TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tháng 6 năm 1997, Uỷ Ban các chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường (The Expert Committee on Diagnosis and classification of Diabetes Mellitus) đã công bố tiêu chí chẩn đoán và phân loại mới của bệnh đái tháo đường tại Boston. Sau đó được Tổ chức y tế thế giới công nhận năm 1998 và áp dụng trên toàn thế giới. Chẩn đoán đái tháo khi thỏa mãn một trong ba tiêu chí sau:

1. Đường huyết tương lúc đói ≥ 126mg/dl (7mmol/l) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ không ăn (≥ 2 lần thử)

Hoặc

2. Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dl (≥ 2 lần thử)

Hoặc

3. Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1mmol/l) + triệu chứng tăng đường huyết.

Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết hoặc mất bù chuyển hóa cấp tính thì phải lập lại xét nghiệm một lần nữa vào một ngày khác để xác định chẩn đoán.

Uỷ ban cũng đưa ra định nghĩa rối loạn đường huyết đói và rối loạn dung nạp glucose. Theo đó nếu:

- Rối loạn đường huyết đói: Đường huyết tương lúc đói 110 – 125 mg/dl ( 6 – 6,9 mmol/L). Năm 2003 Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ đã hạ thấp tiêu chí chẩn đoán rối loạn đường huyết đói xuống từ 100mg/dl – 125mg/dl.

- Rối loạn dung nạp glucoz: Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g Glucose 140 – 199 mg/dl ( 7,8 – 11mmol/L).

Năm 2010 ADA (American Diabetes Association – Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ) đưa xét nghiệm HbA1C vào tiêu chí chẩn đoán. Bệnh nhân được gọi là đái tháo đường khi HbA1C ≥ 6,5%. Rối loạn đường huyết đói khi HbA1c: 5,7 - 6,4%. Như vậy đến thời điểm này có 4 tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường.

So với trước đây tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết tương lúc đó với mức chặn từ 140 mg/dl xuống còn 126 mg/dl và đưa HbA1C vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường vì nhiều nghiên cứu đoàn hệ cho thấy ngay mức đường huyết tương lúc đói từ 120-130 mg/dl đã xuất hiện biến chứng mạch máu nhỏ. (hình dưới).

Description: http://annals.org/data/Journals/AIM/20013/11FF2.jpeg

Dùng HbA1C chẩn đoán có ưu điểm là: khá ổn định, phản ánh mức đường huyết trong 03 tháng trước đó và không cần xét nghiệm lúc đói. Nhưng dùng xét nghiệm HbA1C vào chẩn đoán cần lưu ý các điểm sau:

1. Phòng xét nghiệm phải được chuẩn hóa:

Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HbA1C. Mỗi phương pháp khác nhau cho kết quả khác nhau. Do đó phòng xét nghiệm nào dùng HbA1C vào chẩn đoán thì phòng xét nghiệm đó phải được chuẩn hoá và chứng nhận bởi NGSP (National Glucohemoglobin Standardization Program). Điều này rất quan trọng trong lâm sàng, nếu không tôn trọng thì có thể bỏ qua các đối tượng đã bị đái tháo đường và gia tăng nguy cơ hạ đường huyết khi điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân. Một điều cần lưu ý là chỉ dùng tiêu chí này chẩn đoán đái tháo đường cho người lớn, chưa có nghiên cứu dùng chẩn đoán cho trẻ em.

2. Không dùng HbA1C đề chẩn đoán Đái tháo đường trong các trường hợp sau:

Bởi vì HbA1C là đường huyết được hồng cầu glycated hóa nên không dùng chẩn đoán trong các trường hợp có tình trạng hồng cầu trong huyết tương không ổn định như:

  1. Thiếu máu tán huyết.
  2. Mất máu.
  3. Truyền máu.
  4. Đang điều trị bằng Erythropoiein.
  5. Phụ nữ đang mang thai.

Những điều cần lưu ý khi vận dụng trong thực hành lâm sàng:

1. Trong cùng một cá thể đường huyết có thể dao động giữa các ngày nên ngoại từ tiêu chí đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết. ADA khuyến cáo nên lập lại xét nghiệm lần hai nhưng trên nguyên tắc: “Dùng xét nghiệm nào chẩn đoán thì lập lại xét nghiệm đó”. Nếu lần đầu dùng đường huyết tương lúc đói để chẩn đoán thì lập lại xét nghiệm đường huyết tương lúc đói. Tương tự dùng HbA1C thì lập lại xét nghiệm HbA1C.

2. Đôi khi trong thực hành lâm sàng một số bác sĩ cùng một lúc dùng hai tiêu chí chẩn đoán (ví dụ như dùng đường huyết tương lúc đói và HbA1C) thì chẩn đoán đái tháo đường khi cả hai tiêu chí đều vượt ngưỡng. Không cần lập laị xét nghiệm lần hai.

3. Nếu HbA1C trên ngưỡng và đường huyết tương lúc đói dưới ngưỡng thì lập laị xét nhiệm HbA1C lần 2. Nếu kết quả xét nghiệm HbA1C lần 2 trên ngưỡng thì chẩn đoán đái tháo đường và các trường hợp này nên tầm soát đường huyết sau ăn. Cố nhiên nếu kết quả lần đầu HbA1C dưới ngưỡng và đường huyết tương lúc đói trên ngưỡng thì lập lại xét nghiệm đường huyết tương lúc đói lần 2. Chẩn đoán đái tháo đường khi đường huyết tương lúc đói lần 2 trên ngưỡng. Trường này phải tầm soát các lý do làm giảm tỷ lệ HbA1C.

BÙI VĂN DỦ

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Chẩn đoán đái Tháo đường Theo Ada 2010