Tiêu Chí Lựa Chọn điều Kiện Giao Hàng (Incoterms) Trong Xuất Nhập ...
Có thể bạn quan tâm
Trong Incoterm có các quy tắc để giải thích các điều kiện thương mại, việc lựa chọn điều kiện giao hàng nào trong từng trường hợp cụ thể cần được xem xét đến rất nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Vậy khi lựa chọn điều kiện giao hàng, cần căn cứ vào những yếu tố nào? Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân thích những tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
>>>>> Xem thêm: Một số sai sót thường gặp và cách khắc phục khi mở L/C
Nội dung bài viết:- 1. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Phương thức vận tải sử dụng
- 2. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Điểm giao hàng cụ thể
- 3. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Phân chia rủi ro và chi phí giữa người bán và người mua
- 4. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo mức độ cạnh tranh mua hoặc bán hàng hóa
- 5. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm
- 6. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo xu hướng biến động cước phí/phí bảo hiểm trên thị trường
- 7. Tình hình chính trị, xã hội tại các khu vực trong hành trình vận chuyển hàng hóa
- 8. Quy định về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu tại thị trường mua hoặc bán
- 9. Các quy định và hướng dẫn của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu.
1. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Phương thức vận tải sử dụng
Nếu phương thức vận tải sử dụng để chuyên chở hàng hóa là đường biển hay đường thủy nội địa, đương nhiên thích hợp nhất lựa chọn điều kiện giao hàng là sử dụng FAS, FOB, CFR, CIF.
Nếu các bên muốn sử dụng DES (Giao tại Tàu) hoặc DEQ (Giao tại cầu cảng) của phiên bản Incoterms 2000, phương thức vận tải phải là đường biển, đường thủy nội địa hoặc vận tải đa phương thức. Nếu sử dụng vận tải đa phương thức, phương thức vận tải cuối cùng khi giao hàng phải là vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa để đảm bảo hàng hóa có thể được giao tại cảng đến (trên tàu hoặc trên cầu cảng).
Khi hàng hóa được vận chuyển bằng những phương thức vận tải không phải đường biển hoặc đường thủy nội địa, thí dụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hay vận tải đa phương thức, cần lựa chọn EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP hay DDP.
Nếu các bên Lựa chọn điều kiện giao hàng DAF (Giao tại biên giới) của phiên bản Incoterms 2000, mặc dù có thể sử dụng trong vận tải đa phương thức, nhưng phương thức vận tải chở hàng tới nơi giao hàng quy định trên biên giới bắt buộc phải là vận tải đường bộ hoặc đường sắt để đảm bảo hàng được giao tại biên giới đất liền.
2. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Điểm giao hàng cụ thể
Biểu đồ mô tả các điểm giao hàng theo từng điều kiện trong Incoterms
Nếu điểm giao hàng tại cơ sở của người bán, sử dụng EXW hoặc FCA là phù hợp. Khi người bán muốn giao hàng tại điểm xuất phát nằm ngoài cơ sở của mình, nên sử dụng FCA, CPT hoặc CIP. Khi điểm giao hàng nằm trên biên giới đất liền, có thể sử dụng DAF (Incoterms 2000) hoặc DAP, DAT hay DDP. Nhìn chung, khi người bán giao hàng tại nơi đến nói chung (Có thể là cảng đến, hoặc không tại cơ sở của người mua) bắt buộc phải sử dụng nhóm D.
Trong vận tải đường biển hay đường thủy nội địa, nếu giao hàng trên cầu cảng hoặc trên xà lan ngay sát mạn tàu tại cảng bốc hàng, duy nhất thích hợp là FAS. Nếu điểm giao hàng nằm trên tàu tại cảng bốc hàng có thể lựa chọn điều kiện giao hàng FOB, CFR hoặc CIF (tùy thuộc vào việc người bán có chịu cước phí vận chuyển và bảo hiểm đường biển hay không). Khi người bán giao hàng tại cảng đến, nếu điểm giao hàng tại tàu thì sử dụng DES (Incoterm 2000) hoặc DAP, còn điểm giao hàng tại cầu cảng thì dùng DEQ (Incoterms 2000) hoặc điều kiện DAT.
Ngay cả trong những trường hợp hàng được giao tại cảng đến, nhưng điểm giao hàng không phải là trên tàu hoặc trên cầu cảng (có thể là kho, bãi của cảng đến) thì DES hoặc DEQ của Incoterms 2000 không thích hợp mà phải sử dụng DAT, DAP hoặc DDP, tùy thuộc vào việc hàng hóa đã được dỡ và thông quan nhập khẩu hay chưa.
3. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Phân chia rủi ro và chi phí giữa người bán và người mua
Nếu người bán không muốn chịu rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, người bán sẽ sử dụng các nhóm E và F. Ngược lại, nếu người mua không muốn chịu rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, người mua sẽ sử dụng nhóm D. Trong trường hợp người bán chấp nhận chịu chi phí nhưng không muốn chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, nhóm C là thích hợp.
Trong vận tải đường biển hoặc đường thủy, nếu hàng hóa được vận chuyển theo các tuyến tàu chợ, chi phí bốc và dỡ hàng đã được đưa vào cước phí, do đó sử dụng FAS phù hợp hơn FOB, sử dụng DAT phù hợp hơn DAP. Còn nếu hàng được vận chuyển theo các hợp đồng thuê tàu chuyển, việc lựa chọn điều kiện giao hàng FAS hay FOB (hoặc DAT hay DAP) phụ thuộc vào chi phí bốc hàng (hoặc dỡ hàng) do bên nào chịu.
4. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo mức độ cạnh tranh mua hoặc bán hàng hóa
Khi xuất khẩu sang những thị trường có sự cạnh tranh cao, sử dụng nhóm C hay nhóm D để chào hàng sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao hơn so với nhóm E hay F. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng từ những thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, sử dụng nhóm E hay nhóm F để đặt hàng lại tạo ra sức cạnh tranh hơn so với nhóm C hay nhóm D.
Nói cách khác, những đơn chào bán hàng thể hiện nghĩa vụ của người bán cao hơn, những đơn đặt mua hàng hể hiện nghĩa vụ của người mua cao hơn sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
5. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm
Nếu người bán có khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, nên tận dụng khả năng này bằng việc lựa chọn điều kiện giao hàng CIF, CIP hoặc nhóm D để bán hàng.
Khi người mua có khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, có thể tận dụng khả năng này qua việc sử dụng nhóm E, F hoặc CFR, CPT để mua hàng.
6. Lựa chọn điều kiện giao hàng theo xu hướng biến động cước phí/phí bảo hiểm trên thị trường
Khi dự đoán giá cước phí (hoặc phí bảo hiểm) trên thị trường vận tải (hoặc bảo hiểm) có xu hướng tăng, nên sử dụng các điều kiện theo đó quyền thuê phương tiện vận tải/mua bảo hiểm thuộc phía bên kia để tránh thiệt hại về sự biến động cước phí/phí bảo hiểm giữa thời điểm ký hợp đồng mua bán và thời điểm ký hợp đồng chuyên chở/mua bảo hiể.
7. Tình hình chính trị, xã hội tại các khu vực trong hành trình vận chuyển hàng hóa
Những khu vực trong hành trình mà hàng hóa được vận chuyển qua có thể có tình hình chính trị, xã hội rất phức tạp như cướp biển, bạo động, trộm cắp, nội chiến,…
Trong những trường hợp đó, nên sử dụng những điều kiện mà theo đó bên kia phải chịu rủi ro trong hành trình chẳng hạn như bán theo nhóm E, F, C hoặc mua theo nhóm D.
8. Quy định về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu tại thị trường mua hoặc bán
Nếu người mua thấy mình không thể thông quan xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng hóa tại nước người bán, người mua không nên sử dụng điều kiện EXW. Trong trường hợp này, người mua nên sử dụng FCA ghi kèm cơ sở của người bán với điều kiện người bán với điều kiện người bán chịu trách nhiệm và chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải tại cơ sở của người bán.
Khi việc giao hàng được thực hiện tại nơi đến, nếu người bán thấy mình không thể thông quan nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng hóa tại nước người mua, người bán không nên sử dụng DDP mà nên sử dụng DAP hoặc DAT.
9. Các quy định và hướng dẫn của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu.
Nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thẻ có những quy định hoặc hướng dẫn các công ty xuất nhập khẩu sử dụng các điều kiện thương mại theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm và vận tải trong nước phát triển.
Ví dụ nếu một nước quy định tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước, khi đó nhà nhập khẩu của nước này buộc phải nhập khẩu hàng theo các nhóm E, F hoặc CFR, CPT để giành quyền mua bảo hiểm về mình. học nghề kế toán
Liên quan đến quyền vận tải, chính phủ các nước có thể ký các hiệp định hàng hải thương mại song phương. Nội dung của hiệp định bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có một vấn đề quan trọng là xác định công thức phân chia hàng hóa vận chuyển. Theo công thức này thì không có sự tham giao của đội tàu thứ ba vào việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương giữa hai nước ký hiệp định. Trong trường hợp mua bán với những nước có ký hiệp định thương mại hàng hải như vậy, việc giành quyền vận tải phụ thuộc vào công thức phân chia đã thỏa thuận trong hiệp định.
>>>> Bài viết liên quan:
- Nội dung Incoterm 2010
- Nội dung chi tiết Incoterm 2020
Nếu bạn vẫn còn đang khúc mắc về vấn đề lựa chọn điều kiện giao hàng để xuất nhập khẩu lô hàng?, hãy để lại bình luận bên dưới, XNK Lê Ánh rất sẵn sàng giúp bạn.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên trên cả nước, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên.
Từ khóa » Bài Tập Lựa Chọn điều Kiện Incoterm 2010
-
Tổng Hợp Bài Tập Incoterms 2010 Và Incoterms 2020 Có Đáp Án
-
Bai Tap INCOTERMS 2010 DAP AN - 123doc
-
Bai-tap-incoterms-2010 Hữu ích - BÀI TẬP - StuDocu
-
Bài Tập: Chương I (incoterms 2010
-
Bai-tap-incoterms-2010 Hữu ích - Thông Lệ - Incoterm 2010 - StuDocu
-
Tài Liệu Bài Tập Incoterms 2010 Có Lời Giải - Thosanhuyenthoai
-
Dưới đây Là Một Số Câu Hỏi Trong Bài Tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương ...
-
Cách Nhớ 11 điều Kiện Incoterms 2010 Nhanh Và Hiệu Quả Nhất
-
Cách Nhớ Nhanh 11 điều Kiện Của Incoterms 2010 - Doanh Nghiệp
-
Incoterm Là Gì? - Các điều Kiện Incoterms® 2010
-
Incoterms 2010 - VNG LOGISTICS
-
Cách Nhớ 11 Điều Kiện Incoterms 2010 Nhanh Nhất
-
TÌM HIỂU VỀ NHÓM D TRONG INCOTERM 2020 | SIMBA GROUP
-
Tìm Hiểu Về Incoterm Là Gì? Các điều Kiện Incoterm 2020 Mới Nhất