Tiêu Chảy Cấp Trẻ Em: Bệnh Lý Không Thể Coi Thường - Medlatec

1. Tiêu chảy cấp trẻ em là bệnh gì?

Nếu trong một ngày, trẻ đi tiểu nhiều lần hơn bình thường và phân trở nên lỏng hơn, thậm chí là toàn nước hoặc trong phân có đàm, máu thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp.

Trẻ bị tiêu chảy có thể có thêm các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn ói, biếng ăn và nguy hiểm hơn là mất nước nặng dẫn đến tử vong. Dấu hiệu trẻ bị mất nước nặng là vật vã, li bì, mắt trũng, môi khô, tiểu ít và đòi uống nước liên tục. Ở nhũ nhi có thể còn hiện tượng thóp lõm.

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở trẻ em trong mọi lứa tuổi

Tiêu chảy cấp có thể gặp ở trẻ em trong mọi lứa tuổi

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy cấp

Tùy từng độ tuổi của trẻ, các dấu hiệu của tiêu chảy cấp cũng khác nhau.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Thường thể hiện ở việc trong một ngày, trẻ đi tiêu gấp đôi bình thường, khoảng từ 3 – 10 lần, thậm chí là hơn. Nhìn bằng mắt thường, có thể thấy phân sệt hoặc lỏng, có nhiều màu xanh, vàng hoặc nâu.

Những trẻ còn bú mẹ có số lần đi tiêu nhiều hơn và phân có nhiều nước hơn so với những trẻ uống sữa ngoài.

Ở những trẻ em từ 1 tuổi trở lên

Thường có biểu hiện đau bụng, sốt và trong một ngày, có thể đi tiêu 3 lần hoặc hơn với phân nhiều nước, lỏng, có mùi tanh. Cùng với đó, trẻ trở nên mệt mỏi, quấy khóc, nôn nhiều.

Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc

Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc

3. Một số nguyên nhân thường gặp

Tác nhân gây tiêu chảy phổ biến, thường gặp ở trẻ em là virus đặc biệt là virus Rota. Đây là nguyên nhân gây bệnh nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, Một số trường hợp do vi khuẩn (E.coli, tả, lỵ) và ký sinh trùng. Những trẻ dùng kháng sinh bừa bãi hay rối loạn tiêu hóa khi đổi sữa cũng có thể bị tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bệnh lý này thường gặp hơn đối với một số trường hợp như:

- Trẻ bắt đầu ăn dặm, khoảng từ 6 – 11 tháng tuổi.

- Bệnh có nguy cơ cao ở những trẻ suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus Rota, đặc biệt trong mùa khô lạnh.

- Một số thói quen của người lớn hoặc người chăm sóc trẻ như: vệ sinh bình bú không kỹ, cho trẻ ăn dặm bằng các loại thức ăn không phù hợp, không rửa tay khi chế biến thức ăn hoặc khi chăm trẻ, sự ô nhiễm nguồn nước, nhà tiêu không hợp vệ sinh…cũng có thể khiến lây lan dịch bệnh.

4. Cha mẹ cần làm gì khi con bị tiêu chảy cấp?

- Tăng cường cho trẻ uống nước, có thể uống thêm dung dịch nước biển khô ORS, nước cháo.

- Cho bú nhiều lần và thời gian bú lâu hơn đối với những trẻ vẫn còn bú mẹ.

- Cho trẻ ăn thành nhiều bữa và ăn từng chút một, tăng cường thêm trái cây, đặc biệt là chuối, cam, hồng xiêm.

- Tránh sử dụng đồ uống có ga hoặc các loại nước trái cây công nghiệp, tránh cho ăn một số loại thực phẩm khó tiêu như: các loại đỗ nguyên hạt, măng, ngô.

- Đối với những trẻ lớn, cho uống bù điện giải theo đúng nồng độ quy định.

5. Một số biện pháp phòng bệnh

Để phòng bệnh tiêu chảy cấp trẻ em, Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:

Tăng cường công tác vệ sinh cá nhân và môi trường sống:

- Việc sử dụng nước sát khuẩn, xà phòng để rửa tay là thiết yếu, cần được thực hiện thường xuyên.

- Xây dựng nhà tiêu đúng chuẩn, đi tiêu đúng nơi quy định, không đổ các loại rác thải và phân xuống nguồn nước như: ao, hồ, sông, suối.

- Không tưới rau, bón cây bằng phân tươi.

- Dùng cloramin B để rửa đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

- Không tụ tập ăn uống ở vùng có dịch và tránh đến khu vực này nếu không thực sự cần thiết.

Bảo vệ nguồn nước, bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Cho trẻ ăn thức ăn hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi.

- Ăn chín, uống chín, không ăn các loại thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng

- Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh tích trữ đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh, dễ sinh ra vi khuẩn.

- Giữ cho nguồn nước sinh hoạt được sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định.

- Dùng Cloramin B để sát khuẩn nước trong vùng có dịch.

Chú trọng giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Chú trọng giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo dõi và tuân thủ lịch tiêm, uống vắc xin phòng bệnh cho trẻ

Đảm bảo trẻ được uống vắc xin ngừa virus Rota nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh ở những năm tháng đầu đời.

6. Khi nào trẻ cần được đưa tới bệnh viện?

Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện như:

  • Đi tiêu nhiều hơn 8 lần trong vòng 6 giờ.

  • Trong phân có máu.

  • Trẻ nôn ói nhiều, đau bụng.

  • Trẻ lừ đừ, li bì, mệt mỏi, yếu sức.

  • Môi khô khốc và thường xuyên thấy khát.

cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời tránh dẫn đến việc bệnh trở nặng, gây nhiều khó khăn cho điều trị.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã khẳng định vị thế và uy tín trong khám, chữa bệnh với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, dịch vụ y tế chuyên nghiệp, hệ thống trang thiết bị hiện đại và chi phí khám, chữa bệnh hợp lý.

Đặc biệt, bên cạnh phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 về chất lượng y tế, ngày 07/01/2022, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã vinh dự đón nhận chứng chỉ CAP do Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp.

Hệ thống Y tế MEDLATEC điạ chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân

Hệ thống Y tế MEDLATEC điạ chỉ khám chữa bệnh tin cậy của người dân

Trong những năm qua, chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được đầu tư về đội ngũ bác sĩ và cả hệ thống thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý phụ huynh một số nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa tiêu chảy cấp trẻ em. Quý phụ huynh hãy gọi đến Tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Từ khóa » Chẩn đoán Tiêu Chảy Cấp ở Trẻ Em