Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Bệnh Gout Theo ACR/EULAR 2015
Có thể bạn quan tâm
Bệnh Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến acid uric trong máu. Biểu hiện lâm sàng bởi triệu chứng đột ngột nóng đỏ sưng đau dữ dội ở 1 khớp, thường không đối xứng. Về bệnh học, bệnh Gout là bệnh viêm khớp mãn tính do tích tụ các tinh thể acid uric ở các mô, các khớp của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị, bệnh sẽ dẫn đến phá hủy các khớp, gây tàn phế cho người bệnh.
Để chẩn đoán bệnh, trước đây người ta cho rằng tăng acid uric máu là nguyên nhân gây bệnh cũng là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, y học hiện đại đã có những cái nhìn mới về chẩn đoán bệnh Gout. Nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đã ra đời.
1. Tiêu chuẩn Mexico – 2010
- Tiền sử hiện tại có hơn một lần viêm khớp.
- Viêm đau và sưng lên tối đa trong vòng một ngày.
- Viêm một khớp.
- Sưng đau khớp bàn ngón chân cái.
- Đỏ khớp.
- Viêm khớp cổ chân một bên.
- Hạt tôphi ( nghi ngờ hoặc đã xác định ).
- Tăng acid uric máu (hơn 2 s.d số trung bình của dân số bình thường).
Chẩn đoán xác định khi tìm thấy thể urat hay sự có mặt của 4 trong 8 tiêu chuẩn.
2. Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968): Độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 82,7%
Tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) được áp dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm.
a. Hoặc tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tôphi.
b. Hoặc tối thiểu có 2 trong các yếu tố sau đây:
– Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
– Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
– Có hạt tophi
– Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại. Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.
3. Theo tiêu chuẩn của ILAR và Omeract năm 2000: Độ nhạy 70%, đặc hiệu 78,8%
– Có tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp, và / hoặc:
– Hat tôphi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực, và / hoặc:
– Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X quang sau:
1. Viêm tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
2. Có hơn một cơn viêm khớp cấp.
3. Viêm khớp ở một khớp.
4. Đỏ vùng khớp.
5. Sưng, đau khớp bàn ngón chân I.
6. Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên.
7. Viêm khớp cổ chân một bên.
8. Tôphi nhìn thấy được.
9. Tăng acid uric máu (nam ≥ 420 mmol/l, nữ ≥ 360mmol/l)
10. Sưng đau khớp không đối xứng.
11. Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên X quang
12. Cấy vi khuẩn âm tính.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout theo ACR/EULAR 2015
Các bước chẩn đoán | Tiêu chuẩn | Điểm | |
Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào | ≥ 1 đợt sưng đau 1 khớp ngoại vi hay bao hoạt dịch (bao thanh dịch) | Có/Không | |
Bước 2: Tiêu chuẩn vàng | Phát hiện tinh thể urat trong 1 khớp có triệu chứng hay bao hoạt dịch (tức là, trong dịch khớp) hoặc hạt tophy | Có/Không | |
Bước 3: Nếu không phát hiện được tinh thể urat | |||
* Lâm sàng | |||
1. Đặc điểm của viêm một hay vài khớp | + Khớp cổ chân hay giữa bàn chân (ngoại trừ khớp bàn ngón chân cái) + Khớp bàn ngón chân cái | 1 2 | |
2. Tính chất đợt viêm cấp – Đỏ khớp – Không chịu được lực ép hoặc sờ vào khớp viêm – Khó khăn khi đi lại hay vận động khớp | + 1 tính chất + 2 tính chất + 3 tính chất | 1 2 3 | |
3. Đặc điểm thời gian (có ≥ 2 đợt đau cấp, không sử dụng thuốc kháng viêm): – Thời gian đau tối đa < 24h – Khỏi triệu chứng đau ≤ 14 ngày – Khỏi hoàn toàn giữa các đợt cấp | 1 đợt điển hình Nhiều đợt tái phát điển hình
| 1 2
| |
4. Hạt tophi | Không Có | 0 4 | |
* Cận lâm sàng | |||
1. Xét nghiệm acid uric máu
| + < 240 mmol/l + 240 – < 360 mmol/l + 360 – < 480 mmol/l + 480 – < 600 mmol/l + ≥ 600 mmol/l | -4 0 2 3 4 | |
2. Xét nghiệm dịch khớp | Không phát hiện tinh thể urat | – 2 | |
3. Chẩn đoán hình ảnh – Siêu âm: dấu hiệu đường đôi – DECT (dual energy computed tomography: chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép) scanner: bắt màu urat đặc biệt | Có 1 trong 2 bằng chứng | 4 | |
4. Xquang: Hình ảnh bào mòn xương ở bàn tay hoặc bàn chân | Hiện diện | 4 | |
Chẩn đoán (+) GÚT | TỔNG ĐIỂM | ≥ 8 |
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout theo ACR/EULAR 2015 có ưu điểm vượt trội so với các tiêu chuẩn trước đây về độ nhạy (92%), độ đặc hiệu (89%) và diện tích dưới đường cong 0,95.
5. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu các Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout
Các tiêu chuẩn chẩn đoán | AUC | Độ nhạy | Độ đặc hiệu |
ACR/EULAR 2015 | 0.95 | 0.92 | 0.89 |
ACR/EULAR 2015 (lâm sàng) | 0.89 | 0.85 | 0.78 |
ACR 1977 criteria (full) | 0.83 | 1.00 | 0.51 |
ACR 1977 (survey) | 0.83 | 0.84 | 0.62 |
Rome | 0.95 | 0.97 | 0.78 |
Rome (clinical) | NA | 0.77 | 0.78 |
Mexico | 0.84 | 1.00 | 0.44 |
Mexico ( lâm sàng) | NA | 0.95 | 0.44 |
Bennet – Wood 1968 (toàn bộ) | 0.83 | 1.00 | 0.78 |
Bennet – Wood 1968 (lâm sàng) | NA | 0.79 | 0.78 |
Copy vui lòng ghi nguồn: yhoctonghop.vn
4.2/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Bệnh Gút Cấp
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Gout Chính Xác được Sử Dụng Ngày Nay
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Gút (Gout) Của BENNET Và WOOD 1968
-
Bệnh Gút: Chẩn đoán Và điều Trị Nội Khoa
-
Chẩn đoán Bệnh Gout | Vinmec
-
BỆNH GOUT CẤP
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Một Số Bệnh Cơ Xương Khớp
-
Bệnh Gút - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Tiêu Chí đánh Giá Bệnh Gout | BvNTP
-
Gout _ Chẩn đoán Và điều Trị - SlideShare
-
Phác đồ Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Khớp Gout (Gouty Arthritis)
-
BỆNH GÚT (gout) - Health Việt Nam
-
Bệnh Gout (Gút): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH GOUT