Tiểu Buốt Ra Máu: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Tiểu buốt ra máu là hiện tượng thường khi hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong mỗi lần đi tiểu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh của bệnh lý này.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tiểu buốt ra máu là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới
    • 2.1 Nguyên nhân sinh lý khiến tiểu buốt ra máu
    • 2.2. Nguyên nhân đến từ bệnh lý khiến tiểu buốt ra máu
  • 3. Các yếu tố nguy cơ của tiểu buốt ra máu
  • 4. Cách phòng tránh tiểu buốt ra máu hiệu quả, an toàn

1. Tiểu buốt ra máu là gì?

Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác giống như bị kim châm, không dám đi tiểu mạnh, nước tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt. Tiểu buốt nếu không được chữa trị và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện dấu hiệu ra máu với các biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

Tiểu ra máu tức là trong nước tiểu của người bệnh sẽ có chứa hồng cầu. Tiểu buốt ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, việc phụ nữ bị tiểu buốt ra máu có thể nguyên nhân là do mô bị viêm nhạy cảm và gây ra cảm giác nóng rát khi nước tiểu đi qua nó.

Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác giống như bị kim châm, không dám đi tiểu mạnh, nước tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt

Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác giống như bị kim châm, không dám đi tiểu mạnh, nước tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đái buốt ở phụ nữ, có thể là do nguyên nhân bệnh lý, cũng có thể là nguyên nhân sinh lý gây ra.

2.1 Nguyên nhân sinh lý khiến tiểu buốt ra máu

– Việc vệ sinh vùng kín không được đảm bảo sẽ là cơ hội để vi khuẩn phát triển gây bệnh ở vùng kín cũng như các cơ quan khác như: niệu đạo, bệnh viêm phụ khoa.

– Việc lạm dụng sử dụng các loại thuốc tránh thai cũng như thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ khiến cho môi trường âm đạo thay đổi, dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

– Cơ thể bị nóng: Nhiều chị em có thói quen ăn ít rau xanh và uống ít nước hay hoa quả và các thực phẩm có chất xơ hay thường xuyên ăn đồ ăn cay, nóng sẽ khiến cho cơ thể bị nóng, đi tiểu sẽ buốt và nước tiểu có màu vàng, khai, nồng…

Việc vệ sinh vùng kín không được đảm bảo sẽ là cơ hội để vi khuẩn phát triển và gây nên hiện tượng tiểu buốt

Việc vệ sinh vùng kín không được đảm bảo sẽ là cơ hội để vi khuẩn phát triển và gây nên hiện tượng tiểu buốt

2.2. Nguyên nhân đến từ bệnh lý khiến tiểu buốt ra máu

– Chị em bị viêm âm đạo: Khi bị viêm âm đạo, chị em không chỉ có hiện tượng ngứa vùng kín, đau rát khi quan hệ, dịch có mùi hôi mà khi đi tiểu cũng sẽ gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu và có mùi.

– Người bị viêm bàng quang: Khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đi tiểu buốt ra máu, nước tiểu vàng đục. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang thường nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đi tiểu buốt và ra máu ở nữ giới, người bệnh sẽ luôn có cảm giác buồn tiểu kèm theo hiện tượng đau lưng và đau bụng.

– Người bị viêm thận, viêm bể thận: Thận có vai trò quan trọng trong hệ bài tiết, khi bị viêm bể thận hay viêm thận thì người bệnh sẽ có hiện tượng đi tiểu rát, buốt kèm theo đó là máu, đi tiểu nhiều lần, đau thắt lưng…

– Bệnh viêm nội mạc tử cung: Khi bị viêm nhiễm ở nội mạc tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu. Do đó, chị em cũng sẽ gặp phải hiện tượng đi tiểu buốt, rát, tiểu nhiều lần.

– Người bị sỏi thận hoặc soi bàng quang: Sỏi được hình thành và lớn dần lên trong thận hoặc bàng quang. Ban đầu, bệnh nhân sẽ không có hiện tượng đau nên không phát hiện ra sự tồn tại của sỏi, cho đến khi sỏi đi ra theo đường nước tiểu hoặc gây tắc nghẽn quá trình đi tiểu, gây nên những cơn đau quặn thắt. Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang đều là nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể.

– Hiện tượng phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bị phình sẽ chèn ép vào niệu đạo và gây cản trở một phần dòng chảy của nước tiểu. Các dấu hiệu của hiện tượng phì đại tuyến tiền liệt bao gồm: người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu, buồn tiểu, đi tiểu liên tục, kèm theo máu.

– Bệnh nhân bị bệnh ung thư: Tiểu ra máu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt…

– Rối loạn di truyền: Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, mắc hội chứng Alport đều có thể gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu đại thể hoặc tiểu máu vi thể.

– Tập luyện và vận động mạnh: Hiện tượng tiểu ra máu có thể xuất hiện sau khi tập luyện với cường độ nặng. Hiện tượng này có thể hiếm gặp và nguyên nhân được cho rằng là do sự mất nước, chấn thương bàng quang hoặc sự tồn tại của các tế bào hồng cầu trong quá trình tập luyện.

Khi bị viêm nhiễm ở nội mạc tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu, gây ra tiểu buốt, tiểu ra máu

Khi bị viêm nhiễm ở nội mạc tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu, gây ra tiểu buốt, tiểu ra máu

3. Các yếu tố nguy cơ của tiểu buốt ra máu

Hầu hết tất cả mọi người cũng đều có nguy cơ bị tiểu buốt, tiểu ra máu. Các yếu tố nguy cơ khiến việc đi tiểu buốt, tiểu ra máu có thể bao gồm:

– Tuổi tác: Theo thống kê, nam giới có độ tuổi trên 50 có tỷ lệ bị tiểu ra máu cao hơn so với độ tuổi khác, nguyên nhân được cho là do tuyến tiền liệt phì đại.

– Nhiễm khuẩn: Thận khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu ở trẻ nhỏ.

– Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình nếu có người từng bị bệnh lý thận hoặc sỏi thận thì khả năng bạn bị tiểu buốt, tiểu ra máu sẽ cao.

– Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống viêm, giảm đau không steroid và kháng sinh penicillin được biết tới với nguy cơ xuất hiện tiểu buốt, tiểu ra máu.

4. Cách phòng tránh tiểu buốt ra máu hiệu quả, an toàn

Dưới đây là những phương pháp để phòng tránh tiểu ra máu hiệu quả, an toàn mà bạn cần lưu ý:

– Khi bị tiểu ra máu bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên có tâm lý chủ quan và tự điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian.

– Nữ giới bị sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu thì phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng để được can thiệp lấy sỏi để tránh tình trạng tiểu buốt,  tiểu ra máu.

– Uống đủ nước mỗi ngày: Việc duy trì uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thận được bài tiết nước tiểu, hạn chế được việc lây nhiễm ngược dòng lên thận gây ra hiện tượng viêm bể thận.

– Không nên nhịn tiểu: Tiểu buốt, tiểu ra máu sau mỗi lần đi vệ sinh khiến bạn cảm thấy ngại ngùng và sợ sau mỗi lần đi tiểu. Việc nhịn tiểu lâu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, bạn nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu và cần vệ sinh sạch sẽ sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn có thể xâm nhập.

– Cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở để tránh vi khuẩn di chuyển từ hậu môn lên niệu đạo.

– Vệ sinh đúng cách sau mỗi lần đi đại tiện: Sau khi đi đại tiện, bạn cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn.

– Hạn chế mặc quần lót bó sát, nên sử dụng chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, khi vệ sinh không thụt rửa âm đạo quá sâu tránh gây tổn thương vùng kín.

– Có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng: Cần kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể và tăng mức độ axit trong nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại.

Khi bị tiểu ra máu bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

Khi bị tiểu ra máu bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời

Hy vọng với bài viết trên các bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu cũng như nắm được những nguy cơ và các biện pháp phòng tránh hiện tượng này. Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rắt kèm máu, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Từ khóa » Hiện Tượng đái Dắt Ra Máu ở Phụ Nữ