TIÊU CHUẨN 5S CỦA NGƯỜI NHẬT
Có thể bạn quan tâm
- Trang nhất
- Tin Tức
- Thanh tra và kiểm định chất lượng
- SEIRI (Sàng lọc): là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng;
- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng;
- SEISO (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị);
- SEIKETSU (Săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso;
- SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện
- Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất.
- Nguyên tắc của thực hành 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện. Thành công trong thực hành sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn thông qua:
- Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng nào, việc áp dụng thực hành 5S đòi hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập trung nguồn lực, kinh phí và thời gian;
- Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện. Từ đó mỗi phòng ban/phân xưởng có thể chủ động đưa ra kế hoạch thực hiện tại đơn vị của mình;
- Sự tham gia của tất cả mọi người - Bí quyết thành công của chương trình thực hành 5S là tạo một môi trường khuyến khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì mội trường làm việc sạch sẽ, thuận lợi và an toàn;
- Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh;
- Bạn hãy quan sát kỹ nơi làm việc của mình cùng với một vài đồng nghiệp;
- Hãy phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc của bạn;
- Hãy phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc của bạn;
- Hãy phát hiện - Sau đó thì vứt bỏ (hủy) những cái không cần thiết;
- Đừng giữ lại những thứ gì không cần thiết cho công việc của bạn.
- Nếu bạn và đồng nghiệp của bạn không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó có còn cần thiết cho công việc hay không thì hãy đánh dấu sẽ hủy kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng ra một nơi.
- Sau một thời gian, ví dụ 3 tháng - bạn hãy kiểm tra lại xem có ai cần đến cái đó không. Nếu sau 3 tháng không thấy ai cần đến, tức là cái đó không cần cho công việc nữa;
- Nếu bạn không thể tự mình quyết định thì hãy để ra một thời hạn để xử lý.
- Khi sàng lọc, bạn không được quên những gì để trong ngăn tủ;
- Việc hủy những cái không cần thiết có thể;
- Khi hủy những thứ thuộc tài sản của tổ chức/doanh nghiệp, bạn nên báo cáo cho người có thẩm quyền biết. Bạn cũng nên thông báo cho những nơi đã cung cấp những nguyên vật liệu, tài liệu thừa đó;
- Khi quan sát xung quanh để tìm ra những thứ không cần thiết ở nơi làm việc của bạn. Hãy tìm mọi nơi, mọi ngóch ngách giống như khi bạn tìm diệt một con Gián vậy. Và sẽ là một phần thưởng nếu trong quá trình đó bạn tìm lại một vài vật có ích mà lâu nay bạn không nhớ để ở đâu.
- Bạn phải tin là mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ ra khỏi nơi làm việc của bạn;
- Việc còn lại là bạn hãy suy nghĩ xem để cái gì ở đâu là thuận tiện theo quy trình làm việc đồng thời bảo đảm thẩm mỹ và an toàn.
- Bạn hãy trao đổi với các đồng nghiệp về cách sắp xếp bố trí trên quan điểm thuận tiện cho thao tác;
- Một nguyên tắc cần chú ý là cái gì thường xuyên hay phải sử dụng đến thì phải đặt gần người sử dụng để đỡ phải đi lại. Cái gì ít dùng hơn thì để xa hơn. Bạn hãy phác thảo cách bố trí và trao đổi với đồng nghiệp, sau đó thực hiện.
- Bạn phải làm sao cho các đồng nghiệp của mình đều biết được cái gì để ở chỗ nào để tự họ sử dụng mà không phải hỏi ai;
- Tốt nhất là bạn nên có một danh mục các vật dụng và nơi lưu giữ. Hãy ghi chú trên từng ngăn kéo, ngăn tủ, cặp tài liệu để mọi người biết cái gì được lưu giữ ở đó.
- Hãy áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần thiết khác.
- Mục đích của SEITON (SẮP XẼP) là làm cho nơi làm việc của bạn được an toàn, hiệu quả khi làm việc. Vì vậy, những vật như rèm, màn che để dấu những vật dụng ở phía sau là không cần thiết.
- Nếu bạn có được tiêu chuẩn quy định mức tối thiểu và tối đa lưu giữ vật liệu, tài liệu thì càng tốt.
- Có một mối quan hệ rất mật thiết giữa chất lượng sản phẩm và sự sạch sẽ ở nơi làm việc, nơi chế tạo sản phẩm. Như vậy, SEISO (Sạch sẽ) phải được thực hiện hàng ngày, đôi khi là trong suốt cả ngày. Sau đây là một vài gợi ý cho SEISO (Sạch sẽ) của bạn:
- Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh. Hãy quét dọn, vệ sinh nơi làm việc kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ đạc... một cách thường xuyên, làm cho những thứ trên đây không còn cơ hội để dơ bẩn;
- Giành 3 phút mỗi ngày để làm SEISO (Sạch sẽ);
- Bạn và các đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc;
- Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những nơi công cộng;
- Nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là bạn hãy tạo ra môi trường đó;
- Đừng bao giờ xả rác, khạc nhổ bừa bãi và hãy tạo một thói quen sạch sẽ.
- V ệ sinh dọn dẹp cũng là một hành động kiểm tra. Điều này rất quan trọng đối với các nhà máy, công xưởng. Nếu bạn thấy điều này đúng thì hãy bắt đầu từ ngày hôm nay;
- Ngoài 3 phút hàng ngày cho SEISO, bạn nên có thói quen làm SEISO trong tuần, trong tháng. Cái lợi do SEISO mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần so với thời gian bỏ ra.
- Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp ở nơi làm việc; cần có lịch làm vệ sinh.
- Phong trào thi đua giữa các Phòng, ban, phân xưởng cũng rất quan trọng và hiệu quả trong việc lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia 5S.
- Cần chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm về nơi làm việc hay máy móc; Kiểm tra và đánh giá thường xuyên do thành viên của tổ, nhóm, đội 5S của đơn vị thực hiện; Đừng chỉ có tìm chỗ xấu, kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay, cái tốt để khen thường động viên.
- Cần phải làm cho mọi người thực hiện 4S một cách tự giác như là một thói quen hay lẽ sống;
- Không có cách nào thúc ép thực hiện 5S hơn là thường xuyên thực hành nó cho tới khi mà mọi người đều yêu 5S;
- Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S. Muốn vậy bạn cần phải chú ý:
- Để nâng cao SHITSUKE (sẵn sàng) của nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp thì vai trò của người phụ trách cực kỳ quan trọng. Người phụ trách phải là tấm gương về 5S để mọi người noi theo.
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá
Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết TweetÝ kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thíchNhững tin mới hơn
- Lịch tiếp công dân năm học 2017-2018 (18/08/2017)
- Thông báo về việc công khai mẫu phôi văn bằng giáo dục đại học năm 2020 (26/06/2020)
Những tin cũ hơn
- KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VĂN BẢN ISO 9001:2008 VÀ ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ VIÊN (03/05/2017)
- Thông báo thực hiện Báo cáo các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học năm 2017 (19/04/2017)
- Kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo duc năm 2017 (01/03/2017)
- Quy định Công tác khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động (18/11/2016)
- Quy định Công tác khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp (01/11/2016)
- Quy định về công tác Dự giờ, Hội giảng 2016 (27/10/2016)
- Góp ý Quy định Công tác khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động (27/10/2016)
- Góp ý Quy định Công tác khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp (26/09/2016)
- Góp ý Dự thảo Quy định về Dự giờ, Hội giảng (sửa đổi) (12/09/2016)
- Quy định về Hồ sơ môn học, hồ sơ giảng dạy (12/09/2016)
global block facebook like boxQUẢN LÝ ĐÀO TẠO
- Đang truy cập38
- Máy chủ tìm kiếm1
- Khách viếng thăm37
- Hôm nay4,510
- Tháng hiện tại4,510
- Tổng lượt truy cập52,073,692
Từ khóa » Nguyên Tắc 5s Của Người Nhật
-
Quy Tắc 5S Của Người Nhật Bản - Áp Dụng Tại Trung Tâm Đào Tạo ...
-
Nguyên Tắc 5S: Bí Mật Thành Công Của Người Nhật Bản - CafeBiz
-
Bạn đã Biết 5s, Quy Tắc Làm Việc Nổi Tiếng Của Người Nhật
-
Quy Tắc 5S Của Người Nhật Bản - Tamico
-
Nguyên Tắc Vàng 5S Của Người Nhật. - STBJ
-
Làm Việc Theo Quy Tắc 5S Của Người Nhật - ICOGroup
-
Quy Tắc Làm Việc 5S Của Người Nhật
-
5S (phương Pháp) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Tắc 5S: Bí Mật Thành Công Của Người Nhật Bản
-
Quy Tắc 5S Của Người Nhật - Bí Quyết Vàng Tạo Nên Thành ... - VOH
-
Quy Tắc 5S Trong Công Ty Nhật Bản
-
Học Tập Người Nhật Với Quy Tắc 5S Trong Vận Hành Kho Hàng
-
3 [VĂN HÓA NHẬT BẢN] <3 NGUYÊN TẮC 5S TRONG CÁCH LÀM ...
-
Nội Dung Và Lợi Ích Tiêu Chuẩn 5s Của Nhật Bản