Tiêu Chảy Cấp ở Trẻ: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả

Tiêu chảy cấp là căn bệnh thường gặp và rất phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Lý do là bởi bé ăn ít đi khi bị tiêu chảy cấp và khả năng hấp thu dưỡng chất cũng bị giảm đi một phần. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng trẻ cần trong thời gian này phải cao. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là gì?
  • 2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị tiêu chảy cấp
  • 3. Bố mẹ cần phải làm gì khi con bị tiêu chảy cấp?
  • 4. Khi nào cần phải đưa trẻ bị tiêu chảy cấp đi khám bác sĩ ngay?

1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là gì?

Trẻ bị tiêu chảy cấp có thể là do các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Trong đó, Rotavirus là tác nhân chính gây ra tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng của trẻ hoặc bùng phát thành dịch.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải lưu ý một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở các bé để phòng tránh:

– Độ tuổi thường gặp: Từ 6 – 11 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn dặm.

– Trẻ em bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch sau khi mắc bệnh sởi hoặc bị HIV.

– Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, nhất là Rotavirus hoành hành vào mùa khô lạnh.

– Do một số tập quán không tốt như bố mẹ cho trẻ ăn dặm, bú chai  không đúng cách, bú chai, không rửa tay sạch sau khi dọn phân, lúc chế biến thức ăn cho con hoặc xử lý phân không hợp vệ sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp

2. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Trên thực tế, số lần đi đại tiện và tính chất phân của trẻ thường thay đổi tùy theo từng lứa tuổi và thức ăn của con. Cụ thể là:

– Trong những tuần tuổi đầu tiên: Thông thường, trẻ sẽ đi tiêu khoảng 4 lần mỗi ngày và phân lỏng, mềm. Tuy nhiên, có một số trẻ có thể đi tiêu đến 10 lần/ ngày. Có những bé vừa ăn xong là đi đại tiện liền. Một số trẻ khác thì đi tiêu vào những khoảng thời gian khác nhau.

– Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi: Một vài bé có số lần đi đại tiện nhiều hơn 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, có những trẻ chỉ đi ngoài 1 lần/ tuần.

– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Những bé bú sữa mẹ, khi đi tiêu, phân thường mềm, có màu xanh lá, vàng hoặc nâu, có thể có những hạt nhỏ màu trắng trong phân.

– Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Phần lớn các bé đi tiêu ít nhất 1 lần/ ngày với phân xốp, mềm và thành khuôn.

Do đó, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ khi con đi phân lỏng hoặc nhiều nước và nhiều lần hơn so với lúc bình thường. Cụ thể là:

– Trẻ dưới 1 tuổi: Tiêu chảy cấp xảy ra khi số lần đi tiêu của bé gấp đôi so với lúc bình thường.

– Trẻ lớn: Tiêu chảy cấp xảy ra khi con đi tiêu phân lỏng nước trên 3 lần/ ngày.

Tiêu chảy cấp ở trẻ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng

Tiêu chảy cấp ở trẻ khiến các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng

3. Bố mẹ cần phải làm gì khi con bị tiêu chảy cấp?

– Cho con uống đủ và nhiều nước hơn so với bình thường. Với những bé đang bú sữa mẹ, mẹ nên cho con bú thường xuyên và lâu hơn so với lúc bình thường. Bởi vì bé cần năng lượng để hoạt động, tăng trưởng và chống đỡ bệnh tật.

– Cho con uống dung dịch Oresol: Với những trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ nên cho trẻ uống khoảng 50 – 100ml dung dịch Oresol sau mỗi lần đi tiêu. Với những trẻ trên 2 tuổi, các bậc phụ huynh nên cho con uống khoảng 100 – 200ml dung dịch Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

– Tiếp tục cho con ăn uống bình thường: Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, bố mẹ không cần phải cho trẻ kiêng khem gì, nhưng có thể chia thành những bữa nhỏ để bé dễ tiêu hóa hơn.

Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bị tiêu chảy cấp nhưng vẫn chơi, bú, ăn khá có nghĩa là con không bị mất nước. Lúc này, bố mẹ không cần phải cho con uống thuốc kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy.

Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp, bố mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp

Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp, bố mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp

4. Khi nào cần phải đưa trẻ bị tiêu chảy cấp đi khám bác sĩ ngay?

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp, bố mẹ hãy đưa con đến viện gặp bác sĩ ngay. Bởi vì ở độ tuổi này, trẻ rất dễ bị mất nước và bệnh nhanh chóng trở nặng mà bố mẹ khó có thể nhận biết được.

Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám khi bé xuất hiện những triệu chứng sau:

– Trẻ có dấu hiệu mất nước và phân lẫn máu.

– Mặc dù bố mẹ cho con ăn uống ít, chậm, thường xuyên nhưng trẻ vẫn nôn ói nhiều.

– Bé không chịu ăn uống gì và vẫn nôn ói, tiêu chảy nhiều.

– Dịch nôn ói của con có màu xanh lá cây.

– Bé mệt mỏi, quấy khóc liên tục, lừ đừ.

– Con ngủ nhiều và khó đánh thức.

– Tình trạng tiêu chảy của trẻ không hết sau 7 ngày.

– Bé đau bụng nhiều và sốt.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã có cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ. Từ đó, biết rõ dấu hiệu và cần phải làm gì khi bé bị tiêu chảy cấp để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con yêu.

Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Tiêu Chảy Cấp Có Mất Nước