Tiêu Chí Lựa Chọn Điều Kiện Incoterms - Hỏi đáp Xuất Nhập Khẩu
Có thể bạn quan tâm
Incoterms là điều kiện thương mại quốc tế, đóng vai trò quyết định đến trách nhiệm, chi phí, địa điểm chuyển giao rủi ro khi tiến hành vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, Incoterms bao gồm nhiều điều khoản khác nhau khiến doanh nghiệp khá khó khăn trong việc lựa chọn điều kiện nào trong incoterms sẽ phù hợp. Vì vậy, ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về những tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms.
>>>>> Xem thêm: Điểm mới của incoterms 2020
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điều kiện giao hàng Incoterms
Incoterms sẽ được người xuất khẩu và người nhập khẩu đàm phán, thỏa thuận và quyết định lựa chọn trong hợp đồng ngoại thương.
Khi đã hiểu những điều kiện Incoterms và các điều kiện này được sử dụng trong hợp đồng mua bán như thế nào, phần tiếp theo ta cần biết lựa chọn chúng để áp dụng như thế nào cho phù hợp.
Nếu nghĩ một cách đơn giản thì mỗi bên khi ký kết hợp đồng đều cố gắng giới hạn nghĩa vụ của mình càng ít càng tốt, như vậy, người bán sẽ cố gắng thương lượng để có hợp đồng theo điều kiện EXW. Ngược lại, người mua sẽ mong muốn sử dụng điều kiện DDP.
Tuy nhiên trên thực tế rất khác, người bán hay người mua không dễ dàng có được một hợp đồng thuận lợi hơn bằng cách trút hết trách nhiệm, chi phí và rủi ro sang đầu đối tác của mình. Để lựa chọn điều kiện thương mại người ta cần chú ý tới các tiêu chí sau:
– Tình hình thị trường. – Giá cả. – Khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm. – Khả năng làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nhập khấu. – Các qui định và hướng dẫn của Nhà nước…
Trong đó thế và lực của các bên mua, bán, tập quán thương mại và loại hàng hóa là những yếu tố quyết định các vấn đề sau:
– Người bán có nên từ chối thực hiện nghĩa vụ bổ sung nào đó hay không?
– Người bán có sẵn sàng làm gì nhiều hơn là chuẩn bị đủ hàng cho người mua ngay tại cơ sở của mình hay không?
– Vị thế của người mua có cho phép họ đòi hòi người bán nhận các nghĩa vụ mở rộng hay không?
– Người bán có thể thực hiện các nghĩa vụ bổ sung được hay không? Và đặc biệt là họ có thể ra giá có tính cạnh tranh hơn khi mở rộng các nghĩa vụ của họ hay không?
– Có cần sử dụng các điều kiện vận tải biển FAS, FOB, CFR, hoặc CIF khi hàng hóa được người mua dự định bán lại trước khi tới đích hay không?,…
Người bán và người mua thường ít khi cân nhắc việc lựa chọn điều kiện thương mại cho từng giao dịch cụ thể. Thường việc lựa chọn được xác định bởi chiến lược kinh doanh của họ. Như đã trình bày, việc lựa chọn các điều kiện vận tải truyền thống trong hầu hết các trường hợp phụ thuộc vào loại hàng hóa và ý định bán hàng trong quá trình vận chuyển của người mua. Còn việc lựa chọn bất cứ điều kiện nào của nhóm F hay các điều kiện nhóm C phụ thuộc vào khả năng của người bán hoặc người mua, ai sẽ là người ký được hợp đồng vận tải có lợi nhất.
Ở những nước mà người bán có khả năng thuê phương tiện vận tải kiểu có lợi hoặc buộc phải sử dụng đường hàng hải quốc gia; họ thường thích sử dụng điều kiện CFR/CIF hơn. Ở những nơi mà người mua có khả năng thuê được phương tiện vận tải dễ dàng với giá rẻ, thì họ sẽ cương quyết chọn điều kiện FAS/FOB. Cũng theo cách như vậy, việc lựa chọn giữa điều kiện CFR và CIF phụ thuộc vào việc thu xếp hợp đồng bảo hiểm của người mua và người bán và khả năng kiếm được hợp đồng bảo hiểm có sức cạnh tranh nhất của họ.
Về nguyên tắc, những cân nhắc nêu trên cũng được áp dụng đối với việc cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Trong các trường hợp đó, người ta sẽ vận dụng các điều kiện liên quan đến “bán hàng theo chuỗi”.
Phiên bản Incoterms mới nhất hiện nay – Incoterms 2020
2. Một số tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms
Khi hai bên thỏa thuận cần cân nhắc dựa trên các tiêu chí lựa chọn điều kiện incoterms sau:
Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Phương thức vận tải sử dụng
Nếu phương thức vận tải sử dụng để chuyên chở hàng hóa là đường biển hay đường thủy nội địa, đương nhiên thích hợp nhất lựa chọn điều kiện giao hàng là sử dụng FAS, FOB, CFR, CIF.
Nếu các bên muốn sử dụng DES (Giao tại Tàu) hoặc DEQ (Giao tại cầu cảng) của phiên bản Incoterms 2000, phương thức vận tải phải là đường biển, đường thủy nội địa hoặc vận tải đa phương thức. Nếu sử dụng vận tải đa phương thức, phương thức vận tải cuối cùng khi giao hàng phải là vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa để đảm bảo hàng hóa có thể được giao tại cảng đến (trên tàu hoặc trên cầu cảng).
Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Điểm giao hàng cụ thể
Nếu điểm giao hàng tại cơ sở của người bán, sử dụng EXW hoặc FCA là phù hợp. Khi người bán muốn giao hàng tại điểm xuất phát nằm ngoài cơ sở của mình, nên sử dụng FCA, CPT hoặc CIP. Khi điểm giao hàng nằm trên biên giới đất liền, có thể sử dụng DAF (Incoterms 2000) hoặc DAP, DAT hay DDP. Nhìn chung, khi người bán giao hàng tại nơi đến nói chung (Có thể là cảng đến, hoặc không tại cơ sở của người mua) bắt buộc phải sử dụng nhóm D.
Lựa chọn điều kiện giao hàng theo Phân chia rủi ro và chi phí giữa người bán và người mua.
Nếu người bán không muốn chịu rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, người bán sẽ sử dụng các nhóm E và F. Ngược lại, nếu người mua không muốn chịu rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, người mua sẽ sử dụng nhóm D. Trong trường hợp người bán chấp nhận chịu chi phí nhưng không muốn chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, nhóm C là thích hợp.
Ngoài những tiêu chí trên, chúng ta cũng nên cân nhắc theo mức độ cạnh tranh mua hoặc bán hàng hóa, theo khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, theo xu hướng biến động cước phí/phí bảo hiểm trên thị trường, hoặc tình hình chính trị, xã hội tại các khu vực trong hành trình vận chuyển hàng hóa và thủ tục thông quan xuất nhập khẩu tại thị trường mua hoặc bán.
Mong rằng bài viết về tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms hữu ích với bạn.
Bên cạnh những chia sẻ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chúng tôi cũng có những phân tích khách quan về khóa học xuất nhập khẩu cho những bạn mong muốn làm nghề xuất nhập khẩu.
Bài viết tham khảo: khóa học xuất nhập khẩu trung tâm Lê Ánh
5/5 - (4 bình chọn)Related
Bài viết xem thêm
FOB và biến thể của FOB Điểm mới của incoterms 2020 Điều kiện DAP là gì? CPT là gì? Một số lưu ý về điều kiện nhóm C trong IncotermsTừ khóa » để Lựa Chọn điều Kiện Thương Mại Quốc Tế Cần Chú ý
-
08 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ...
-
Tiêu Chí Lựa Chọn điều Kiện Giao Hàng (Incoterms) Trong Xuất Nhập ...
-
Điều Kiện Thương Mại Quốc Tế (INCOTERMS) Là Gì ? Thời điểm ...
-
Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế - Những Nội Dung Doanh Nghiệp Cần ...
-
CÁC ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN ...
-
Lưu ý Khi áp Dụng Các Tập Quán Thương Mại Quốc Tế - Hãng Luật Kinh Tế
-
CÁC LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ ...
-
Điều Kiện Và Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế - Công Ty Luật Hà Đô
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Incoterms - LEC Group
-
Những điều Khoản Cần Lưu ý Trong Hợp đồng Mua Bán Hàng Hóa ...
-
Cách Nhớ Nhanh 11 điều Kiện Của Incoterms 2010 - Doanh Nghiệp
-
Điều Kiện Giao Hàng FOB (Free On Board) - HP Toàn Cầu
-
Điều Kiện Giao Hàng DDP (Delivered Duty Paid) - HP Toàn Cầu
-
[PDF] Biện Pháp Tự Vệ Trong Thương Mại Quốc Tế - Trung Tâm WTO
-
Tập Quán Thương Mại Quốc Tế Là Gì? Áp Dụng Tập ... - Luật Dương Gia
-
Áp Dụng INCOTERMS Trong Mua Bán Hàng Hoá Quốc Tế
-
Incoterm Là Gì? - Các điều Kiện Incoterms® 2010