[Tiết Lộ] Cách Trồng Lan đai Châu Phát Triển Cực Nhanh

Có thể nói rằng lan đai châu là một trong nhiều loài lan được mọi người yêu thích nhất. Không chỉ cho hoa đẹp hoa thơm mà hoa phong lan đai châu còn nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.  Chính vì vậy nhiều người rất thích trồng lan đai châu trong vườn nhà mình.  Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng lan đai châu sao cho phát triển nhanh nhất ít bị bệnh nhất. Vậy cách trồng lan đai châu như thế nào, cùng chăm lan tìm hiểu kỹ thuật nhé!

Đặc điểm chung của lan đai châu

Rhynchostylis gigantea còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như lan ngọc điểm, lan nghinh xuân, lan me,… Nghinh xuân có nguồn gốc từ nhiều nơi và phổ biến nhất ở các cánh rừng đông nam á như Myanma, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc,…

Cách trồng lan đai châu không hề khó
Cách trồng lan đai châu không hề khó

Hiện nay đai châu phổ biến có hai loại là đai châu rừng và đai châu Thái Lan. Đai châu rừng là những cây đai châu mọc trong rừng ở môi trường tự nhiên. Đây là loại đai châu cho những chùm hoa với màu sắc trắng tím đặc trưng. Đối với đai châu Thái, đây là loại lan đai châu tận dụng nguồn gen của đai châu rừng, sau đó được áp dụng khoa học công nghệ vào nhân giống vô tính và cho ra rất nhiều các mặt bông khác nhau.

Quý bạn đọc có thể Đặt mua Lan Đai Châu tại đây >>

ĐẶT MUA LAN ĐAI CHÂU

Bạn có thể phân biệt đai châu Thái và đai châu rừng tại đây: Nhận biết đai châu rừng và đai châu Thái.

Lan đai châu rất ưa ẩm. Với điều kiện độ ẩm môi trường duy trì trong khoảng 70-80%, mùa đông khoảng 50-60%.

Đai châu là giống lan có thể chịu được nhiệt độ tương đối cao và cả nhiệt độ trung bình. Chính vì thế chúng ta có thể thấy rằng lan đai châu được trồng ở rất nhiều nơi và khoảng phân bố cực rộng. Nhiệt độ mùa hè thích hợp cho cây phát triển là khoảng từ 28 đến 32 độ, mùa đông duy trì ở khoảng 16-22 độ.

Lan đai châu ưa ẩm nhưng lại không hề thích ướt. Nếu bạn cứ cố gắng tưới nhiều để cây nhanh ra rễ, nhanh phát triển thì rất dễ mắc bệnh thối nhũn. Khi mắc bệnh thối nhũn, mầm bệnh trên lan đai châu cực kỳ lây lan nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời. Bạn có thể thích: điều trị bệnh thối nhũn trên cây lan

Giống lan ngọc điểm này cực kì ưa gió. Cùng một điều kiện khí hậu thời tiết như nhau, bạn có thể thấy rằng những cây lan đai châu được trồng ở nơi thoáng gió có bộ rễ cực phát triển, các lá cũng vì thế mà có nhiều dưỡng chất hơn, mập mạp hơn và cho hoa to hơn, đẹp hơn

Cường độ ánh sáng cho lan đai châu ở vào khoảng 50- 70% là ổn nhất. Nếu bạn trồng lan đai châu dưới 1 lớp lới xanh là ổn. Nếu trồng lan đai châu 100% ánh sáng sẽ rất dễ bị cháy lá, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời mùa hè. Nếu trồng lan đai châu trong bóng cây rậm rạp sẽ bị thiếu nắng. Chính vì thế lá cây đai châu sẽ thuôn dài, nhỏ lại, quăn queo mà không được xếp thẳng đứng như những cây đủ nắng.

Xem thêm bí quyết chăm lan bằng chế phẩm Hùng Nguyễn

Những cây lan đai châu thiếu nắng là thường dài và có phần èo ọt, màu không được xanh đậm mà nhạt nhạt. Nếu cây không đủ sáng rất có thể không cho hoa hoặc là hoa cực kì èo ọt, bông không to, nhanh tàn, sắc hoa không được đậm. Chính vì vậy yếu tố ánh sáng với lan cực kì quan trọng.

Hướng dẫn bạn cách trồng lan đai châu chuẩn khoa học

Thời điểm trồng lan đai châu

Để mà nói thời điểm thích hợp để trồng lan đai châu thì chúng ta có thể trồng quanh năm bất cứ lúc nào mà không sợ cây lan bị chết. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa phong lan đai châu đó chính là khoảng thời gian sau tết cho đến cuối Xuân đầu Hè là ổn nhất. Đây là thời điểm mà đã tàn mùa hoa đai châu. Lúc này cây lan có thể tập trung toàn bộ dưỡng chất vào việc phát triển các bộ phận sinh dưỡng mà bạn không phải lo nó phải nuôi hoa.

Những chiếc rễ lan đai châu phát triển cực nhanh trong điều kiện tiểu khí hậu thích hợp
Những chiếc rễ lan đai châu phát triển cực nhanh trong điều kiện tiểu khí hậu thích hợp

Đồng thời, mùa xuân thời tiết ấm lên, độ ẩm tăng cực kì tạo điều kiện thuận lợi để cây phát triển nhanh chóng. Như vậy là cây lan khi mới ghép đã có thể phát triển với một chu kì sinh trưởng hoàn thiện của một năm mà không lo cây bị chột, mất thời gian hồi.

Tuy nhiên, nếu bạn không trồng được lan đai châu vào mùa xuân cũng không sao cả. Lan đai châu có sức sống cực kì mãnh liệt, bạn cứ trồng đúng kĩ thuật thì cây vẫn có thể lớn bình thường. Và quan trọng nhất không phải là thời tiết, khí hậu mà đó chính là tiểu khí hậu vườn nhà. Nếu bạn chưa biết tầm quan trọng của tiểu khí hậu, đừng bỏ qua bài viết tiếp theo nhé!

Giá thể trồng lan đai châu

Lan đai châu có rễ gió, chính vì thế chúng rất thích các loại giá thể có thể giữ ẩm, thoát nước tốt mà lại thông thoáng.

Với đặc điểm này, chúng ta có thể trồng lan đai châu vào thân cây tươi. Lưu ý rằng tất cả những loại cây thân gỗ đang sống mà không bị chảy nhựa đều có thể dùng để ghép lan cực kì tốt. Nhiều bạn băn khoăn cây có nhựa trong gỗ có ghép được không, câu trả lời là rất ok nhé. Rễ cây lan của bạn không bám vào hút nhựa cây đâu mà lo. Ghép lan đai châu lên cây sống có ưu điểm là cây giữ được độ ẩm, mạch nước bên trong giá thể rất mát nên cây phát triển nhanh. Tuy nhiên ghép lên thân cây lại không thể di chuyển được, điều này khá bất lợi, nhất là vào mùa mưa.

Bạn có thể ghép lan lên gỗ, lũa cũng rất phù hợp. Tuy nhiên, vì gỗ và lũa không giữ được ẩm nhiều nên bạn cần phải tăng độ ẩm của vườn lan lên, tưới vào sáng sớm và chiều tối. Bạn có thể đặt những chậu lan đai châu bên trên một bể nước cũng rất hữu ích.

Phong lan đai châu rất ưa ẩm
Phong lan đai châu rất ưa ẩm

Ngoài ra, bạn có thể trồng lan đai châu vào chậu gỗ, chậu nhựa cũng được nhưng phải đảm bảo khô thoáng và đủ ẩm. Khi trồng lan đai châu vào gỗ thì có thể đủ ẩm nhưng bạn lưu ý đừng để cây lan bị úng nước rất dễ bị bệnh thối nhũn. Giá thể ghép lan có thể là vỏ thông, gỗ cắt thành từng miếng nhỏ,… Bạn lưu ý đai châu không thích dớn vụn bởi kích thước của dớn là rất nhỏ, nhiều cạnh sắc nên dễ gây tổn thương cho bộ rễ. Những loại lan nào có rễ to thì thích hợp với giá thể to. Lan nào có rễ bé thì thích hợp với những loại giá thể bé.

Cách trồng lan đai châu vào chậu phải đảm bảo gốc cao, thoáng, giá thể đủ ẩm
Cách trồng lan đai châu vào chậu phải đảm bảo gốc cao, thoáng, giá thể đủ ẩm

Ở đây tôi ghép lan đai châu vào khúc gỗ, sau đó đặt chúng vào chậu đất, làm 1 lớp vỏ thông loại kích thước 2×3 cm vào là đảm bảo yêu cầu. Trồng vào chậu chúng giữ ẩm tốt hơn nên sẽ phát triển nhanh hơn so với trồng vào gỗ. Đồng thời bạn sẽ không cần phải tưới nhiều như ghép gỗ.

Trước đây tôi hay ghép gỗ nhưng vì không tưới được thường xuyên nên chúng bị khô, phát triển kém. Từ ngày chuyển lên chậu thấy cây mướt hơn hẳn.

Nếu có điều kiện diện tích cũng như mặt đất, ở quê nên trồng lan đai châu vào gỗ, lũa và tạo độ ẩm phù hợp nhất hay trên thân cây sống là cây đai châu có thể phát triển nhanh chóng.

Như vậy, cách trồng lan đai châu không quá khó đúng không nào. Nếu đáp ứng đủ tiêu chí đủ ẩm, thoáng gió, vừa nắng thì cây đai châu của bạn phát triển rất nhanh và sẽ sớm cho hoa vào dịp tết Nguyên Đán. Chúc các bạn có một giò lan đai châu chơi tết ưng ý nhất.

Ảnh: Đăng Trần

Xem thêm:

  • Kỹ thuật trồng lan phi điệp đơn giản
  • Nhận biết và cách trồng lan hoàng nhạn
  • Bí quyết trồng lan kiều đơn giản nhất
4.5/5 - (14 votes)

Từ khóa » Ghép Lan đai Châu Vào Gỗ Lũa