Tiêu Chuẩn Chiếu Sáng Trong Nhà ở, Nhà Xưởng, đường Phố

Tiêu chuẩn chiếu sáng mới nhất hiện nay
Tiêu chuẩn chiếu sáng mới nhất hiện nay

Mục lục

  1. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà ở
    1. Các tiêu chí chiếu sáng trong nhà
    2. Yêu cầu chiếu sáng theo tiêu chuẩn của các khu vực trong nhà
    3. Công thức tính toán chiếu sáng trong nhà
  2. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
    1. Tổng quan về tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp
    2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
    3. Bộ tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng công nghiệp đầy đủ
    4. Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp
  3. Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố
    1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố
    2. Tiêu chuẩn trích dẫn
    3. Yêu cầu chất lượng ánh sáng
    4. Tiêu chuẩn chiếu sáng điểm đỗ giao thông công cộng ngoài trời
    5. Tính toán chiếu sáng đường nội bộ
    6. Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông
    7. Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố
    8. Tiêu chuẩn thiết kế quảng trường
    9. Công thức tính toán chiếu sáng đường phố
    10. Phương pháp thiết kế chiếu sáng đường phố
    11. Tiêu chuẩn nghiệm thu cột đèn chiếu sáng
    12. Tiêu chuẩn lắp đặt đèn chiếu sáng

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà ở

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà ở như thế nào? Cùng khám phá ngay các tiêu chí và yêu cầu ở mục dưới đây:

Các tiêu chí chiếu sáng trong nhà

Trong tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng cho nhà cửa, bạn cần phải tuân thủ đúng theo các tiêu chí quan trọng về tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà như:

Tiêu chuẩn độ rọi

Độ rọi chính là đơn vị thể hiện cho mật độ năng lượng ánh sáng chiếu trên diện tích nhất định. Với mỗi khu vực như vậy sẽ tương ứng với một mức tiêu chuẩn về độ rọi chiếu sáng khác nhau. Cụ thể như:

Không gian chiếu sáng Tiêu chuẩn về độ rọi (lux)
Phòng khách >= 300
Phòng ngủ >= 100
Phòng bếp, phòng ăn >= 500
Hành lang, cầu thang >= 100

Tiêu chuẩn chỉ số hoàn màu

Về tiêu chuẩn chỉ số hoàn màu, tất cả các không gian chiếu sáng trong nhà phải đảm bảo đạt mức Ra >= 80.

Màu sắc ánh sáng

Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà cũng cần lưu ý về tiêu chí màu sắc ánh sáng mà đèn tỏa ra. Cụ thể, khi bạn lựa chọn màu sắc ánh sáng của bóng đèn chiếu sáng cần đảm bảo phù hợp với không gian cần chiếu trong nhà. Các yếu tố quan trọng cần chú ý như: màu sắc sơn tường, không gian cần chiếu sáng và sở thích cá nhân của chủ căn nhà.

Mật độ công suất

Khi chọn đèn chiếu sáng trong nhà, bạn cũng cần chú ý về tiêu chí mật độ công suất để tránh thiếu sáng khi sử dụng công suất thấp hoặc dư thừa điện năng khi sử dụng công suất quá cao. Để dễ hình dung hơn, mời bạn tham khảo bảng mật độ công suất hợp lý cho từng không gian nhà ở dưới đây!

Số thứ tự Không gian Mật độ công suất hợp lý (W/m2)
1 Phòng khách <= 13
2 Phòng ngủ <= 8
3 Phòng bếp, phòng ăn <= 13
4 Ban công, hành lang, cầu thang <= 7

Yêu cầu chiếu sáng theo tiêu chuẩn của các khu vực trong nhà

Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà thế nào?
Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà thế nào?

Tiêu chuẩn ánh sáng cho không gian sản xuất trong nhà

Khi chọn lắp đặt đèn cho không gian sản xuất trong nhà, bạn cần tối ưu được mức ánh sáng để không gây chói và ảnh hưởng đến thị lực của người làm việc. Cụ thể, tiêu chuẩn ánh sáng phải đáp ứng các yêu cầu trong bảng sau:

Không gian cần chiếu sáng Độ rọi hợp lý (lux) Chỉ số hoàn màu (Ra)
Nhà kho >= 100 >= 60
Khu vực dùng để kiểm tra, phân loại sản phẩm >= 500 >= 80
Khu vực chung >= 300 >= 80
Khu vực sản xuất >= 200 >= 80

Tiêu chuẩn chiếu sáng văn phòng, nơi làm việc

Tiêu chuẩn chiếu sáng văn phòng, nơi làm việc cũng tương tự như tiêu chuẩn đèn chiếu sáng của không gian sản xuất trong nhà. Vì thế, bạn có thể dựa vào đó để tạo ra bảng thiết kế chiếu sáng cụ thể như sau:

Không gian cần chiếu sáng Độ rọi hợp lý (lux)
Văn phòng làm việc >400
Sảnh công ty, phòng đợi cho khách 200
Nhà bảo vệ 200
Hành lang hay cầu thang 100
Khu vực thang cuốn 150

Tiêu chuẩn chiếu sáng trong lớp học

Độ sáng phù hợp là điều vô cùng cần thiết trong môi trường lớp học. Bởi nếu không gian thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng chói quá sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của các bạn học sinh, sinh viên. Cần xây dựng một hệ thống chiếu sáng đạt chuẩn với mức tiêu chuẩn dành cho môi trường lớp học như sau:

Không gian Độ rọi hợp lý (lux) Hệ số chói lóa phù hợp
Phòng học >= 300 19
Phòng thí nghiệm, thực hành >= 500 19
Khu vực bảng >= 500 19
Phòng thể dục thể thao >= 300 22
Hành lang, sảnh, ban công, cầu thang >= 100
Nhà vệ sinh >= 200 25

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà hàng, khách sạn

Ánh sáng cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà người chủ cần quan tâm khi xây dựng không gian khách sạn sang trọng, tiện nghi. Cần tuân theo các tiêu chuẩn về chiếu sáng cho từng khu vực dưới đây nếu bạn muốn khách sạn của mình hoàn hảo nhất:

Không gian chiếu sáng Độ rọi hợp lý (lux)
Nhà hàng, phòng ăn, phòng chức năng >= 200
Phòng họp >= 500
Khu vực tiếp tân, khu vực để hành lý cần khuân vác >= 300
Nhà bếp >= 500
Khu vực hành lang >= 100
Nhà vệ sinh >= 200
Khu vực để xe >= 75

Công thức tính toán chiếu sáng trong nhà

Sau khi đã nắm được các yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn đèn chiếu sáng cũng như thiết kế tiêu chuẩn chiếu sáng. Ngay bây giờ, bạn hoàn toàn có thể tự mình tính toán độ chiếu sáng trong nhà phù hợp theo các công thức dưới đây:

Tính tổng ánh sáng cần dùng chiếu sáng trong nhà

Ánh sáng cần dùng để chiếu sáng trong nhà (lumen) = Độ rọi tiêu chuẩn (lux) * Diện tích căn phòng cần chiếu sáng

 Lưu ý: Độ rọi tiêu chuẩn đèn chiếu sáng trong nhà được quy định theo từng khu vực.

Tính tổng công suất cần dùng chiếu sáng trong nhà

Công suất cần dùng (W) = Tổng lượng ánh sáng / Quang thông của đèn sử dụng

>>> Xem thêm: Cách tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn chiếu sáng tại link: https://mdledlighting.com.vn/cach-tinh-dien-nang-tieu-thu-cua-bong-den-chieu-sang/

Tính số lượng đèn cần dùng cho chiếu sáng trong nhà

Số lượng đèn cần dùng cho chiếu sáng = Tổng công suất cần dùng / Công suất của 1 bóng đèn

>>> Hướng dẫn tính điện năng tiêu thụ của thiết bị điện tại đây.

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Không chỉ chú ý về tiêu chuẩn nhà ở, nếu bạn đang có ý định xây dựng một nhà xưởng công nghiệp thì cũng cần quan tâm đến tiêu chuẩn đèn chiếu sáng nhà xưởng để đảm bảo môi trường làm việc.

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Tổng quan về tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp

Khái niệm tiêu chuẩn đèn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp được hiểu là những quy định do cơ quan quản lý đặt ra để phục vụ cho việc thiết kế chiếu sáng nhà xưởng dễ dàng. Khi tuân thủ các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được lượng điện năng. Đồng thời, còn tạo môi trường làm việc hiệu quả cho công nhân viên, góp phần gia tăng năng suất.

Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp theo quy định

Theo quy định từ các cơ quan, tiêu chuẩn chiếu sáng của nhà xưởng công nghiệp bao gồm: tiêu chuẩn chiếu sáng Việt Nam, quy chuẩn quốc gia, thiết bị chiếu sáng an toàn tiết kiệm, thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao.

Các quy chuẩn chiếu sáng

  • Thông tư 22/2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
  • QCVN 09:2013/BXD: Quy chuẩn về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
  • QCVN 02-09:2009/BNNPTNT: Tiêu chuẩn quốc gia về chiếu sáng kho lạnh.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Mỗi một nhà xưởng sẽ có mức tiêu chuẩn đèn chiếu sáng khác nhau cần đáp ứng. Đồng thời cũng sẽ áp dụng riêng cho từng khu vực trong nhà xưởng. Thế nên bạn có nhu cầu lắp đặt xưởng sản xuất ngành nghề gì, hãy tìm hiểu kỹ luật, quy định về phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng cụ thể của ngành nghề đó để áp dụng cho đúng nhé!

Bộ tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng công nghiệp đầy đủ

Tiêu chuẩn môi trường ánh sáng

Môi trường ánh sáng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hệ thống chiếu sáng tốt, màu sắc phù hợp. Đồng thời, hệ thống chiếu sáng phải ổn định để không gặp các tình trạng hư hỏng xảy ra.

Tiêu chuẩn chiếu sáng

Ánh sáng chiếu sáng từng khu vực phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như: độ rọi, độ đồng đều, chỉ số CRI, mật độ công suất và giới hạn độ lóa.

Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhà xưởng

Tùy khu vực, vị trí trong nhà xưởng mà sẽ yêu cầu độ rọi ánh sáng riêng. Bạn nên chú ý: nhà kho, nơi sản xuất, nơi kiểm tra sẽ cần trang bị độ rọi cao hơn những khu vực khác.

Tiêu chuẩn về chỉ số trả màu CRI

Tùy khu vực, vị trí trong nhà xưởng sẽ quy định một chỉ số trả màu khác nhau như:

  • Nơi quan trọng trong nhà xưởng như nhà kho, xưởng sản xuất: 80Ra – 100Ra.
  • Những nơi khác: 20Ra – 40Ra (tùy loại đèn sử dụng).

Phân bố độ rọi, độ chói theo tiêu chuẩn

Bạn có thể dựa vào vị trí khu vực, công xưởng mà phân bố độ rọi và độ chói hợp lý nhất. Bởi yêu cầu của những tiêu chí này tùy thuộc nhiều vào từng nơi làm việc của cơ sở sản xuất.

Hạn chế tình trạng nhấp nháy đạt tiêu chuẩn

Để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp bạn nên sử dụng các loại đèn LED tốt cho hệ thống chiếu sáng của mình. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra bộ nguồn để đảm bảo các tiêu chuẩn chiếu sáng hợp lý.

Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp

Phương pháp tính toán bằng hệ số sử dụng Ksd

Công thức tính số lượng đèn LED cần dùng cho nhà xưởng trên 10m2:

Công thức tính: N = (E*A)/(F*UF*LLF)

Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần đúng với đèn ống

Công thức tính: N = P/1,25.p’

Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng theo từng điểm

Công thức tính: E=F/S hoặc E= I/R2

Phương pháp tính toán gần chính xác

Công thức tính: P tổng = p.S

 Phương pháp tính toán gần chính xác thứ 2

Công thức tính: Tương tự phương pháp tính toán gần chính xác

 Cách chọn đèn LED đạt tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

Chọn đèn LED cho nhà xưởng cần chú ý gì?
Chọn đèn LED cho nhà xưởng cần chú ý gì?

Chất lượng ánh sáng

Khi chọn đèn LED chiếu sáng, để đạt hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp bạn phải chú ý lựa chọn những đèn có chất lượng ánh sáng tốt. Để làm được điều này, bạn dựa vào một số yếu tố như: hiệu suất phát quang, độ rọi sáng, khả năng tiết kiệm điện và tốc độ suy giảm quang thông.

Tuổi thọ

Nên chọn các đèn LED được giới thiệu với tuổi thọ từ 50.000 giờ – 60.000 giờ chiếu sáng.

Chứng nhận chất lượng

Chọn đèn LED có các chứng nhận như:

  • Chứng nhận CE.
  • Chứng nhận của RoHS quy định về ánh sáng đạt tiêu chuẩn.
  • Chứng nhận ISO theo TCVN 7722-1:2009/IEC 60598-1:2008.

Mua đèn LED chiếu sáng công nghiệp ở địa chỉ uy tín

Là dòng sản phẩm phổ biến, thế nên hiện nay đèn LED được bán ở rất nhiều nơi trên toàn quốc. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ bán đèn LED chiếu sáng công nghiệp uy tín, chất lượng, nhất định không được bỏ qua Led MD chúng tôi.Tự hào là một trong những công ty chuyên đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp đèn LED, Led MD hứa hẹn sẽ luôn làm bạn ưng ý khi mua hàng. Với phương châm lấy sự hài lòng của khách hàng làm tiêu chuẩn, Led MD luôn cung cấp những sản phẩm đèn LED chất lượng, đa dạng mẫu mã để đáp ứng được hầu hết nhu cầu cho người tiêu dùng. Khi mua hàng tại đây, bạn sẽ thoải mái lựa chọn giữa vô vàn chủng loại đèn cao cấp. Đặc biệt, tuy chất lượng thuộc dạng cực “đỉnh” thế nhưng giá thành của những sản phẩm này lại rất phải chăng. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, Led MD hứa hẹn sẽ đem đến những dịch vụ không nơi nào có được.

Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

Tiêu chuẩn ánh sáng đường phố rất quan trọng
Tiêu chuẩn ánh sáng đường phố rất quan trọng

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố được áp dụng trong các trường hợp như: tính toán thiết kế xây dựng đường phố mới, cải tạo và kiểm định hệ thống chiếu sáng đường phố hay quảng trường đô thị.

Tiêu chuẩn trích dẫn

Bao gồm các tiêu chuẩn sau:

  • TCVN 4400:57 là tiêu chuẩn kỹ thuật chiếu sáng
  • TCXD 104:1983 là tiêu chuẩn quy phạm thiết kế kỹ thuật quảng trường đô thị, đường phố.
  • 11 TCN 19:1984: Quy phạm hệ thống đường dây dẫn điện.
  • TCVN 5828:1984: Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng đường phố.
  • TCVN 4086:1985: Quy phạm an toàn lưới điện trong ngành xây dựng.
  • TCVN 4756:1989: Tiêu chuẩn kỹ thuật về nối không và nối đất các thiết bị điện.

Yêu cầu chất lượng ánh sáng

Chất lượng ánh sáng của tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố phải đạt các yêu cầu cụ thể như:

  • Chiếu sáng phải có tính dẫn hướng.
  • Đèn phải có nhiệt độ màu 4000K, 5000K, 6500K.
  • Đèn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn IP66 và khả năng chống sét tốt.
  • Có hệ thống điều khiển.

Tiêu chuẩn chiếu sáng điểm đỗ giao thông công cộng ngoài trời

Phải đạt các tiêu chuẩn về mục như: độ rọi ngang trung bình và nhỏ nhất, hệ số đồng đều của độ rọi, đèn phải bố trí thích hợp với người đi đường.

Tính toán chiếu sáng đường nội bộ

Bảng chiếu sáng đường nội bộ tiêu chuẩn:

Đối tượng chiếu sáng Độ rọi (MAX)
Trường học

  • Cổng vào
  • Đường nội bộ
  • Sân chơi và tập thể dục

10

5

5

Trung tâm thương mại – hội chợ triển lãm

  • Cổng vào
  • Đường giữa trưng bày, bán hàng
  • Sân trưng bày, bán hàng ngoài trời
  • Sân đỗ xe

20

5

3

10

Trụ sở

  • Cổng vào
  • Đường nội bộ
  • Sân đỗ xe

20

5

10

Tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông

Tùy từng cấp đường mà sẽ có một tiêu chuẩn chiếu sáng cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng sau về tiêu chuẩn chiếu sáng đường giao thông chuẩn nhất theo quy định.

Cấp đường Đặc điểm Độ chói Ltb(cd/m2) Độ chói đều chung Độ chói đều theo chiều dọc
Cao tốc đô thị Tốc độ cao, mật độ cao, không có phương tiện thô sơ 2 0,4 0,7
Cấp đô thị Có dải phân cáchKhông có dải phân cách 1,52 0,40,4 0,70,7
Cấp khu vực Có dải phân cáchKhông có dải phân cách 11,5 0,40,4 0,50,5
Nội bộ Hai bên đường sángHai bên đường tối 0,750,5 0,40,4 _
Đường ngõ xóm _ 0,2 – 0,4 _ 5-8

Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố

Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho đường phố, cần tuân thủ đúng các quy định theo tiêu chuẩn chiếu sáng Việt Nam. Tùy từng cấp đường phố mà sẽ có một mức tiêu chuẩn khác nhau.

Tiêu chuẩn thiết kế quảng trường

Tùy từng khu vực và diện tích quảng trường mà có thể thiết kế chiếu sáng với mức ánh sáng phù hợp, miễn sao đáp ứng được đủ các nhu cầu vui chơi, sinh hoạt, tập thể dục cho người dân tại đây.

Công thức tính toán chiếu sáng đường phố

Độ rọi = (Công suất đèn * Quang thông * Số lượng sử dụng) / Diện tích chiếu sángSố lượng bóng đèn cần = (Diện tích chiếu sáng * Độ rọi tiêu chuẩn) / (Công suất đèn * Quang thông)

Phương pháp thiết kế chiếu sáng đường phố

Tính độ rọi chiếu sáng

Độ rọi chiếu sáng = (Công suất đèn * Quang thông * Số lượng sử dụng) / Diện tích chiếu sáng

Tính toán số lượng bóng đèn cần dùng

Số lượng bóng đèn cần dùng = (Diện tích chiếu sáng * Độ rọi tiêu chuẩn) / (Công suất đèn * Quang thông)

Phần mềm tính toán chiếu sáng đường phố

Có 4 phần mềm tính toán là: Calculux, DIALux, Luxicon, Visual Lighting.

Tiêu chuẩn nghiệm thu cột đèn chiếu sáng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho một số đối tượng đèn điện như: chiếu sáng đường phố, đường hầm, đèn chiếu sáng không quá 1000V.

Tiêu chuẩn lắp đặt đèn chiếu sáng

Khi lắp đặt đèn chiếu sáng, cần tuân thủ các tiêu chuẩn về điện và khoảng cách, độ cao.Hy vọng với những chia sẻ về tiêu chuẩn chiếu sáng nhà ở, nhà xưởng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn trong công cuộc sản xuất cũng như đời sống thường ngày nhé! Đừng quên ghé thăm Led MD để “tậu” ngay một chiếc đèn LED để hoàn thiện hệ thống chiếu sáng nhé!

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Chiếu Sáng Trong Nhà