Tiêu Chí Xác định đơn Vị Hành Chính Xã Loại I, Loại II, Loại III Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
- Tiêu chí xác định đơn vị hành chính xã loại I, loại II, loại III như thế nào?
- Khung điểm phân loại đơn vị hành chính được quy định ra sao?
- Thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
- Hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính được pháp luật quy định ra sao?
Tiêu chí xác định đơn vị hành chính xã loại I, loại II, loại III như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính xã
1. Quy mô dân số:
a) Xã từ 3.500 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 3.500 người thì cứ thêm 100 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 35 điểm;
b) Xã miền núi, vùng cao áp dụng mức 75% quy định tại điểm a khoản này;
c) Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a khoản này.
2. Diện tích tự nhiên từ 10 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 10 km2 thì cứ thêm 0,5 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.
3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.
Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 30% trở xuống được tính 3 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;
b) Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới được tính 20 điểm.
Trường hợp xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nếu đạt được tiêu chí nào trong hệ thống các tiêu chí quy định chuẩn nông thôn mới thì mỗi tiêu chí được tính 1 điểm nhưng tổng số điểm các tiêu chí tối đa không quá 15 điểm;
c) Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Các yếu tố đặc thù:
a) Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
b) Xã đặc biệt khó khăn được tính 1 điểm;
c) Xã an toàn khu được tính 1 điểm;
d) Có di tích quốc gia đặc biệt hoặc có di sản được UNESCO công nhận được tính 1 điểm.
Theo đó, tiêu chí phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính xã thực hiện theo quy định trên.
Đơn vị hành chính
Khung điểm phân loại đơn vị hành chính được quy định ra sao?
Theo Điều 23 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định như sau:
Khung điểm phân loại đơn vị hành chính
1. Điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.
1a. Trường hợp tiêu chuẩn quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương này đạt ở mức được tính điểm tăng thêm thì điểm tăng thêm được tính theo tỷ lệ phần trăm của mức chênh lệch so với mức được tính điểm tăng thêm của tiêu chuẩn đó.
2. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên.
3. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm.
3a. Trường hợp đơn vị hành chính không phải là một cấp ngân sách thì không tính điểm đối với tiêu chuẩn cân đối thu, chi ngân sách và mức tổng số điểm để xét phân loại đơn vị hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được giảm tương ứng là 10 điểm.
4. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.
Theo đó, khung điểm phân loại đơn vị hành chính được quy định như trên.
Trước đây, căn cứ Điều 23 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Khung điểm phân loại đơn vị hành chính
1. Điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm.
2. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên.
3. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm.
4. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.
Thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, loại II và loại III.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II và loại III.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III."
Theo đó, thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính thuộc về: Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính được pháp luật quy định ra sao?
Theo Điều 25 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định như sau:
Hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính
1. Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã;
c) Báo cáo thuyết trình đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;
d) Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;
đ) Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;
e) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.
2. Số liệu về quy mô dân số trong hồ sơ phân loại đơn vị hành chính được xác định theo dân số thường trú của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm định và do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Số liệu về thu, chi ngân sách địa phương và tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng mức bình quân số liệu thống kê của 03 năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm định.
Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của phân loại đơn vị hành chính là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp , xác nhận hoặc công bố.
3. Kinh phí phân loại đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Theo đó, hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính được pháp luật quy định được quy định cụ thể nêu trên.
Trước đây, căn cứ Điều 25 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Hồ sơ và kinh phí phân loại đơn vị hành chính
1. Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân;
b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp huyện hoặc nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã đối với việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã;
c) Báo cáo thuyết trình đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính;
d) Bảng thống kê số liệu tiêu chuẩn làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn;
đ) Bản đồ xác định vị trí đơn vị hành chính được phân loại;
e) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về tiêu chuẩn của yếu tố đặc thù.
2. Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của phân loại đơn vị hành chính phải tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi cơ quan thẩm định hồ sơ và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp hoặc công bố.
Tiêu chuẩn thu, chi ngân sách địa phương và tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bình quân 3 năm gần nhất trước liền kề với năm gửi cơ quan thẩm định hồ sơ.
3. Kinh phí phân loại đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Từ khóa » Các Loại đơn Vị Hành Chính
-
Phân Cấp Hành Chính Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đơn Vị Hành Chính Là Gì? Phân Loại đơn Vị Hành Chính Tại Việt Nam?
-
Phân Loại đơn Vị Hành Chính Như Thế Nào? - Luật Hoàng Anh
-
03 đơn Vị được Phân Loại đơn Vị Hành Chính Cấp Xã Từ Loại II Lên Loại I
-
Lĩnh Vực Chính Quyền địa Phương, địa Giới Hành Chính - Bộ Nội Vụ
-
Thủ Tục Phân Loại đơn Vị Hành Chính Cấp Xã - Sở Nội Vụ
-
5 Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Hành Chính
-
Phân Loại đơn Vị Hành Chính Theo Luật Hiện Hành - LawNet
-
Phân Loại đơn Vị Hành Chính Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
2. Phân Loại đơn Vị Hành Chính Cấp Tỉnh, Cấp Huyện - Dulieuphaply
-
Đơn Vị Hành Chính Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nghị Quyết 1211/2016/UBTVQH13 Về Tiêu Chuẩn Của đơn Vị Hành ...
-
Chi Tiết Thủ Tục Hành Chính - Dịch Vụ Công Trực Tuyến