Tiêu Chuẩn Chống Thấm Mới 2022 - Chống Thấm Thành Tín

Tiêu chuẩn chống thấm nhà cửa trong lĩnh vực xây dựng là một trong những yêu cầu cần có để giúp cho các kĩ sư, nhà thầu thi công dễ dàng hình dung hơn, thực hiện đúng các yêu cầu về kĩ thuật chọn vật liệu, phương pháp thi công sao cho hiệu quả. Dưới đây là chi tiết từng tiêu chuẩn hãy cùng chống thấm Thành Tín Đà Nẵng tìm hiểu nhé

Contents

  • 1 Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm
    • 1.1 Phân loại nguồn gốc vật liệu chống thấm
    • 1.2 Phân loại trạng thái vật liệu chống thấm
    • 1.3 Sơn nhũ tương Bitum
  • 2 Tiêu chuẩn thi công chống thấm
    • 2.1 Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt
    • 2.2 Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối
    • 2.3 TCVN chống thấm chèn, lấp đầy
  • 3 Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm
  • 4 Các tiêu chuẩn khác được áp dụng cho sơn, vật liệu chống thấm
  • 5 Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm sàn bê tông

Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm

Các kĩ sư, nhà thầu xây dựng nên tìm hiểu kĩ về các tiêu chuẩn chống thấm nhằm thực hiện quá trình xây dựng đúng kĩ thuật hơn, dưới đây là một số yêu cầu cần quan tâm

  • TCVN 9065:2012 – Vật liệu chống thấm. Sơn nhũ tương bitum TCVN 9974:2013 – Vật liệu chèn khe và vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa.
  • TCVN 9345:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hưỡng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
  • TCVN 5718:1993 – Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.

Dựa vào các tiêu chuẩn trên, chúng ra cũng có thể phân loại vật liệu, các thức thi công và nguyên lí chống thấm sao cho đúng yêu cầu kĩ thuật.

Phân loại nguồn gốc vật liệu chống thấm

Vật liệu có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm vật liệu gốc bitum, xi măng, IBST của công ty xây dựng Việt Nam là loại vật liệu đầu tiên có gốc vô cơ được Việt Nam sản xuất ra. Ứng dụng chủ yếu cho vữa không co ngót, vữa tự san, tự chảy, chống thấm và chống bào mòn

Vật liệu nguồn gốc hữu cơ: Điển hình là loại vật liệu intoc của Việt Nam, sản phẩm này có nguồn gốc vô cơ nên thân thiện với môi trường, không độc hại cho người thi công

Vật liệu chống thấm hỗn hợp: Bao gồm nhiều thành phần được trọn vào nhau gồm vô cơ và hữu cơ, loại này được sử dụng phổ biến bởi chất liệu tốt hơn rất nhiều

vat-lieu-chong-tham
Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm

Phân loại trạng thái vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm rất đa dạng gồm dạng lỏng, rắn, keo, băng, tấm trải…cụ thể như sau:

Dạng lỏng

  • Dung môi nước
  • Dung môi hữu cơ
  • Không có dung môi

Dạng keo kết dính:

  • Là dạng hỗn hợp chống thấm có dạng đặc sệt như vữa hoặc keo epoxy
  • Một thành phần
  • Nhiều thành phần (thường là 2 thành phần khô và lỏng trộn vào nhau)

Dạng rắn

  • Dạng hạt
  • Dạng thanh: Phổ biến là thanh trở nở (Water stop) được cấu tạo từ cao su có khả năng nở khi gặp nước, được dùng để thi công ngăn mạch ngừng và cổ ống

Dạng băng:

  • Được làm từ nhựa PVC có cấu tạo đặc biệt và giúp ngăn cản sự thấm thấu do nứt vỡ tại mạch ngừng
  • Là dạng băng cản nước thi công mạch ngừng của tầng hầm

Dạng tấm trải

  • Vật liệu này được làm từ chất liệu Bitum gia cố thêm sợi thủy tinh hoặc lớp khoáng
  • Tấm trải có tiêu chuẩn 1m, chất lượng phụ thuộc vào tỉ lệ thành phần bitum chứa trong vật liệu

Sơn nhũ tương Bitum

  • Độ phủ: <= 140g/m2
  • Độ mịn:<= 35mm
  • Độ nhớt quy ước, đo ở 27°C ± 2°C: từ 20 – 40 giây.
  • Hàm lượng các chất không bay hơn: >= 50%.
  • Thời gian khô bề mặt: <= 12h.
  • Độ bám dính của màng trên nền bê tông: <= 2 điểm
  • Khả năng chịu nhiệt: >= 70 độ C.
  • Thời gian khô hoàn toàn: <= 48h.
  • Độ bền uốn: <= 1mm.
  • Độ xuyên nước: >= 24h.
  • Độ bền lâu: >= 30 chu kỳ.

Tiêu chuẩn thi công chống thấm

Chống thấm là công việc giúp ngăn chặn tối đa tình trạng thấm nước xuyên qua bề mặt bê tông trong những điều kiện nhất định, thế nêu tiêu chuẩn thi công chống thấm phải đạt các yêu cầu sau

Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt

Thực hiện chuyển hướng dòng nước, hơi ẩm. Các tấm trải Bitum, sơn chống thấm là sản phẩm được ứng dụng cho nguyên lí này, về bản chất ở đây là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn lây lan của nước. Nếu màng bitum hoặc tấm trải bị thủng sẻ khiến cho công trình bị thấm nước bình thường

Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối

Ngăn ngừa thấm nước toàn bộ phần phần bên trong, phối trộn vật liệu chống thấm để cả khối có thể kháng nước hoàn toàn. Phương pháp này được ứng dụng trong quá trình trọn vữa xi măng, gia đoạn đang thực hiện công tác xây tô tại khu vực sàn nhà vệ sinh, sàn mái, tầng hầm.

Ở phương pháp này thì hiệu quả ngăn nước cực kì cao tuy nhiên giá thành cũng không mắc nên quý khách hàng nên cân nhắc trước khi thực hiện chống thấm cho căn nhà bạn

TCVN chống thấm chèn, lấp đầy

Vật liệu chống thấm sau khi được phun, quét kín trên bề mặt thì sẻ thẩm thấu sâu vào bên trong, chèn và điền đầy các mạch mao dẫn, kẽ hở giữa các hạt cốt liệu, giúp cho vật liệu trở nên kháng nước, kháng ẩm

Phương pháp này giúp cho bề mặt kháng nước tuyệt đối, độ dày yêu cầu đạt tối thiểu 5mm và cũng tùy thuộc vào thành phần, chất liệu

Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm

Yêu cầu băng cản nước khe co giãn

  • Tuyệt đối không để nước thấm qua băng cản nước sau khi thi công
  • Chiều rộng băng cản nước tối thiểu 200mm
  • Đường kính hoặc chiều rộng gân giữa lớn hơn 10mm
  • Độ dãn dài của gân giữa băng to lớn hơn 200%

khe co gian

Tiêu chuẩn gioăng cách nước cho mối nối nguội

  • Đối với vật liệu tấm: Chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 150mm,
  • Vật liệu trương nở: Cạnh nhỏ nhất hoặc đường kính tối thiểu 10mm trở lên, không bị nở sớm hơn 24h kể từ lúc tiếp xúc mang nước

Tiêu chuẩn test nước chống thấm

  • Nhét kĩ các đầu ống thoát nước trên sàn mái
  • Tiến hành bơm nước với độ cao 5cm
  • Ngâm trong 3 ngày và theo dõi tiếp trong 5 ngày mới tiến hành lán xi măng

Các tiêu chuẩn khác được áp dụng cho sơn, vật liệu chống thấm

  • TCVN 2090: 2007, Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu
  • TCVN 2093: 1993, Sơn – Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo màng
  • TCVN 2096: 1993, Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
  • TCVN 2097: 1993, Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng
  • TCVN 2099: 2013, Sơn và vecni – Phép thử uốn (trục hình trụ)
  • TCVN 2100-2: 2007, Sơn và vecni – Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập) – Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ
  • TCVN 8267-3: 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định độ cứng Shore A
  • TCVN 8267-4: 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa
  • TCVN 8267-6: 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Xác định cường độ bám dính
  • TCVN 8653-4: 2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn
  • TCVN 8653-5: 2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn
  • TCVN 9067-2: 2012, Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền chọc thủng động
  • TCVN 9067-3: 2012, Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính – Xác định độ bền nhiệt

Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm sàn bê tông

1. Cấu tạo phần bê tông

  • Sàn mái bể tông đổ tại chổ, vừa chịu lực và chống thấm
  • Sàn gác Panen bê tông cố thép có lớp bê tông chống thấm ở phía trên

2. Thi công chống thấm mái

Thực hiện đầm bê tông (ưu tiên sử dụng máy), nếu đầm bằng tay thì dùng bàn xoa gỗ đánh mạnh bề mặt bê tông cho nổi nước lên rồi xoa phẳng (Chú ý ko sử dụng bàn xoa thép)

3. Đặt khe co dãn nhiệt độ ẩm

Khoảng cách khe co dãn nhiệt ẩm được quy định theo hai chiều thẳng góc như sau:

  • Đối với mái không có lớp chống nóng: Không vượt quá 6 – 9m, tiêu chuẩn này áp dụng cho cả tưởng chắn mái bằng bê tông cốt thép
  • Đối với mái có chống nóng: Không quá 18m

Vị trí khe co dã được đặt trên đỉnh tường hoặc trên dầm đỡ mạng sàn mái, nếu khoảng cách giữa các tường hoặc dâm ngắn hơn khoảng cách khe co dãn nhiệt thì tại vị trí dâm và tường cần đặt thêm thép chống nứt

Các gờ khe co dãn nhiệt ẩm cần có chiều cao trên bề mặt sàn không ít hơn 5cm, các khe này cần được đổ bê tông liên tục với sàn mái, đầm kĩ đảm bảo bảo không để nước thấm qua khe dãn

4. Các vật liệu có thể sử dụng

Có thể dùng sơn chống thấm, vữa Polime để tạo lớp phủ trên bề mặt sàn mái, quá trình thi công và bảo vệ lớp phủ này cần được thực hiện tỉ mĩ. Tuyệt đối không sử dụng giấy dầu, giấy cao su và vật liệu hữu cơ để thi công

tieu chuan chong tham san mai

  • a) Khe nằm ngang
  • b) Khe theo dốc mái
  • c) Khe nốc nhà
  • d) Khe dáp tường
  • e) Khe ở vòm
  • f) Sơ đồ tổng thể

tieu chuan chong tham san mai

5. Đặt ống thoát nước mưa cho mái nhà

  • Ống thoát nước đặt theo phương thẳng đứng để dẫn nước mưa từ sênô, không cần đặt với mật độ dưới mặt ống tiết diện 100cm2 diện tích mái.
  • Miệng thu nước xuống ống thoát đặt tại cuối chiều dốc nước của seno và được đặt cùng lúc khi đổ bê tông
  • Lưới chắn rác đặt trên miệng thu của ống thoát nước

6. Chống thấm mái cũ cần phải sửa chữa

  • Quá trình sửa chữa cần thực hiện các tiêu chuẩn sau đây:
  • Làm sạch bề mặt bê tông, các lớp bong rộp, bụi bẩn, rêu mốc phía trên
  • Cọ rửa sạch bằng nước và hàn gắn lại các vết nứt hoặc các chổ bê tông rỗ

Khi sử dụng lớp láng vữa xi măng cát hoặc vữa Polime để chống thấm thì nhất thiết phải chống nóng mái, trên lớp sơn chống thấm có thể có hoặc không chống nóng nhưng phải đặt đủ khe co dãn nhiệt ẩm

Cuối cùng là kiểm tra định kì, tránh rác đọng trong ống thoát nước mưa

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Quét Nước Xi Măng