Tiểu Buốt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng tiểu buốt (đái buốt) là triệu chứng thường xuất hiện ít nhất 1 lần trong đời của mỗi người, nhất là ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50. Đây là biểu hiện thường gặp của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, khiến cho người bệnh đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là một thuật ngữ khá rộng, dùng để mô tả cảm giác nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu, nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang, niệu đạo. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt), nhưng cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản).
Tình trạng tiểu buốt thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50 và nam giới tuổi cao, ít gặp ở nam giới trẻ tuổi do liên quan tới bệnh lý tăng sản tuyến tiền liệt. (1)
Nguyên nhân đi tiểu buốt
Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, tình trạng tiểu buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân và rất dễ gây nhầm lẫn như:
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đi tiểu đau rát là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI). Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn sống ở vùng đại tràng, hậu môn như E.Coli (chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh) bội nhiễm ngược dòng vào đường tiểu của người bệnh qua quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục… Tình trạng viêm ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như: bàng quang, niệu quản, niệu đạo, thận… đều có thể gây đau khi đi tiểu.
- Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới có nhiều nguy cơ nhiễm trùng tiểu hơn nam giới. Những người đang mang thai hoặc mãn kinh thường bị xáo trộn các tuyến nội tiết cũng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
2. Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)
- Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây lan vào đường tiết niệu, khiến cho người bệnh bị tiểu buốt. Do đó, người có hoạt động tình dục nên đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.
3. Viêm tuyến tiền liệt
- Đây là tình trạng đặc thù của nam giới. Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau tức vùng bụng dưới, khám hậu môn ghi nhận tuyến tiền liệt căng đau nhiều.
4.Viêm bàng quang
- Một nguyên nhân khác gây ra tiểu buốt là viêm bàng quang, viêm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang kẽ… Các triệu chứng này còn bao gồm đau và căng ở vùng bàng quang và vùng chậu.
- Trong một số trường hợp, xạ trị có thể gây đau bàng quang và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của đường tiết niệu. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang do bức xạ.
5. Viêm niệu đạo
- Viêm niệu đạo thường là do vi khuẩn tấn công. Tình trạng này không chỉ khiến cho người bệnh đau buốt khi đi tiểu mà còn có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
6. Viêm mào tinh hoàn
- Đi tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau của tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.
7. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, thường do nguyên nhân vi khuẩn, có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung… gây đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt và một số các triệu chứng khác.
8. Tắc nghẽn niệu quản
- Tình trạng tắc nghẽn niệu quản khiến cho nước tiểu không thoát được ra ngoài được, chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch…
9. Sỏi đường tiết niệu
- Sỏi đường tiết niệu hình thành do các tinh thể lắng đọng, là nguyên nhân khiến cho dòng nước tiểu bị cản trở hay đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Người bị sỏi đường tiết niệu sẽ có cảm giác không thoải mái khi đi tiểu và đau nhói.
10. Thuốc
- Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư và một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là đi tiểu buốt.
11. Sản phẩm vệ sinh
Đôi khi tiểu buốt không phải do nguyên nhân nhiễm trùng, mà do các sản phẩm người bệnh sử dụng hàng ngày ở vùng sinh dục có tính tẩy rửa mạnh, gây kích ứng cho các mô ở âm đạo, dương vật. Hóa chất có trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến tiểu buốt.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu buốt:
- Nữ giới
- Người mắc đái tháo đường
- Người cao tuổi
- Người mắc các bệnh về tuyến tiền liệt
- Phụ nữ mang thai
- Người có đặt ống thông tiểu
Triệu chứng tiểu buốt thường gặp
Tình trạng tiểu buốt có những biểu hiện điển hình là cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Người bệnh không nên bỏ qua để tránh những biến chứng nặng hơn. Nếu người bệnh đi tiểu buốt và có thêm các triệu chứng sau đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế: (2)
- Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ
- Cơn đau kèm theo sốt
- Vùng kín tiết dịch
- Nước tiểu có mùi lạ, lẫn máu hoặc đục
- Tiểu buốt có kèm theo đau bụng
- Có các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận
- Đau ở hông hoặc lưng
Biến chứng tiểu buốt có thể xảy ra
Đi tiểu buốt là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng bao gồm:
1. Viêm bàng quang
Vi khuẩn làm người bệnh tiểu buốt, tiểu gắt có thể theo niệu quản tấn công vào bàng quang gây viêm nhiễm hoặc do vi khuẩn có trong máu hoặc hệ thống bạch huyết. Thông thường, viêm bàng quang do nhiễm trùng tiểu thấp phổ biến hơn.
2. Viêm bể thận
Ngoài tấn công bàng quang, vi khuẩn còn có thể tấn công bể thận làm cho thận bị sưng tấy và có nguy cơ tổn thương không phục hồi. Người bị viêm bể thận dễ chuyển thành mạn tính, đe dọa đến tính mạng.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Từ những dấu hiệu ban đầu là tiểu buốt, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ. Đó là cơ hội phát sinh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu và nặng nề nhất là gây tổn thương thận.
Tìm hiểu thêm: Tiểu buốt ra máu nguyên nhân vì sao?
Chẩn đoán và khám tiểu buốt
Để điều trị hiệu quả tình trạng tiểu buốt, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp phù hợp. Theo đó, người bệnh sẽ được:
1. Hỏi bệnh sử
Việc đầu tiên, các bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện triệu chứng và những biểu hiện kèm theo như: sốt, đau lưng, tiết dịch vùng kín, các triệu chứng chứng tỏ tình trạng bàng quang bị kích ứng hay tắc nghẽn… Người bệnh cũng được hỏi về việc quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các phương pháp can thiệp đường tiết niệu hay tiền sử mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch… để xác định các yếu tố nguy cơ.
2. Khám toàn thân
Ngoài hỏi bệnh sử, người bị tiểu buốt còn được bác sĩ khám da, niêm mạc, khớp tay chân, khám khung chậu… để tìm kiếm dấu hiệu của các bệnh viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa.
Với nam giới, bác sĩ có thể thăm trực tràng để đánh giá kích thước, độ đồng nhất, độ mềm của tuyến tiền liệt.
3. Xét nghiệm
Ngoài các biện pháp thăm khám lâm sàng, người bệnh còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm… Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh siêu âm, nội soi bàng quang để loại bỏ các yếu tố có liên quan đến u bướu đường tiết niệu.
Phương pháp điều trị
Xác định nguyên nhân của tình trạng tiểu buốt là bước đầu tiên của quá trình điều trị. Sau khi tìm ra nguồn gốc gây bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất một số biện pháp điều trị dưới đây:
1. Dùng thuốc
Nếu người bệnh đi tiểu buốt do nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Trường hợp người bệnh bị bàng quang kích thích, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc làm dịu bàng quang để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Với triệu chứng đau buốt khi đi tiểu do các bệnh nhiễm trùng phức tạp như viêm bàng quang kẽ, bác sĩ cũng cho dùng thuốc theo đường uống. Tuy nhiên, kết quả điều trị bằng thuốc có thể chậm hơn. Người bệnh có thể phải dùng thuốc đến 4 tháng mới cải thiện tình trạng tiểu buốt.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm tuyến tiền liệt, thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong khoảng 12 tuần. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định kèm theo như bao gồm thuốc chống viêm không kê đơn (Ibuprofen), các loại thuốc chẹn alpha… để giúp thư giãn các cơ quanh tuyến tiền liệt.
2. Các liệu pháp khác
Xà phòng và các sản phẩm hóa học có thể dẫn đến kích ứng, gây đi tiểu buốt. Do đó, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh thụt rửa vùng kín quá sâu… Đồng thời, người bệnh cũng được khuyên nên xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước ấm để làm giãn các cơ, giúp đường tiểu thông thoáng và không còn tiểu buốt.
3. Bổ sung nước
Tương tự như các bệnh đường tiết niệu khác, khi bị tiểu buốt, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh uống nhiều nước hơn để làm loãng nước tiểu, giúp bớt đau khi tiểu. Đồng thời, người bệnh nên nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ dẫn để nhanh chóng khỏi bệnh.
Phòng ngừa tiểu buốt
Để tránh gặp phải những hệ lụy sức khỏe có liên quan đến tiểu buốt, các bác sĩ Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh khuyến cáo cách phòng ngừa như sau:
- Tránh xa các loại bột giặt và dung dịch vệ sinh cá nhân có mùi thơm, chất tẩy rửa mạnh để giảm nguy cơ niêm mạc vùng kín bị kích ứng.
- Sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa trường hợp bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, phụ nữ nên không thụt rửa sâu, lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa
- Uống đủ nước, đi tiểu thường xuyên, tránh nhịn tiểu để tống đẩy vi khuẩn ra ngoài qua đường bài tiết
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích bàng quang như thực phẩm có tính axit cao, caffeine, rượu…
- Khi có bệnh đường tiết niệu, bệnh phụ khoa nên điều trị càng sớm càng tốt để không khó chịu vì tiểu buốt
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.
Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Tiểu buốt là một trong những biểu hiện thường gặp trong đời sống hàng ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, mỗi người chúng ta nên dự phòng nguy cơ tiểu buốt bằng lối sống khoa học, dinh dưỡng lành mạnh. Khi có bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng, tái phát bệnh.
Từ khóa » Tiểu Buốt đau Lưng ở Nữ Giới
-
Tiểu Buốt Và Đau Lưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu ...
-
Tiểu Buốt Và đau Lưng: Nguyên Nhân Do đâu Và Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Tiểu Buốt Và Đau Lưng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị An Toàn
-
Tiểu Buốt đau Thắt Lưng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đau Lưng đi Tiểu Nhiều Lần: Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm - Hello Bacsi
-
Đau Lưng Tiểu Buốt Nguy Hiểm Không? - Thoái Hóa Cột Sống
-
Tiểu Buốt ở Nữ Giới: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa | TCI Hospital
-
Tiểu Buốt Và đau Lưng Là Bệnh Gì? Phương Pháp điều Trị Ra Sao?
-
Đau Mỏi Hông Lưng, Tiểu Buốt, Tiểu Rắt: Cảnh Giác Với Bệnh Thận ứ Nước
-
Đau Bụng Dưới đau Lưng đi Tiểu Nhiều Lần ở Nữ Giới Là Bệnh Gì?
-
Đau Thắt Lưng ở Phụ Nữ: Nguyên Nhân Do đâu, Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Lưng ở Nữ Giới: Tiềm ẩn 6 Bệnh Lý Nguy Hiểm Không Nên Bỏ Qua
-
Bị đau Lưng Dưới Gần Mông ở Nữ Giới Có Nguyên Nhân Do đâu?
-
Đau Bụng Dưới, đau Lưng Và đi Tiểu Nhiều Lần Là Bị Bệnh Gì? - Bidimin