Tiết Lộ Của Bà "trùm" đông Y Có "gương Mặt Thân Quen" Trên YouTube
Có thể bạn quan tâm
Bà "trùm" đông y dừng bán thuốc trên mạng vì quá nhiều người mạo danh
Trong vai một người đi tìm nguồn nhập thuốc đông y để chạy quảng cáo trên mạng xã hội, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Triệu Thị Bích Hòa (Ba Vì, Hà Nội). Bà Hòa chính là "gương mặt thân quen" thường xuyên xuất hiện trong các video quảng cáo thuốc đông y trên YouTube.
Theo lời kể của bà Hòa, trước đây, bà từng là Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội). Bà Hòa cũng đã từng hợp tác với nhiều đơn vị để chạy quảng cáo bán thuốc đông y; lợi nhuận mỗi tháng lên tới 100 triệu đồng, tháng thấp điểm cũng dao động 40-70 triệu đồng.
Nhưng hiện nay bà Hòa đã phải tạm dừng việc hợp tác chạy quảng cáo bởi nhiều lý do. Một trong những nguyên nhân là vì sau khi chạy quảng cáo, số điện thoại được công khai, những cuộc gọi giữa trưa hay nửa đêm của khách khiến bà vô cùng mệt mỏi.
"Tuổi đã già nhưng nửa đêm khách hàng cũng gọi. Tôi đang vào giấc ngủ thì bỗng giật mình tỉnh giấc và không thể ngủ lại được vì những cuộc gọi tư vấn", bà Hòa cho rằng đã đến lúc nghỉ ngơi nên bà dừng chạy quảng cáo và chỉ bán thuốc tại nhà.
Ngoài ra, do lợi nhuận "khủng" từ việc kinh doanh thuốc trên mạng, không ít người đã mạo danh bà Hòa để chạy quảng cáo. Dù đã dừng hợp tác quảng cáo song hình ảnh bà Hòa vẫn ngập tràn trên mạng xã hội.
Nhiều đối tượng đã sử dụng hình ảnh và thông tin của bà Hòa kèm số điện thoại của họ để chạy quảng cáo; bán thuốc không đảm bảo chất lượng, gây tiếng xấu cho bà và gây hại cho bệnh nhân.
Thậm chí, theo bà "trùm" đông y xã Ba Vì, có người trong thôn cũng lấy tên tuổi và hình ảnh của bà để chạy quảng cáo. "Khách lên tận nơi mua thuốc thường hỏi bà Hòa đâu, người giả mạo sẽ nói tôi đi vắng, rồi tự mình tư vấn bán thuốc cho khách", bà Hòa nói hiện trong làng có tới 4 nhà để biển tên Lương y Triệu Thị Bích Hòa.
Chạy quảng cáo thu lợi nhuận "khủng"
Từ bỏ việc bán thuốc trên mạng nhưng hiểu được lợi nhuận "khủng" từ việc chạy quảng cáo bán thuốc, bà Hòa đã hỗ trợ con cái theo nghề. Tuy nhiên, theo nguyên Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì, làm thuốc không phải nghề dễ. Các con bà Hòa cũng theo mẹ học nghề nhưng không tư vấn được cho khách.
Bà Hòa tiết lộ, lợi nhuận được chia cho các đơn vị quảng cáo khá cao. Cụ thể, mỗi đơn hàng sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ 60-40; trong đó người bán thuốc nhận 60%, đơn vị quảng cáo thu 40%.
Bà Hòa cho hay: "Người bán còn phải bỏ tiền ra mua thuốc, thuê người làm, phơi thuốc và đóng gói. Với mỗi đơn thuốc có giá 2,4-2,5 triệu đồng, tôi thu về 1.500.000 đồng. Trong đó, tiền thuốc và tiền công khoảng 500.000 đồng".
Tiết lộ thêm mánh khóe của dân chạy quảng cáo, bà Hòa cho hay: "Để nhanh chóng bán được hàng và tạo niềm tin với khách hàng, các đơn vị quảng cáo thường đưa ra những câu cam kết như "Một liệu trình khỏi ngay"; nhưng thực tế nếu thuốc tốt cũng phải uống 3-4 tháng mới có hiệu quả. Người bệnh uống một tháng không khỏi sẽ cảm thấy bị lừa. Chưa kể có trường hợp quảng cáo láo, bán thuốc không đảm bảo chất lượng thì khách hàng không khỏi bệnh".
Cũng theo bà Hòa, những người xuất hiện trong quảng cáo đều không bị bệnh. Người làm quảng cáo thuê họ về làm diễn viên với mức giá chỉ vài triệu đồng; họ sẵn sàng nói theo nội dung đã được viết sẵn.
Liên tục từ chối lời mời hợp tác quảng cáo của PV, nhưng bà Hòa thông tin, rất nhiều hộ kinh doanh trong làng có nhu cầu. Hiện nay, làng đông y thôn Yên Sơn (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) có hàng trăm hộ dân đang làm các nghề liên quan tới thuốc nam. Các gia đình làm thuốc đều có công thức chung theo bài thuốc của người Dao từ lâu đời.
Theo một số hộ kinh doanh thuốc trong làng, bà Hòa và các nhà làm thuốc trong làng đều làm thuốc thực tế, không có chuyện lừa đảo. Việc lừa đảo đa phần là do các đơn vị quảng cáo mạo danh để hoạt động.
Theo ông Nguyễn Huy Kiền, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Vì, bà Triệu Thị Bích Hòa hiện vẫn là hội viên của hội. Bà Hòa là một trong những thành viên đầu tiên xây dựng hội và là Chủ tịch Hội Đông y đầu tiên của xã Ba Vì. Hiện nay, bà Hòa cũng đã ngoài 75 tuổi nên bàn giao cho con cháu, không làm nhiều.
"Đối với hoạt động chạy quảng cáo trên YouTube, chúng tôi đã có thông báo cho các hội viên. Tuy nhiên đó là hoạt động cá nhân giữa các hội viên với đơn vị quảng cáo. Tuy nhiên, các hội viên phải chấp hành đúng điều lệ, quy định về quảng cáo của hội", ông Kiền khẳng định.
Từ khóa » đông Y Lừa đảo
-
Suýt Chết Vì Dùng Thuốc Đông Y Bán Trên Mạng | VTC16 - YouTube
-
Giả Danh Bác Sĩ Lừa Bán Thuốc đông Y Chiếm đoạt Gần 1 Tỷ đồng
-
Đi Tập Thể Dục Thổ Lộ Chuyện đau Khớp, Bị Lừa Mua Thuốc Đông Y Gần ...
-
Phải Trị Dứt điểm Nạn Lương Y Giả Rao Bán Thuốc Dỏm Qua Mạng Xã Hội
-
Người Phụ Nữ Suýt Mất Gần 1 Tỷ đồng Cho Thầy Thuốc đông Y Dởm
-
Đừng để “thần Y Tự Phong” Lừa Gạt
-
'Đông Y Gia Truyền 3 đời' Nhan Nhản Trên Mạng: Quảng Cáo Láo đối ...
-
Thuốc đông Y Giả
-
Cảnh Báo Thủ đoạn Lừa đảo Bán Thuốc Không Rõ Nguồn Gốc Tại Bệnh ...
-
Mối Lo Từ Những Quảng Cáo Thuốc đông Y Gia Truyền
-
đông Y - Vietnamnet
-
VẠCH TRẦN KỸ NGHỆ TẠO... "THẦN Y" (*): Người Cười, Kẻ Khóc ở ...
-
Tiết Lộ Của Dân Buôn Thuốc Chuyên Thuê Diễn Viên đóng "người Bệnh ...
-
Tràn Lan 'thần Y' Trên Mạng Với Tuyên Bố 'nhà Tôi Ba đời Chữa Bệnh...'