Tiêu Chuẩn, điều Kiện Của Xe Tập Lái Và Người Ngồi Trên Xe Tập Lái
Có thể bạn quan tâm
Tiêu chuẩn, điều kiện của xe tập lái và người ngồi trên xe tập lái được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
- Cơ sở pháp lý
- Tiêu chuẩn và điều kiện của xe tập lái và người ngồi trên xe tập lái
Cơ sở pháp lý
- Luật giao thông đường bộ năm 2008;
- Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015;
Tiêu chuẩn và điều kiện của xe tập lái và người ngồi trên xe tập lái
+ Theo quy định tại khoản 1 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
+ Theo quy định tại khoản 12 điều 5 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT, xe tập lái khi đưa vào hoạt động cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
- Xe phải thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E; đối với xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo.
- Xe ô tô tải để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên.
- Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực.
- Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng.
- Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học.
- Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải có tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc.
- Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” – trước và sau xe.
- Xe mô tô ba bánh, máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg phải có 02 biển “TẬP LÁI”.
- Có giấy phép xe tập lái do Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện.
* Theo quy định tại điều 8 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT, người học lái xe phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ tuổi , sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn, cụ thể:
- Hạng B1 (số tự động) lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Hạng C, D, E lên FC: thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
+ Theo quy định tại khoản 9 và khoản 11, điều 5 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT giáo viên dạy thực hành cần đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
- Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.
- Có đủ sức khỏe theo quy định.
- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, trừ trường hợp đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học sư phạm; cao đẳng, đại học sư phạm kỹ thuật.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp (trừ giáo viên đã được cấp giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe).
- Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thời gian hành nghề lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên.
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Tiêu chuẩn, điều kiện của xe tập lái và người ngồi trên xe tập lái. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
- Trách nhiệm và mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông
- Ý nghĩa các loại bằng lái xe hạng A, B, C, D, E, F ở Việt Nam
- Độ tuổi và thủ tục thi lấy bằng lái xe máy 2019
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xe Tập Lái Hạng C
-
Quy định Về Xe Tập Lái, Người Ngồi Trên Xe Tập Lái - Luật Dương Gia
-
[PDF] PHỤ LỤC 1 I. Điều Kiện Về Xe Tập Lái 1. Xe Tập Lái Dùng để đào Tạo Lái ...
-
Quy định Tiêu Chuẩn đối Với Xe Tập Lái Dùng Trong đào Tạo Lái Xe
-
Quy định Mới Nhất đối Với Xe Tập Lái Và Người Ngồi Trên Xe
-
Quy định đối Với Xe Tập Lái, Người Ngồi Trên Xe Tập Lái Dùng Trong
-
Nghị định Số 65/2016/NĐ-CP, Ngày 1/7/2016 Của Chính Phủ Quy ...
-
Văn Bản Hợp Nhất 12/VBHN-BGTVT 2021 Thông Tư đào Tạo Cấp Giấy ...
-
Xe Tập Lái Không được Quá Cũ - Hànộimới
-
Quy định Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Chuyên Môn Của Cơ Sở đào Tạo Lái Xe ...
-
Thông Tư 38/2019/TT-BGTVT Sửa đổi Thông Tư 12/2017 Về Cấp Giấy ...
-
Quy định Mới Về điều Kiện Kinh Doanh đào Tạo Lái Xe ô Tô
-
Xe Tải Tập Lái Bằng C -Xe Tải Waw 3.5 Tấn - Ô TÔ PHÚ MẪN
-
CHÍNH SÁCH & QUY ĐỊNH CHUNG
-
Điều 37. Xử Phạt Các Hành Vi Vi Phạm Quy định Về đào Tạo, Sát Hạch ...