Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất
Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất
Đặt lịch
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra những phân tích chính xác, xác định được rõ tình trạng của người bệnh. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để kiểm tra và đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, bác sĩ thiết lập chính xác phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp lâm sàng
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là một trong những kỹ thuật giúp đánh giá chính xác bệnh. Thông thường , để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chính xác, người bệnh sẽ được các bác sĩ, chuyên gia hướng dẫn kiểm tra các biểu hiện lâm sàng và những tổn thương thực thể.
Một số kiểm tra điển hình có thể kể đến như: Tình trạng đau nhức, cứng khớp, viêm khớp, đỏ khớp, sưng khớp, khả năng vận động,…
Nhưng với những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và đầy đủ khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với những bệnh xương khớp khác. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp để phát hiện sớm và chính xác bệnh. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp lâm sàng bao gồm:
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa kỳ (ACR) & Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 (EULAR)
Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất cho đến thời điểm hiện tại. Tiêu chuẩn này có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý, phân biệt được viêm khớp dạng thấp với những bệnh lý khác.
Những trường hợp được chỉ định sử dụng tiêu chuẩn này bao gồm:
- Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sớm, mới phát bệnh.
- Tổn thương khớp trong thời gian dưới 6 tuần.
- Trường hợp viêm khớp dạng thấp thể ít khớp.
- Viêm màng hoạt dịch khớp không do những bệnh khác.
- Có ít nhất 1 khớp viêm màng hoạt dịch trên lâm sàng.
Những tiêu chí chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng dạng thấp theo ACR và EULAR 2010:
Biểu hiện tại khớp
- Biểu hiện ở 1 khớp lớn: 0 điểm
- Biểu hiện ở 2 – 10 khớp lớn: 1 điểm
- Biểu hiện ở 1 – 3 khớp nhỏ (có thể có hoặc không có những biểu hiện bất thường tại những khớp lớn): 2 điểm
- Biểu hiện ở 4 – 10 khớp nhỏ (có thể có hoặc không có những biểu hiện bất thường ở những khớp lớn): 3 điểm
- Biểu hiện bất thường ở trên 10 khớp (có ít nhất 1 khớp nhỏ): 5 điểm
Xét nghiệm huyết thanh (ít nhất có 1 xét nghiệm được thực hiện)
- Xét nghiệm anti CCP âm tính và RF âm tính: 0 điểm
- Xét nghiệm CCP dương tính thấp và RF dương tính thấp: 2 điểm.
- Xét nghiệm CCP dương tính cao và RF dương tính cao: 3 điểm.
Những yếu tố phản ứng pha cấp (cần có ít nhất 1 xét nghiệm được thực hiện) gồm:
- Tốc độ lắng máu bình thường và CRP bình thường: 0 điểm
- Tốc độ lắng máu tăng hoặc CRP tăng: 1 điểm
Thời gian các triệu chứng bắt đầu xuất hiện
- Nếu thời gian biểu hiện các triệu chứng <6 tuần: 0 điểm.
- Thời gian biểu hiện các triệu chứng >6 tuần: 1 điểm.
Thực hiện chẩn đoán xác định
- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp khi số điểm ≥6/10.
- Dương tính thấp nếu các tiêu chuẩn ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường.
- Dương tính cao nếu các tiêu chuẩn > 3 lần so với giới hạn cao của bình thường.
Một số lưu ý
- Người bệnh cần được theo dõi và kiểm tra, đánh giá lại chẩn đoán. Trong nhiều trường hợp, các tiêu chí trên có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh lý khớp khác mà không phải là viêm khớp dạng thấp.
- Nên kiểm tra và chẩn đoán lại nếu có những biểu hiện thay đổi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp của ACR 1987
Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp đầu tiên được áp dụng và độ chính xác khá cao và cũng khá phổ biến. Tiêu chuẩn này được nhiều quốc gia áp dụng thành công.
Những trường hợp sau sẽ được chỉ định dùng tiêu chuẩn này:
- Viêm khớp tiến triển kéo dài hơn 6 tuần.
- Có các biểu hiện bất thường xảy ra ở nhiều khớp
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Người bệnh bị tràn dịch hoặc có hiện tượng sưng phần mềm tối thiểu 3 trong 14 nhóm khớp gồm: Khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân, khớp gối.
- Cứng khớp thường xảy ra vào mỗi buổi sáng và có thể kéo dài trên 1 giờ đồng hồ.
- Viêm khớp đối xứng.
- Viêm khớp ở các ngón tay: Bệnh nhân bị sưng tối thiểu 1 nhóm khớp trong các nhóm khớp sau: Khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay và khớp ngón gần.
- Có hiện tượng xuất hiện các hạt dưới da.
- Chụp X quang có thể thấy những triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp như: Hình hốc, hình bào mòn, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương, chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán xác định
- Khi người bệnh có ≥ 4 tiêu chuẩn thì được xác định mắc viêm khớp dạng thấp.
- Các triệu chứng viêm khớp có thời gian tiến triển trên 6 tuần và được các bác sĩ, chuyên gia xác định.
Độ nhạy và độ đặc hiệu
- Với những người viêm khớp dạng thấp đã tiến triển, tiêu chuẩn chẩn đoán này có độ nhạy từ 91-94%, độ đặc hiệu khoảng 89%.
- Với những trường hợp mới phát bệnh, tiêu chuẩn ACR 1987 có độ nhạy từ 40 – 90% và độ đặc hiệu từ 50 – 90%.
Một số lưu ý
- Ở Việt Nam, tình trạng có hạt dưới da vẫn còn tương đối hiếm gặp.
- Trong suốt quá trình chẩn đoán, người bệnh cần được khảo sát những triệu chứng khác ngoài khớp như: Teo cơ, tràn dịch ngoài màng tim, viêm mạch máu, viêm mống mắt, tràn dịch màng phổi,… Những biểu hiện này thường nhẹ nên dễ bị bỏ qua.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp cận lâm sàng
Ngoài những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên những biểu hiện lâm sàng, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật cần thiết giúp xác định các tổn thương ở bên trong các mô, xương, khớp,… Từ đó có thể phân biệt viêm khớp dạng thấp với những bệnh về xương khớp khác.
Một số phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cơ bản
Người bệnh sẽ thực hiện một số xét nghiệm cơ bản để có thể chẩn đoán bệnh cũng như tạo nền tảng cho việc chỉ định những xét nghiệm quan trọng khác. Một số xét nghiệm có thể được yêu cầu thực hiện như:
- Đo điện tâm đồ: Giúp kiểm tra nhịp đập của mạch, các vấn đề liên quan đến tim.
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra những yếu tố bên trong cơ thể như: Tốc độ lắng hồng cầu ESR, kháng thể kháng nhân, yếu tố dạng thấp, protein phản ứng C, CCP,…
- Xét nghiệm chức năng gan, phổi: Điều này giúp bác sĩ kiểm tra chức năng hoặc những tổn thương (nếu có) ở những cơ quan trong cơ thể và những biểu hiện ngoài khớp khác.
Tiến hành chụp X-quang
Chụp X-quang là kỹ thuật được chỉ định cho toàn bộ bệnh nhân có nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp hoặc những bệnh về xương khớp khác. Kỹ thuật này giúp xác định được những bất thường của xương, khớp như: Bào mòn, lệch khớp, khuyết đầu xương, hẹp khe khớp,…. Ngoài ra, chụp X-quang cũng giúp xác định được mức độ nghiêm trọng của những tổn thương. Dựa trên hình ảnh X-quang, bác sĩ sẽ xác định được những tổn thương của xương và chỉ định thêm những kỹ thuật cần thiết khác.
Xét nghiệm Anti CCP
Đây là xét nghiệm giúp tìm kiếm yếu tố viêm và xác định bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhưng đây là kỹ thuật không được khuyến cáo sử dụng nhiều như những xét nghiệm mang tính sàng lọc khác.
Với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, kết quả xét nghiệm anti CCP thường dương tính thấp hoặc dương tính cao.
Xét nghiệm RF
RF thường được sử dụng đồng thời với xét nghiệm anti CCP hoặc khi xét nghiệm anti CCP âm tính thì bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm RF. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường sẽ nhận được kết quả dương tính thấp hoặc dương tính cao khi thực hiện xét nghiệm RF.
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp. Bên cạnh đó, tùy vào giai đoạn hoạt động của bệnh mà bác sĩ có thể thay đổi số lượng, nhóm thuốc bệnh nhân đang sử dụng.
Tiêu chuẩn đánh giá theo Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu EULAR
Theo tiêu chuẩn EULAR, bệnh nhân sẽ có ít nhất 3 khớp sưng, đồng thời có ít nhất một trong ba tiêu chí sau:
- Cứng khớp xảy ra và buổi sáng, ít nhất 45 phút.
- Tốc độ lắng máu trong 1 giờ đầu là 28mm.
- Chỉ số Ritchie đạt từ 9 điểm trở lên.
Chỉ số Ritchie được đánh giá bằng cách sử dụng đầu ngón tay cái ấn lên khớp với một lực vừa phải. Thông thường sẽ có 26 vị trí khớp, kể cả những khớp đối xứng, bao gồm:
- Khớp khuỷu.
- Khớp cổ tay.
- Khớp vai.
- Khớp gối.
- Khớp ngón gần.
- Khớp bàn ngón.
Với mỗi vị trí của khớp, bệnh nhân sẽ tính điểm như sau:
- 0 điểm: Không đau.
- 1 điểm: Đau ít, các thao tác khiến người bệnh đau.
- 2 điểm: Đau vừa, có hiện tượng đau nhăn mặt.
- 3 điểm: Đau nhiều, bệnh nhân vô thức rút chỉ lại khi đang kiểm tra.
Kết quả như sau:
- 0 điểm: Hoàn toàn không đau.
- 7 – 8 điểm: Đau tối đa.
- ≥ 9 điểm: Đợt tiến triển của bệnh.
Đánh giá theo tiêu chuẩn DAS (Disease Activity Score)
Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp theo DAS 28 được tính theo công thức dưới đây:
DAS 28 = = [0,56√(số lượng khớp đau) + 0,28√(số lượng khớp sưng) + 0,70 ln (máu lắng 1 giờ)] 1,08 + 0,16
Kết quả như sau:
- DAS 28 < 2,9: Bệnh viêm khớp dạng thấp không hoạt động.
- 2,9 ≤ DAS 28 < 3,2: Bệnh hoạt động với mức độ nhẹ.
- 3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1: Bệnh hoạt động với mức độ trung bình.
- DAS 28 >5,1: Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động mạnh, nguy hiểm.
XEM THÊM:
- 13+ mẹo chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam hiệu nghiệm nhất
Đánh giá mức độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp theo những chỉ số khác
Một số chỉ số giúp đánh giá bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Chỉ số Simplified Disease Activity Index (viết tắt SDAI)
SDAI = Số lượng khớp sưng + số lượng khớp đau (tổng số 28 khớp) + VAS bệnh nhân + VAS bác sĩ đánh giá (0-10) + CRP (mg/dl)
Kết quả như sau:
- SDAI < 3,3: Bệnh không có dấu hiệu hoạt động
- 3,3 < SDAI < 11: Bệnh hoạt động ở mức độ nhẹ.
- 11 < SDAI < 26: Bệnh hoạt động ở mức độ trung bình.
- SDAI > 26: Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động ở mức độ nghiêm trọng.
Chỉ số Clinical Disease Activity Index (viết tắt CDAI)
CDAI = Số lượng khớp sưng + số lượng khớp đau + VAS bệnh nhân + VAS bác sĩ.
Kết quả:
- CDAI < 2,8: Bệnh viêm khớp dạng thấp không có dấu hiệu hoạt động.
- 2,8 < CDAI < 10: Bệnh hoạt động ở mức độ nhẹ.
- 10 < CDAI < 22: Bệnh hoạt động ở mức độ trung bình.
- CDAI > 22: Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động ở mức độ nghiêm trọng.
Bỏ túi cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, giúp xương chắc khỏe bạn có thể tham khảo.
- Uống đủ nước: Trong sụn có đến hơn 70% là nước. Vậy nên nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ khiến chức năng của sụn bị suy giảm, thoái hóa, nhanh giòn và dễ gãy, dẫn đến viêm khớp. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sụn luôn chắc khỏe.
- Hạn chế tiếp xúc với những nơi ẩm thấp, không khí lạnh: Sống trong môi trường ẩm thấp và thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh sẽ khiến bạn dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn so với những người khác.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, canxi,… Đây là những chất cần thiết cho hệ xương khớp, giúp xương khỏe mạnh, ngừa lão hóa.
- Chăm chỉ tập luyện: Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày tốt cho tim mạch, hệ miễn dịch cũng như hệ xương khớp. Bạn có thể tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, bơi lội, tập yoga,… để có thể ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Giữ cơ thể có một trọng lượng hợp lý: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây chèn ép lên xương và khiến xương chịu áp lực quá mức, gây ra viêm nhiễm. Ngược lại, khi bạn suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất dẫn đến sự thiếu chất ở xương, tình trạng khô khớp có thể xuất hiện và gây ra những ảnh hưởng cho cơ thể. Vậy nên việc giữ trọng lượng hợp lý cho cơ thể là việc quan trọng giúp ngừa viêm khớp dạng thấp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cũng như một số tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh và các phòng ngừa viêm khớp dạng thấp. Để kiểm soát bệnh, người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như áp dụng một số phương pháp điều trị cần thiết, phù hợp. Nếu có bất kỳ khó khăn nào, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ, chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- [Tổng hợp] 3 cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y hiệu quả nhất
- Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì, nên ăn gì để điều trị bệnh tốt hơn
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Acr 1987
-
Các Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp 1987, 2010 Acr, Eular
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp | Vinmec
-
[Cập Nhật] Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất 2022
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Chính Xác Nhất
-
Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp (phần 1)
-
Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Một Số Bệnh Cơ Xương Khớp
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Năm 2010 Và ACR–1987
-
Các Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Hiện Nay
-
Cập Nhật Về Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp
-
Nghiên Cứu áp Dụng Tiêu Chuẩn EULAR/ACR 2010 Trong Chẩn đoán ...
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất Hiện Nay - IWEP
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Chính Xác