|
Các giáo sư và giảng viên ĐHQG Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu, giảng dạy. Ảnh: Bùi Tuấn |
Riêng vấn đề cần có các công trình đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, theo tôi quan trọng nhất là chất lượng và giá trị ứng dụng vào thực tế. Bởi đã có nhiều công trình được đăng tải trên tạp chí quốc tế, nhưng không ứng dụng được vào thực tế Việt Nam. Ngược lại, cũng có rất nhiều công trình có giá trị ứng dụng cao ở Việt Nam, nhưng không được đăng trên các tạp chí quốc tế. Nếu bắt buộc có các công trình công bố quốc tế thì phải xem xét đến một số lĩnh vực rất khó có thể đăng tải, ví dụ chính trị, xây dựng Đảng vì đặc thù Việt Nam khác với các quốc gia. Nếu áp dụng quy định cứng công bố quốc tế sẽ thiệt thòi cho họ, và thực tế hàng năm Việt Nam có trên 1.000 ứng viên đăng ký xét GS, PGS, đòi hỏi tất cả phải có công bố quốc tế, liệu các tạp chí uy tín đó có đủ diện tích đáp ứng? Từ thực tế này, theo tôi, quy định công trình công bố quốc tế, nếu có chỉ nên áp dụng cho ứng viên GS.
Vậy với những lĩnh vực khó có bài đăng trên các tạp chí quốc tế, lấy tiêu chí gì để bù đắp?- Có thể quy định tiêu chuẩn các công trình công bố phải có tỉ lệ phần trăm được ứng dụng vào thực tiễn và có thể tăng điểm tối thiểu ứng viên phải đạt được. Tôi muốn nhấn mạnh, cần xem xét có quy định tỉ lệ phần trăm các công trình công bố được ứng dụng vào thực tiễn thì mới có giá trị.
Ứng viên GS, PGS phải có 3 tiêu chuẩn cứngBộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo công nhận GS, PGS, trong đó tăng các tiêu chuẩn để nâng chất lượng GS, PGS. Theo ông, những quy định, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất?- Theo tôi, tiêu chuẩn GS, PGS thể hiện ở 2 lĩnh vực: Giảng dạy và nghiên cứu. Thứ nhất, trong giảng dạy, ứng viên phải đạt định mức quy định của Nhà nước và phải dạy đúng lĩnh vực đăng ký. Thực tế, có người giảng dạy một đằng nhưng làm GS, PGS ở lĩnh vực khác. Một yêu cầu nữa trong giảng dạy, đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức sâu, kỹ năng và kinh nghiệm về vấn đề mình đứng lớp.Thứ hai, các công trình NCKH của ứng viên phải đảm bảo đủ điểm tối thiểu, được đơn vị ứng dụng vào thực tế và được xã hội thừa nhận. Nếu công trình được công bố quốc tế, sau đó cất trong ngăn kéo thì cần xem xét. Thứ ba, ứng viên phải có uy tín về chuyên môn nghề nghiệp, được đồng nghiệp tôn vinh, tín nhiệm. Ứng viên GS phải là một trong những người đầu đàn trong lĩnh vực đó; ứng viên PGS thì có uy tín chuyên môn cao về lĩnh vực đăng ký. Một điều không thể thiếu, ứng viên GS, PGS phải là người có đạo đức, tâm huyết với nghề. 3 nhóm tiêu chuẩn này sẽ được định hoá ra các tiêu chí và càng được quy định chi tiết càng thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá ứng viên.
Nhiều người đề xuất bỏ hội đồng chức danh GS liên ngành vì bất cập như thành viên PGS lại xem xét, xét duyệt cho ứng viên GS?- Hội đồng chức danh GS liên ngành có nhiệm vụ giúp HĐCDGSNN rà soát, thẩm định lĩnh vực chuyên môn, uy tín về ngành nghề của các ứng viên. Nếu bỏ HĐCDGS liên ngành là giảm một khâu trong xem xét tiêu chuẩn, đồng nghĩa với chất lượng giảm. Bởi HĐCDGSNN không đủ người, thời gian và điều kiện để kiểm tra hết tất cả ứng viên ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Do vậy, nên điều chỉnh hoạt động của HĐCDGS liên ngành để hoạt động có chất lượng. Cụ thể, cơ cấu hội đồng phải chủ yếu là các GS, trẻ, khỏe để đọc các công trình; bố trí các thành viên có chuyên môn gần nhau về lĩnh vực để xem xét, đánh giá ứng viên.
Có nên công nhận GS, PGS theo định kỳ, sau một thời gian rà soát lại nếu không đạt sẽ hủy chức danh?- GS, PGS là chức danh được Nhà nước công nhận người đủ tiêu chuẩn tại thời điểm đó. Còn có phát huy được chức danh này trong công tác hay không, phải xem xét từng trường hợp. Chẳng hạn, có người được công nhận GS, PGS thì đến tuổi nghỉ hưu. Nếu áp dụng bổ nhiệm lại chức danh GS, PGS thì cần phải đưa ra những quy định rất cụ thể, để một thời gian sau các trường, viện sẽ căn cứ vào đó để rà soát. Mặt khác có những người được công nhận GS, PGS nhưng sau một thời gian tuổi cao sức yếu nên công trình nghiên cứu sẽ giảm. Thực tế họ vẫn là những người có uy tín về lĩnh vực đó. Do vậy theo tôi trước mắt không nên quy định thời gian rà soát lại chức danh GS, PGS, nhưng cần quy định nhiệm vụ của các GS, PGS để những người được công nhận phấn đấu.
Xin cảm ơn ông!