Tiểu Ban Nhân Quyền Của Nghị Viện Châu Âu Tới Thăm Việt Nam

Skip to main content THIS CONTENT HAS BEEN ARCHIVED IN Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu tới thăm Việt Nam 23.02.2017 Teaser

MEP visit

Text

Tuần này, Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu (DROI) đã có chuyến công tác tới Việt Nam và có các buổi đối thoại mang tính xây dựng để đánh giá tình hình nhân quyền và những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội, thảo luận tác động tiềm tàng của Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam trong việc cải thiện cuộc sống của người dân, bao gồm cả người khuyết tật và phát triển đối thoại liên nghị viện giữa Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam trên tinh thần trao đổi kinh nghiệm.

Đoàn Nghị viện châu Âu, do ông DROI Panzeri, Trưởng tiểu ban Nhân quyền dẫn đầu và bao gồm các Nghị sĩ: ông Lars Adaktusson, ông Adam Kosa, bà Soraya Post, ông David Martin và bà Beatriz Becerra, đã gặp gỡ với các Ủy ban khác nhau của Quốc hội, các cơ quan Chính phủ, cũng như với các Tổ chức Quốc tế, các nhóm tôn giáo và các Tổ chức Phi chính phủ.

Ông Panzeri, Trưởng tiểu ban Nhân quyền đã đánh giá cao các cuộc thảo luận cởi mở và sự thịnh tình của chính quyền Việt Nam và ông phát biểu rằng:

"Chúng tôi nhận thấy Việt Nam đã đạt được những tiến bộ kinh tế và xã hội và đã bắt đầu quá trình thúc đẩy các quyền kinh tế và xã hội, tuy nhiên chúng tôi tin rằng để thành công trong phát triển kinh tế bền vững, việc tổ chức các thảo luận về các lĩnh vực chính sách, bao gồm các quyền chính trị, các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo hay tín ngưỡng là vô cùng quan trọng."

Tại các buổi thảo luận cởi mở với các nhà lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi đã bày tỏ quan ngại đối với sự hạn chế tự do ngôn luận. Việc bắt giữ các blogger, các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân sự, các nhà bảo vệ nhân quyền, các đại diện tôn giáo, cũng như những bản án tù nặng cùng các điều kiện giam giữ khắc nghiệt là đi ngược lại với các công ước quốc tế về nhân quyền được thể hiện trong nghị quyết của Nghị viện châu Âu được thông qua vào tháng 6 năm 2016. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam đảm bảo các phiên xét xử công bằng với các tù nhân, cải thiện các điều kiện giam giữ bao gồm cả việc cho phép họ tiếp cận với luật sư, gia đình và chăm sóc y tế.

Mối quan hệ EU - Việt Nam dựa trên Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA). PCA cũng như Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam đều dựa trên cam kết thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền.

Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của những hiệp định này trong việc cải thiện quyền con người của nhân dân và chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy quan tâm đầy đủ tới chương 15 về thương mại và phát triển bền vững thông qua việc phê chuẩn và thực thi những Công ước quốc tế.

Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước chống Tra tấn và các Hình thức Trừng phạt hay Đối xử tàn nhẫn, Vô nhân đạo hoặc Hạ thấp nhân phẩm (CAT) đồng thời đề nghị Việt Nam tiến hành việc không áp dụng án tử hình như là một bước đầu tiên tiến tới việc bãi bỏ án tử hình.

Đoàn Nghị viện cũng nêu các vấn đề mang tính toàn cầu như nạn buôn người và bạo lực gia đình trên cơ sở giới và hoan nghênh những nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong lĩnh vực này.

Đoàn Nghị viện đã có buổi thảo luận hiệu quả liên quan đến những thách thức đối với người khuyết tật và nhu cầu cần thúc đẩy một xã hội toàn diện hơn; đặc biệt là nhu cầu cần thực thi đầy đủ Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật.

Chúng tôi tin tưởng rằng hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức xã hội dân sự trong nhiều lĩnh vực khác nhau là một tài sản vì những tổ chức này mang đến những kinh nghiệm chuyên môn và nêu lên những quan ngại ở cấp cơ sở nhằm thu hút sự chú ý của các đại biểu quốc hội và chính phủ. Sự tham gia công bằng của xã hội dân sự trong các vấn đề công là một trong những trụ cột của một xã hội dân chủ và bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Cuộc gặp với các nhà hoạt động nhân quyền cho thấy họ đang hoạt động trong môi trường đầy thách thức, phải đối mặt với sự sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm. Trong vấn đề này, chúng tôi nhắc lại cam kết của mình là tiếp tục hỗ trợ hoạt động của họ và chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi chấm dứt sự đàn áp đối với họ.

Chúng tôi kêu gọi chính quyền chấm dứt đàn áp tôn giáo và đảm bảo rằng luật tín ngưỡng tôn giáo mới được thông qua hồi tháng 11 năm 2016 hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại về việc đăng ký các tổ chức tôn giáo với "mặt trận tổ quốc", một cơ quan không độc lập với hệ thống chính trị.

Ông Panzeri kết luận "vì mục tiêu của chúng tôi là tăng cường đối thoại mang tính xây dựng giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam từ đó tạo nên một môi trường tin tưởng lẫn nhau để cùng hướng tới những lĩnh vực hợp tác kinh tế và thương mại, phát triển bền vững và nhân quyền. Tôi vừa trình một bức thư lên Bà Chủ tịch Quốc hội để cân nhắc việc thiết lập một ủy ban liên nghị viện trong khuôn khổ Phái đoàn Nghị viện châu Âu phụ trách quan hệ với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)".

mep_visit_feb_2017-vn.pdf

Thể loại Press releases Location

Bruxelles

Editorial sections Vietnam

Từ khóa » Eu Thông Qua Luật Nhân Quyền