máy đè vạch chia đường, sẽ bị phạt từ 100 – 200 ngàn đồng (theo Nghị định 100/2019/NĐ- CP)
Từ khóa » Khi Nào được đè Vạch Liền
-
Lỗi đè Vạch Phạt Bao Nhiêu Tiền Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022?
-
Xe đè Vạch Liền Có Bị Phạt Không? - VnExpress
-
Quy định Mới Về đè Vạch Liền - Tài Xế Việt Cần Biết
-
Quy Chuẩn Mới, Tài Xế Cần Lưu ý 6 Vạch Kẻ đường để Không Bị "phạt ...
-
Quy định Mới Về đè Vạch Liền - Tài Xế Việt Cần Biết
-
Quay đầu Xe Tại đoạn đường Kẻ Vạch Liền Có Sao Không?
-
Lỗi đè Vạch Phạt Bao Nhiêu Tiền 2022? - Luật Hoàng Phi
-
Mức Phạt Lỗi đi Sai Làn Và đè Vạch Liền đối Với ô Tô - AZLAW
-
Lỗi đè Vạch Liền Nghị định 100 Xử Phạt Thế Nào? - Luật Sư X
-
07 Loại Vạch Kẻ đường Cần Phân Biệt để Tránh Mất Tiền Phạt
-
Nhận Biết Nhanh Các Loại Vạch Kẻ đường Thường Gặp để Tránh Bị ...
-
Tăng Mức Phạt Lỗi đè Vạch Kẻ đường Từ Năm 2022
-
Phân Biệt Các Loại Vạch Kẻ đường Và ý Nghĩa Của Chúng để Tránh Bị ...
-
Lỗi ô Tô đè Vạch Liền Trên đường 2 Chiều Bị Phạt Nặng Từ Năm 2020