TIÊU CHÍ PHÂN BIỆT BỘ LUẬT VÀ LUẬT THEO HỆ THỐNG PHÁP ...

Trang chủ vietthink.vn ENGLISH    
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu về công ty
    • Tầm nhìn sứ mệnh & Giá trị cốt lõi
    • Ý nghĩa của Logo
    • Tự hào Vietthink
    • Văn hóa doanh nghiệp
    • Chiến lược con người
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Hồ sơ công ty
  • LĨNH VỰC TƯ VẤN
    • Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật về đầu tư tại Việt Nam
    • Tư vấn pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
    • Tư vấn pháp luật về mua bán, sáp nhập (M&A)
    • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật về đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật về tố tụng
    • Tư vấn pháp lý cho Việt kiều và người nước ngoài
    • Tư vấn pháp lý thường xuyên
  • ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ
    • Ban Giám đốc
    • Luật sư chính
    • Luật sư thành viên
    • Trợ lý luật sư
  • VỤ VIỆC
  • TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Hoàn thiện pháp luật
    • Kinh nghiệm thực tiễn
    • Chia sẻ nghề nghiệp
  • HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
    • Thủ tục thành lập, hoạt động, giải thể doanh nghiệp
    • Thủ tục xin giấy phép kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện
    • Thủ tục thuế, bảo hiểm, ngân hàng
    • Thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu hàng hóa
    • Thủ tục đầu tư (trong nước, nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài)
    • Thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
    • Thủ tục đấu thầu
    • Thủ tục đất đai, nhà ở
    • Thủ tục đối với công dân Việt Nam
    • Thủ tục đối với Việt kiều và người nước ngoài Tại Việt Nam
    • Thủ tục tố tụng dân sự
    • Thủ tục tố tụng hình sự
    • Thủ tục tố tụng trọng tài
    • Thủ tục thi hành án
    • Thủ tục khác
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • LIÊN HỆ
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu về công ty
    • Tầm nhìn sứ mệnh & Giá trị cốt lõi
    • Ý nghĩa của Logo
    • Tự hào Vietthink
    • Văn hóa doanh nghiệp
    • Chiến lược con người
    • Cơ hội nghề nghiệp
    • Hồ sơ công ty
  • LĨNH VỰC TƯ VẤN
    • Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật về đầu tư tại Việt Nam
    • Tư vấn pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
    • Tư vấn pháp luật về mua bán, sáp nhập (M&A)
    • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật về đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật về tố tụng
    • Tư vấn pháp lý cho Việt kiều và người nước ngoài
    • Tư vấn pháp lý thường xuyên
  • ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ
    • Ban Giám đốc
    • Luật sư chính
    • Luật sư thành viên
    • Trợ lý luật sư
  • VỤ VIỆC
  • TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Hoàn thiện pháp luật
    • Kinh nghiệm thực tiễn
    • Chia sẻ nghề nghiệp
  • HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
    • Thủ tục thành lập, hoạt động, giải thể doanh nghiệp
    • Thủ tục xin giấy phép kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện
    • Thủ tục thuế, bảo hiểm, ngân hàng
    • Thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu hàng hóa
    • Thủ tục đầu tư (trong nước, nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài)
    • Thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
    • Thủ tục đấu thầu
    • Thủ tục đất đai, nhà ở
    • Thủ tục đối với công dân Việt Nam
    • Thủ tục đối với Việt kiều và người nước ngoài Tại Việt Nam
    • Thủ tục tố tụng dân sự
    • Thủ tục tố tụng hình sự
    • Thủ tục tố tụng trọng tài
    • Thủ tục thi hành án
    • Thủ tục khác
Tin Liên Quan

Vietthink's Brochure 2017

IP Brochure

  1. TRANG CHỦ >
  2. TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ >
  3. Nghiên cứu - Trao đổi
Quay lại Bản in
  • Email
Cỡ chữ {1} ##LOC[OK]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]## TIÊU CHÍ PHÂN BIỆT BỘ LUẬT VÀ LUẬT THEO HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực. Do đó, theo quan điểm này, hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật). * Về Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam, bao gồm: 
  • Hiến pháp - Do Quốc Hội ban hành là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất;
  • Luật và Bộ luật - Do Quốc Hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. Có thể kể một số Luật và Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại,…
  • Nghị quyết của Quốc hội;
  • Văn bản dưới luật gồm: 
    • Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết;
    • Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định;
    • Chính phủ: Nghị định;
    • Thủ tướng Chính phủ: Quyết định;
    • Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nghị quyết;
    • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư;
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư;
    • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư;
    • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định;
    • Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
    • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
    • Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm: Hội đồng nhân dân: Nghị quyết; Ủy ban nhân dân: Quyết định.
* Về Hệ thống cấu trúc, bao gồm:
  • Ngành luật Hiến pháp; 
  • Ngành luật Hành chính;
  • Ngành luật tài chính;
  • Ngành luật Ngân hàng;
  • Ngành luật Đất đai;
  • Ngành luật Dân sự;
  • Ngành luật Lao động;
  • Ngành luật Hình sự;
  • Ngành luật Kinh tế 
Theo Luật Ban hành Văn bản Pháp luật năm 2015, Bộ luật và Luật (gọi chung là Luật) do Quốc hội ban hành thuộc Hệ thống Văn bản pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, lại không quy định cụ thể về các khái niệm, thuật ngữ dùng trong khoa học pháp lý để phân biệt giữa “Bộ luật” và “Luật”. Về cơ bản, hai khái niệm Bộ luật và Luật là tương đương nhau và không có quá nhiều điểm khác biệt rõ nét nên còn gây nhiều tranh luận. Dựa vào đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật và Luật do Quốc hội thông qua, được Chủ tịch nước ban hành, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số tiêu chí để phân biệt sự khác nhau giữa “Bộ luật” và “Luật” theo Hệ thống pháp luật Việt Nam.* Về Khái niệm “Luật là gì?” và “Bộ luật là gì?”:Hiện nay có khá nhiều chiều hướng suy xét. “Luật” thường được đề cập đến với các nghĩa như: Là một Ngành luật trong hệ thống Pháp luật của Nhà nước, là một Ngành khoa học pháp lý và là một môn học. Trong một số ngữ cảnh nhất định, Luật có thể hiểu là Pháp luật nói chung. Ví dụ: Khoa học Luật, Đại học Luật, sinh viên Luật, tiến sĩ Luật, nghề Luật, Luật sư, Luật gia,…Còn "Bộ luật" hay còn gọi là Đạo luật thường chỉ được hiểu theo một trường nghĩa, đó chính là một hình thức Văn bản quy phạm pháp luật có mức độ hệ thống hoá cao nhất, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Lao động…Như vậy, có thể thấy, thuật ngữ “Luật” có nghĩa rộng và bao trùm hơn so với thuật ngữ “Bộ luật” theo những chiều hướng phân tích khái niệm như trên.Tuy nhiên, khái niệm Luật nếu được định nghĩa là một loại Văn bản Quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, theo một trình tự thủ tuc nhất định, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ,… Tất cả các Văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là Văn bản dưới Luật. Theo đó, nếu xét theo khía cạnh khái niệm như vậy, thì Bộ luật có phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh lớn hơn so với Luật.* Về Sự giống nhau giữa “Bộ luật” và “Luật”:Bộ luật và Luật đều là Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Bộ luật và Luật đều có giá trị pháp lí cao – đều do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành (có giá trị pháp lý cao, chỉ sau Hiến pháp) và có phạm vi tác động rộng lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, khi xây dựng các Văn bản dưới Luật đều phải dựa trên cơ sở các quy định thể hiện trong các Văn bản. Bộ luật và Luật không được trái với các quy định đó.Bộ luật và Luật đều được ban hành theo một trật tự hết sức chặt chẽ gồm 6 giai đoạn, đó là: (1) Giai đoạn Lập chương trình xây dựng pháp luật; (2) Giai đoạn Thành lập ban soạn thảo; (3) Soạn thảo; (4) Thẩm định; (5) Giai đoạn Thông qua; (6) Giai đoạn Công bố Văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng và ban hành Bộ luật và Luật đều dựa vào những nguyên tắc chính, đó là: (1) Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật; (2) Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (3) Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành Văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp Văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; (4) Bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của Văn bản quy phạm pháp luật; (5) Bảo đảm tính khả thi của Văn bản quy phạm pháp luật; (6) Không làm cản trở việc thực hiện Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.* Về Sự khác nhau giữa "Bộ luật" và "Luật":a) Bộ Luật: Trong Tiếng Anh, Bộ luật được gọi là “Code”. Nghĩa là Bộ luật lớn, tổng quát. Do được gọi chung là Luật, Bộ Luật có phạm vi điều chỉnh bao quát và rộng hơn so với một Luật cụ thể nào đó. 
  • Đối tượng điều chỉnh là những lĩnh vực quan trọng. 
  • Nội dung bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực trong hoạt động đời sống xã hội. Được dẫn chiếu và điều chỉnh các vấn đề mà nội dung của nó không được quy định ở những Luật chuyên ngành khác. Điều chỉnh các dẫn chiếu Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Ví dụ: Các tranh chấp trong mua bán thương mại không được hai bên thoả thuận (Điều chỉnh mặc nhiên trong luật thương mại). Toà án sẽ viện dẫn Bộ luật dân sự để giải quyết tranh chấp; hoặc Tranh chấp chia tài sản khi nam nữ sống với nhau như vợ chồng (nhưng không đăng kí kết hôn). Toà án sẽ dựa vào vấn đề tranh chấp được quy định trong Bộ luật Dân sự,… 
  • Để tiến hành ban hành một Bộ luật đòi hỏi tiêu tốn nhiều thời gian, công sức, tài chính và sự đóng góp, ý kiến của nhiều cơ quan, tố chức, cá nhân hơn ban hành một văn bản Luật.
  • Số lượng của Bộ luật ít hơn so với Luật.
Ngoài ra, các Bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyên tắc chi phối các Ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thể được viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật Hôn nhân & Gia đình, quan hệ pháp luật thương mại.v.v.b) Luật: Luật trong tiếng Anh được gọi là “Law”. Luật là các nguyên tắc Nhà nước quy định, là những quy chuẩn đạo đức tôn giáo hoặc những khuôn phép tập quán địa phương dựa vào ý chí của giai cấp thống trị hoặc quyền lợi của các tầng lớp xã hội cho phép hoặc cấm đoán những hành vi liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau, cũng như việc trừng phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc làm trái các quy định mà Luật đã đặt ra. Theo đó, Luật là Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ban hành, nhưng phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ điều chỉnh trong một lĩnh vực hoạt động, một ngành hoặc một giới. Ví dụ: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân & Gia đình, Luật Thương mại, Luật Luật sư…. Số lượng văn bản Luật thì nhiều hơn Bộ luật và quá trình sửa đổi, bổ sung, thay thể được diễn ra thường xuyên và có tính biến động hơn so với Bộ luật. Như vậy, có thể thấy, nhiều Luật sẽ cùng điều chỉnh một ngành luật và Luật thì chỉ điều chỉnh một phần của ngành luật trong khi đó, Bộ luật điều chỉnh cả một ngành luật. Và Bộ luật sẽ điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng phổ biến hơn những quan hệ xã hội mà Luật điều chỉnh.Trên cơ sở các phân tích trên, có thể xác định một số tiêu chí để phân biệt giữa Bộ luật và Luật theo Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam như sau:
  • Bộ luật có phạm vi điều chỉnh bao quát và rộng hơn so với 1 Luật nào đó;
  • Bộ luật được dẫn chiếu và điều chỉnh các vấn đề mà nội dung của nó không được quy định ở những Luật (chuyên ngành) khác;
  • Bộ luật điều chỉnh các dẫn chiếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Ví dụ: Các tranh chấp trong mua bán thương mại không được hai bên thoả thuận (Điều chỉnh mặc nhiên trong luật thương mại). Toà án sẽ viện dẫn Bộ luật dân sự để giải quyết tranh chấp; Tranh chấp chia tài sản khi nam nữ sống với nhau như vợ chồng (nhưng không đăng kí kết hôn). Toà án sẽ dựa vào vấn đề tranh chấp được quy định trong Bộ luật dân sự; Trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm pháp lý hành chính, TNPL dân sự, TNPL kỷ luật…) khi vi phạm pháp luật nếu không bị chế tài trong các Nghị định hoặc Thông tư nào thì sẽ được dẫn chiếu điều chỉnh trong Bộ luật hình sự.Việc phân biệt giữa Bộ luật và Luật chỉ mang tính học thuật, trên cơ sở nghiên cứu. Còn theo quy định pháp luật thì Bộ luật và Luật đều được gọi chung là Luật do Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam thông qua, được Chủ tịch nước ban hành, Bộ luật và Luật đều có giá trị pháp lý như nhau trong việc áp dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội được quy định trong Luật./.Luật sư Phạm Văn Phượng - Công ty Luật TNHH Vietthink. Cập nhật: 19/07/2021 Lượt xem:200254 #luat #boluat #vanbanphapluat #vietthink

Công Ty Luật VIETTHINK

  • THƯ VIỆN ẢNH
  • TẢI VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • SƠ ĐỒ WEBSITE
  • CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
  • LIÊN HỆ
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt NamVPGD tại TP.HCM: Tầng 6, Tòa nhà 47-49 Trương Định, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84-24) 6666 6886 / (+84) 86 500 5715
Email: contact@vietthink.com.vn     Website: vietthink.vn
Tư vấn Đầu tư - Kinh doanh: (84-24) 6666 6886 # 103
Tư vấn Tố tụng: (84-24) 6666 6886 # 107
Tư vấn Sở hữu trí tuệ: (84-24) 6666 6886 # 103
Copyright © 2016 VIETTHINK - Thiết kế website bởi BICWeb.vn hotline pc hotline mobile

Từ khóa » Kể Tên Các Bộ Luật ở Việt Nam