Tiêu Chảy ở Trẻ Em: Mẹ Lơ Là Coi Chừng Hối Hận! - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy là điều rất bình thường. Tuy nhiên, đừng vì nó quen thuộc mà mẹ lơ là bởi tiêu chảy ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Tiêu chảy ở trẻ em là một vấn đề hết sức đau đầu của các bậc cha mẹ. Vào mùa nóng, trẻ thường thích thú với các món ăn vặt như kem, siro, đá bào,…để hạ nhiệt. Tuy nhiên, bạn có biết đa số những món ăn vặt ấy lại không hợp vệ sinh và là thủ phạm gây tiêu chảy ở trẻ. Vậy làm thế nào để cầm tiêu chảy nhanh nhất cho con? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi nhé.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là gì?
Tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng phân (đi tiêu) lỏng và có nước. Tần suất đi tiêu ở trẻ cũng thường xuyên hơn. Số lần đi tiêu khi bị tiêu chảy ở mỗi trẻ là khác nhau. Thông thường:
- Những bé dưới 1 tháng tuổi có thể đi ngoài 4-10 lần/ngày.
- Những bé từ 1-3 tháng tuổi thường đi ngoài trên 2 lần/ngày.
Do đó, nếu trẻ nhũ nhi có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường, còn trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày kèm phân lỏng, nước thì rất có thể đó là tình trạng tiêu chảy ở trẻ em.
Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến và có thể kéo dài 1 hoặc 2 ngày rồi tự biến mất. Nhưng nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, trẻ có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn. Có 2 loại tiêu chảy chính:
- Tiêu chảy cấp tính: Tiêu chảy kéo dài 1 hoặc 2 ngày rồi khỏi, có thể do thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, hoặc có thể xảy ra nếu trẻ bị bệnh do virus.
- Tiêu chảy kéo dài (mãn tính): Tiêu chảy kéo dài trong vài tuần, có thể do một vấn đề sức khỏe như hội chứng ruột kích thích, bệnh đường ruột (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc bệnh celiac), bệnh Giardia gây ra.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em
1. Nhiễm trùng đường ruột
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em phổ biến nhất là do bé bị nhiễm trùng đường ruột. Có nhiều loại vi trùng được xem là tác nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng, bao gồm:
- Virus: Tiêu chảy do virus là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Một số loại virus điển hình khiến bé bị tiêu chảy là Rotavirus, Enterovirus…
- Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, chẳng hạn như Salmonella, Campylobacter, E. coli, Shigella…
- Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Một số ký sinh trùng là tác nhân khiến trẻ tiêu chảy là Giardia, cryptosporidiosis…
2. Các nguyên nhân khác
- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh, có thể bao gồm buồn nôn và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ.
- Tiêu chảy du lịch. Nếu bạn và bé đã đi du lịch ngoài nước gần đây, hãy cho bé đi khám bác sĩ, con bạn rất có thể cần phải xét nghiệm phân.
- Các loại thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn.
- Một số bệnh lý bao gồm bệnh đại tràng kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và loét dạ dày cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em.
Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy của con mình, hãy đưa bé đi khám.
Đọc thêm
Trẻ bị tiêu chảy: Tại sao bệnh xảy ra và làm thế nào để ngăn chặn?Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em là trẻ đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bé bị tiêu chảy có thể đi kèm với các triệu chứng như:
- Phân có lẫn máu
- Ớn lạnh
- Sốt
- Đau bụng dữ dội
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Ăn không ngon
Bạn có thể xem thêm:
Bé bị tiêu chảy phân thế nào? Hello Bacsi mách bạn cách nhận diện!Tiêu chảy ở trẻ em thường gây ra biến chứng gì?
Mất nước là một trong những điều đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ trung bình hoặc nặng có thể gây nên điều này.
Mất nước nghiêm trọng rất nguy hiểm, nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Dưới đây là những dấu hiệu mất nước mà mẹ cần đưa con đi khám ngay:
- Chóng mặt và choáng váng
- Khô miệng
- Nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu
- Rất ít hoặc không có nước mắt khi khóc
- Da khô và mát bất thường
- Uể oải.
Bạn có thể xem thêm:
Tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh: 5 nguyên nhân nguy hiểm tiềm ẩn và cách điều trịCách điều trị tiêu chảy ở trẻ em
1. Điều trị tình trạng mất nước, mất điện giải
Khi bé bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất cần làm là ngăn ngừa mất nước. Nước uống thông thường sẽ không cung cấp đủ các chất như natri, kali và các chất dinh dưỡng khác để bù nước an toàn cho trẻ em. Do đó, bạn hãy hỏi bác sĩ xem lượng nước bé cần là bao nhiêu, làm thế nào để đảm bảo bé uống đủ nước, khi nào bé nên uống nước và làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra:
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể cho bé uống sữa mẹ bổ sung hoặc dung dịch bù nước đường uống (ORS).
- Trẻ lớn hơn khi bị tiêu chảy có thể uống bất cứ thứ gì để cấp nước, bao gồm cả ORS và các sản phẩm cấp nước khác.
- Nếu trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh, bạn hãy cho bé tiếp tục uống và nói với bác sĩ về tình trạng tiêu chảy của bé. Bác sĩ có thể cho bé giảm liều, thay đổi chế độ ăn, uống thêm probiotic hoặc chuyển sang dùng một loại kháng sinh khác.
2. Điều trị tiêu chảy ở trẻ em bằng thuốc
Bên cạnh việc bổ sung nước để ngừa mất nước, mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám để trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ bị đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, toàn nước.
Tiêu chảy ở trẻ em đa phần là do nhiễm trùng đường ruột. Việc đi ngoài phân lỏng là cách để cơ thể loại bỏ vi khuẩn, độc tố. Nếu dùng thuốc vô tình sẽ khiến phân không được thoải ra ngoài, vi khuẩn và chất độc cũng bị tích tụ, dẫn đến chướng bụng, viêm ruột, thậm chí tắc ruột, thủng ruột, tử vong.
3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Ngoài ra, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé với đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ. Khi bị tiêu chảy, bé có thể lười ăn nhưng mẹ không cần quá lo lắng hay ép bé ăn. Thay vào đó, mẹ có thể chia nhỏ bữa, ăn ít với đồ ăn mềm, loãng. Với trẻ nhỏ, bạn cần cho bé bú thường xuyên hơn.
Mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm sữa chua vì sữa chưa có chứa nhiều vi sinh vật tốt có thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, các lợi khuẩn này còn giúp sản sinh axit lactic có thể hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc gây tiêu chảy ra ngoài cơ thể. Bên cạnh sữa chua, bạn có thể cho trẻ ăn chuối vì chuối có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thu chất lỏng trong ruột. Có tác dụng giảm bớt lượng chất lỏng trong phân và bù đắp điện giải bị mất.
Bạn có thể xem thêm:
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi: 6 lưu ý dành cho cha mẹTrẻ bị tiêu chảy: Khi nào cần đi khám?
Tiêu chảy ở trẻ em thường biến mất sau một vài ngày nhưng có thể dẫn đến biến chứng. Nếu em bé bị tiêu chảy có bất cứ triệu chứng sau, hãy đưa bé tiêu chảy đi khám ngay:
- Không thể đứng lên
- Choáng hoặc chóng mặt
- Tiêu chảy hơn ba ngày;
- Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi;
- Ói mửa ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng lẫn máu
- Bị sốt hơn 40 độ C hoặc trên 38 độ C với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi
- Có triệu chứng mất nước
- Đi phân có máu
- Nhỏ hơn một tháng tuổi và bị ba hoặc nhiều đợt tiêu chảy
- Đi phân tiêu chảy trong vòng tám giờ và không uống đủ nước
- Bị phát ban;
- Không đi tiểu trong 6 giờ nếu là em bé hoặc 12 giờ nếu là trẻ lớn.
Chú ý rằng nếu bé bị sốt trên 38 độ C, bạn không được cho bé uống thuốc hạ sốt.
Đọc thêm
Tiêu chảy du lịch ở trẻ nhỏ: Đối phó thế nào cho hiệu quả?Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em
Có rất nhiều cách phòng ngừa trẻ em bị tiêu chảy. Rửa tay đúng cách có thể làm giảm sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Vắc xin virus rota cũng có thể ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra.
Bên cạnh đó, khi cả gia đình đi du lịch, hãy đảm bảo rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và uống đều an toàn. Điều này càng quan trọng hơn nếu bạn và bé đi du lịch đến các nước có dịch bệnh tiêu chảy đang bùng phát.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa trẻ em bị tiêu chảy:
- Không uống nước máy hoặc sử dụng nước máy để đánh răng
- Không sử dụng đá làm từ nước máy
- Không uống sữa chưa tiệt trùng
- Không ăn trái cây và rau sống trừ khi bạn tự rửa và gọt vỏ
- Không ăn thịt hoặc cá sống hoặc nấu chưa chín
- Không ăn thức ăn từ những người bán hàng rong hoặc xe bán thức ăn ngoài đường
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Cầm Tiêu Chảy Trẻ Em
-
10 Cách Cầm Và Trị Tiêu Chảy Tại Nhà Nhanh Nhất Cho Trẻ - VnExpress
-
Mách Mẹ Cách Cầm Tiêu Chảy Nhanh Nhất Cho Bé Tại Nhà | Medlatec
-
Cách điều Trị Bệnh Tiêu Chảy ở Trẻ Em | Vinmec
-
10 Cách Trị Tiêu Chảy Cho Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Nhỏ Bằng Bài Thuốc Dân Gian
-
Mách Mẹ Cách Cầm Tiêu Chảy Nhanh Nhất Cho Bé
-
Các Loại Thuốc Cầm Tiêu Chảy Thông Dụng Nhất Cho Bé - BioAmicus
-
Tiêu Chảy Cấp ở Trẻ - Bác Sĩ Nhi Khoa Chỉ Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Thuốc Trị Tiêu Chảy Trẻ Em Nào An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
-
Phòng Và điều Trị Tiêu Chảy Cấp ở Trẻ Em Như Thế Nào? - Bio-acimin
-
Dùng Thuốc Cầm Tiêu Chảy Không đúng, Dễ Gây Tắc Ruột Cho Bé
-
Tiêu Chảy ở Trẻ Em - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tiêu Chảy ở Trẻ Em Do Thời Tiết? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chữa Tiêu Chảy Hiệu Quả Với 7 Bài Thuốc Dân Gian