Tiêu Chuẩn Chức Danh Nghề Nghiệp Trong Cơ Sở Giáo Dục Công Lập

Trả lời:

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực thi hành từ ngày 19/4/2022) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.

Cụ thể, Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (CSGDĐHCL). Tới đây, thay vì yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên theo từng hạng: giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II) và giảng viên cao cấp (hạng 1), Bộ GD&ĐT quy định chung là chỉ cần có “chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học”.

Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, trường hợp viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các CSGDĐHCL theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các CSGDĐHCL quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.

Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 29/4/2022 đã cơ bản tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (Ảnh minh họa, nguồn: trangtuyensinh24h.com)

Còn viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các CSGDĐHCL theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học, đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Đại học quy định tại Thông tư này.

Trước đây, liên quan đến tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng, Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01/10/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường Cao đẳng sư phạm công lập (TCĐSPCL) quy định:

Giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng sư phạm (hạng III). Tương tự, giảng viên Cao đẳng sư phạm chính (hạng II), giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng sư phạm cao cấp hạng II và hạng I.

Nay Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định, 3 trường hợp nêu trên chỉ cần có “chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng sư phạm”.

Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, trường hợp viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các TCĐSPCL theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các TCĐSPCL quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.

Còn trường hợp viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các TCĐSPCL hoặc trong các cơ sở giáo dục Đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng sư phạm, đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên Cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này.

Như vậy, các nội dung mới này phù hợp với quy định tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức./.

Từ khóa » Chứng Chỉ Bồi Dưỡng Chức Danh Nghề Nghiệp Hạng 2