Tiêu Chí Chấm điểm Và 7 Dạng Bài IELTS Writing Task 1
Có thể bạn quan tâm
Phần thi viết trong IELTS luôn được đánh giá là khó khăn và nhiều thử thách. Đối với dạng bài IELTS Writing Task 1, tuy chỉ chiếm 40% số điểm phần thi Writing, song nếu không có phương pháp học tập và ôn luyện đúng đắn, các thí sinh sẽ dễ bị lúng túng. Vậy bạn đã nắm được hết các dạng bài IELTS Writing Task 1 chưa? Trong bài viết này, Anh ngữ UEC – địa chỉ học IELTS online uy tín tại Đà Nẵng sẽ cùng bạn Tiêu chí chấm điểm và các dạng bài IELTS Writing Task 1 nhé!
Xem thêm: Cách viết dạng bài IELTS Writing Task 1
Mục lục bài viết
- I. Khái quát về IELTS Writing Task 1
- 1. Tổng quan về IELTS Writing task 1:
- ∗ Writing Task 1 “ghét” thể hiện cảm xúc
- ∗ Writing Task 1 có yêu cầu về độ dài
- ∗ Writing Task 1 chỉ cần “20 phút” thôi nhé
- ∗ Điểm Writing Task 1 chỉ bằng 1 nửa của Task 2
- 2. Tiêu chí chấm điểm:
- – Task Response:
- – Coherence & Cohesion:
- 3. Bố cục bài viết IELTS Writing Task 1
- 1. Tổng quan về IELTS Writing task 1:
- II. Tổng hợp các dạng bài IELTS Writing Task 1
- 1. Line Graph (Biểu đồ đường)
- 2. Bar Chart (Biểu đồ cột)
- 3. Pie Chart (Biểu đồ tròn)
- 4. Table (Bảng số liệu)
- 5. Biểu đồ kết hợp (Mixed Charts)
- 6. Process (Quy trình)
- 7. Maps (Bản đồ, bố cục)
I. Khái quát về IELTS Writing Task 1
1. Tổng quan về IELTS Writing task 1:
- IELTS khuyến nghị bạn không nên dành quá 20 phút trong phần thi này. Tuy nhiên bạn vẫn có thể quản lý thời gian theo cách bạn muốn.
- Bạn nên viết khoảng 150 từ.
- Writing Task 1 chiếm khoảng 33% tổng số điểm của phần thi Writing.
Với IELTS Writing Task 1, bạn sẽ có 20 phút để thực hiện bài thi và bạn phải hoàn thành một bài viết dài ít nhất 150 từ.
Đề thi sẽ yêu cầu bạn viết bài tóm tắt thông tin cho một trong các dạng như: biểu đồ (đường, cột, tròn), bảng biểu, bố cục, bản đồ hoặc quy trình (cách thức). Dù với dạng đề nào thì bạn cũng phải mô tả được các đặc điểm chính và đưa ra các so sánh liên quan. Đặc biệt, bạn không cần thiết phải đưa ra ý kiến cá nhân vào bài bài viết mang tính mô tả số liệu này. Giám khảo chỉ muốn được đọc được hình ảnh và đưa ra thông tin mô tả cho hình ảnh mà thôi.
∗ Writing Task 1 “ghét” thể hiện cảm xúc
Nhiệm vụ của Writing task 1 chỉ là miêu tả một loại biểu đồ (các loại biểu đồ nào mình sẽ cập nhập chi tiết ở phần dưới). Và ngay trong đề bài các bạn sẽ thấy dòng thông tin: “Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where are relevant.”
Vậy thì, bạn cần chi phải nói đến cảm xúc, quan điểm, suy nghĩ cá nhân chứ? Hãy chỉ tập trung mô tả những gì biểu đồ cung cấp.
∗ Writing Task 1 có yêu cầu về độ dài
Giới hạn từ trong bài Writing task 1 là “at least 150 words”.
Đừng dại gì mà viết dưới 150 từ. Đương nhiên là nếu bạn viết dưới 150 từ, bạn sẽ bị trừ điểm vì chúng ta đang làm sai so với yêu cầu của câu hỏi. Nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa bạn nên viết dài đâu nhé. Gợi ý của mình là nên có một bài viết ở mức 150 – 180 từ là tuyệt nhất, vừa đảm bảo về thời gian và yêu cầu của đề bài, vừa giúp bài viết đỡ bị ‘rườm rà’.
∗ Writing Task 1 chỉ cần “20 phút” thôi nhé
Điều này cũng được thể hiện trong câu hỏi đúng không bạn? You should spend about 20 minutes on this task.
Có thể bạn sẽ lo lắng rằng 20 phút thì quá ít, làm sao mà viết được. Đừng lo! Bạn có thấy học viên của mình thường đạt IELTS Writing 6.5 chỉ sau 3-5 tháng làm quen với bài thi này không. Điều này chứng tỏ bạn cũng có thể, bằng cách học và làm theo những hướng dẫn viết bài cho từng dạng bài IELTS Writing Task 1 mà mình sẽ chia sẻ ở phần thứ 2 của bài viết này.
∗ Điểm Writing Task 1 chỉ bằng 1 nửa của Task 2
Nhiều bạn cứ tưởng điểm sẽ bằng nhau cho cả 2 tasks và các bạn sẽ cố viết Writing task 1 thật tốt để cứu vãn Task 2, nhưng điểm Task 1 chỉ bằng 1/3 tổng điểm cả bài Writing thôi ạ (Writing Task 2 sẽ chiếm 2/3 số điểm hic hic).
Các bạn lưu ý điều này để dành nhiều thời gian học Task 2 cho hiệu quả nhé. Còn đối với Writing task 1, chỉ cần viết bài đều đặn ở mức band 6.0-6.5 là okie rồi.
2. Tiêu chí chấm điểm:
Bài viết của thí sinh được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí (marking criteria), mỗi tiêu chí chiếm 25% số điểm:
– Task Response:
Thí sinh cần đáp ứng những yêu cầu của đề bài.
Ví dụ:
Đề bài: “Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant. Write at least 150 words”.
Từ khóa ở đây chính là selecting, main features, make comparisons, 150 words.
Như vậy, đề bài yêu cầu thí sinh nhận dạng và nêu được những đặc điểm chính, nổi bật trong bài viết. Đồng thời đưa ra những nhận định so sánh phù hợp và phải viết tối thiểu 150 từ. Các bạn cũng lưu ý nên dùng văn phong trang trọng, học thuật, không dùng ngôn ngữ nói chuyện hàng ngày.
– Coherence & Cohesion:
Bài viết cần thể hiện được sự gắn kết, mạch lạc. Trong khi Coherence là sự liên kết về mặt ý tưởng thì Cohesion là sự liên kết về mặt ngữ pháp & từ vựng, được thể hiện qua cách sử dụng Linking verb. Thêm nữa, cần phải chia bài viết thành các đoạn hợp lý.
– Lexical Resource:
Thí sinh cần thể hiện khả năng sử dụng từ vựng một cách tự nhiên, linh hoạt và áp dụng được đa dạng từ vựng vào bài viết.
– Grammatical Range & Accuracy:
Cần sử dụng đúng & đa dạng các cấu trúc ngữ pháp, các kiểu câu như câu đơn, câu ghép, câu phức, hạn chế lỗi chính tả, dấu câu.
3. Bố cục bài viết IELTS Writing Task 1
Dàn bài Writing Task 1 được chia thành 3 phần như sau. Các bạn lưu ý kỹ phần bố cục này, để có thể dễ dàng hiểu hơn các phần phân tích chi tiết bên dưới nhé. Bố cục này sẽ áp dụng với mọi dạng bài IELTS Writing Task 1.
Phần | Đoạn số | Mục đích |
Introduction | 1 | Giới thiệu nội dung |
Overview | 2 | Nhận định chung |
Details | 3 | Mô tả chi tiết |
II. Tổng hợp các dạng bài IELTS Writing Task 1
Chúng ta có 7 dạng bài IELTS Writing Task 1 như sau:
1. Line Graph (Biểu đồ đường)
- Line Graph (biểu đồ đường) là biểu đồ miêu tả có yếu tố thời gian, là dạng bài quen thuộc nhất trong các dạng bài IELTS Writing Task 1. Vì vậy bạn cần luyện tập và chú ý về: các thì trong thời gian, cách phân tích & dự đoán thay đổi,… Tất cả sẽ dẫn đến một thông tin khác vô cùng quan trọng, đó là Trend của yếu tố – thay đổi như thế nào, khi nào là xu thế và khi nào thì trở nên yếu thế.
- Biểu đồ đường thường có các đường nối giữa các số liệu – thể hiện sự thay đổi, xu hướng của một hoặc nhiều đối tượng qua một khoảng thời gian cụ thể.
- Dạng bài này có hai trục: trục tung (biểu thị số liệu) và trục hoành (biểu thị các mốc thời gian) – biểu thị sự tăng giảm, thay đổi và phát triển của một hoặc nhiều yếu tố trong một khoảng thời gian nhất định.
Xem thêm: Hướng dẫn làm dạng bài Line Graph trong IELTS Writing Task 1 chi tiết
2. Bar Chart (Biểu đồ cột)
- Bar Chart (biểu đồ cột) thường biểu thị số liệu của nhiều đối tượng tại một mốc thời gian nhằm mục đích so sánh. Hoặc biểu thị sự thay đổi của các đối tượng qua một khoảng thời gian nhất định.
- Biểu đồ cột cũng có trục tung và trục hoành giống như biểu đồ đường.
- Tuy nhiên hướng tiếp cận sẽ được chia thành 2 dạng: – Biểu đồ có sự thay đổi thời gian – Biểu đồ không có sự thay đổi thời gian mà tập trung vào so sánh số liệu.
Về cơ bản thì cách làm 2 dạng biểu đồ này sẽ không có quá nhiều khác biệt, nhưng các bạn vẫn cần phân loại thật cẩn thận vì với mỗi một dạng sẽ cần tập trung phân tích vào một hoặc nhiều yếu tố đặc trưng riêng.
Ngoài ra, biểu đồ cột cũng có thể hiển thị ở dạng xếp chồng, hoặc nằm ngang thay vì dọc. Tuy hình thức có thể khác nhưng điều này không ảnh hưởng gì tới việc triển khai bài viết và trình bày số liệu.
3. Pie Chart (Biểu đồ tròn)
- Pie Chart (Biểu đồ tròn) là dạng bài IELTS Writing Task 1 quen thuộc, miêu tả có thể có yếu tố thời gian hoặc đại diện cho từng đối tượng cụ thể.
- Biểu đồ tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của nhiều đối tượng, hay nhiều thành phần của một đối tượng trong 1 hình tròn.
- Biểu đồ tròn thường có số lượng từ 2 đối tượng trở lên.
- Biểu đồ tròn cũng có 2 dạng chính: – Biểu đồ có sự thay đổi thời gian: Thí sinh sẽ cần so sánh các yếu tố trong cùng một Pie nhưng phải làm sao để nổi bật được sự so sánh qua từng mốc thời gian của đề bài. – Biểu đồ không có sự thay đổi thời gian: Thí sinh sẽ cần so sánh các yếu tố trong cùng một Pie, tuy nhiên lại vẫn cần so sánh Pie đấy với các Pie còn lại của đề bài.
4. Table (Bảng số liệu)
- Table (bảng số liệu) minh họa một loạt số liệu liên quan đến từng đối tượng, hạng mục cụ thể.
- Tuy không có hình thức giống biểu đồ nhưng bảng số liệu cũng vẫn sử dụng Language of Comparison, Language of Change.
- Ngôn ngữ mô tả sự thay đổi (nếu có từ hai mốc thời gian trở lên) và cách diễn đạt số liệu cũng không khác với biểu đồ. Người viết cũng có thể chuyển hóa bảng số liệu thành các loại biểu đồ nếu muốn.
So với các dạng biểu đồ, bảng số liệu đem lại ưu thế cho người học là dễ dàng đọc được thông tin hơn khi dữ liệu được liệt kê một cách rõ ràng. Nhưng đồng thời điểm khó là không có sự minh họa bằng hình ảnh như biểu đồ nên người học phải tự mình vạch ra xu hướng tăng giảm, thay đổi của từng đối tượng.
5. Biểu đồ kết hợp (Mixed Charts)
- Bốn dạng bài trên có thể được kết hợp thành một biểu đồ lớn, gọi là biểu đồ kết hợp (Mixed Charts).
- Số liệu thường sẽ theo từng cặp như biểu đồ tròn – bảng số liệu, biểu đồ tròn – biểu đồ cột.
- Các biểu đồ được cho sẽ có mối liên hệ nhất định mà thí sinh cần phải nhận biết và trình bày được trong phần mở đầu của bài viết.
Thông thường biểu đồ thứ 2 thường đi sâu hơn về 1 khía cạnh thông tin nào đó ở biểu đồ thứ 1. Vì vậy người học phải trình bày được mối quan hệ giữa 2 biểu đồ.
6. Process (Quy trình)
Như trong hình minh họa trên, quy trình sẽ có nhiều bước hoặc giai đoạn, thường xếp theo trình tự thời gian và có mũi tên giúp xác định trật tự. Ở mỗi bước hoặc giai đoạn, có thể xuất hiện một vài ghi chú về tên vật liệu, dụng cụ, máy móc, nhiệt độ, thời gian, khối lượng,…
Có hai loại quy trình trong IELTS Writing Task 1:
- Quy trình tự nhiên (natural process): Mô tả quá trình phát triển, sinh trưởng, tiến hóa hay đặc điểm theo từng giai đoạn của một loài động vật hoặc côn trùng. Ngoài ra, quy trình tự nhiên cũng diễn tả những hiện tượng tự nhiên như quang hợp…
- Quy trình nhân tạo (man-made process): Mô tả quá trình sản xuất, chế tạo, tái chế đồ vật, sản phẩm hay sơ đồ, cơ chế làm việc của hệ thống, máy móc…
7. Maps (Bản đồ, bố cục)
- Maps (Bản đồ) cũng là một dạng bài IELTS Writing Task 1 thường gặp nhưng được đánh giá là khá khó. Tuy nhiên nếu bạn đã có sự chuẩn bị tốt và luyện tập thành thạo trước khi đi thi thì đây sẽ không còn là dạng bài “khó nhằn” nữa đâu.
- Đề bài thường cung cấp khoảng tầm 2-3 bản đồ khu vực cụ thể. Hoặc bố cục của một cơ sở, tòa nhà ở những thời điểm khác nhau.
- Map cũng sẽ được chia thành 2 dạng bài chính: Đưa ra 2 hoặc nhiều map thể hiện sự thay đổi về mặt thời gian. Đưa ra 1 map và bạn cần chỉ ra sự thay đổi của các điểm trên map đó.
Xem thêm: Tổng hợp đề thi IELTS Writing 2021 (kèm bài mẫu) | Cập nhật liên tục
Từ khóa » Các Dạng Bài Viết Trong Ielts Task 1
-
Các Dạng Bài IELTS Writing Task 1 Và Cách Luyện Viết Task 1 - The Edge
-
Cách Viết Các Dạng Bài IELTS Writing Task 1 (kèm Bài Mẫu) - TalkFirst
-
Cách Viết Các Dạng Bài IELTS Writing Task 1 Chi Tiết Từng Dạng
-
Tổng Hợp Các Dạng Bài Writing Task 1 Chi Tiết Và đầy đủ Nhất
-
Cách Viết IELTS Writing Task 1 Từ A - Z Cho Người Bắt đầu
-
Các Dạng Bài IELTS Writing Task 1 Và Hướng Dẫn Cách Viết
-
IELTS Writing Part 1: Các Dạng đề Thường Gặp
-
Writing IELTS Task 1: Tổng Hợp Dạng Bài Và Cách Làm Chi Tiết
-
#5 Bước để Viết Bài IELTS Writing Task 1 & Các Kỹ Năng Cần Thiết để ...
-
Cách Viết IELTS Writing Task 1 Từ A | Tự Học Tiếng Anh Online
-
Cách Viết IELTS Writing Task 1 Từ A - Z Cho Người Mới Bắt đầu
-
Hướng Dẫn Cách Viết IELTS Writing Task 1 Chi Tiết Cho Từng Dạng Bài
-
Ielts Writing Task 1: Ví Dụ, Hướng Dẫn Và Lưu ý Khi Làm Bài Thi
-
Cách Viết Writing Task 1 Hiệu Quả Nhất Cho Người Mới Bắt đầu